Cơ sở pháp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp truyền thông của trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia nhằm nâng cao nhận thức của học sinh tiểu học tại hà nội về các hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm (Trang 38 - 40)

CHƢƠNG II SỐ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Tiếp cận nghiên cứu

2.1.3 Cơ sở pháp lý

Thủ tƣớng Chính phủ đã có Quyết định số 172/2007/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2007 phê duyệt Chiến lƣợc quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020;

Ngày 08 tháng 9 năm 2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 4068/QĐ-BGDĐT ngày 08 tháng 9 năm 2011 về việc Ban hành Kế hoạch hành động thực hiện chiến lƣợc quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai của Ngành Giáo dục giai đoạn 2011-2020. Tiếp đó các trƣờng đều có Kế hoạch lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ thiên tai trong trƣờng học giai đoạn 2015-2020.

Tại Phiên họp lần thứ VIII Ủy ban quốc gia về BĐKH ngày 22 tháng 6 năm 2017, Thủ tƣớng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có đánh giá chung “BĐKH là vấn đề tồn cầu, có tác động mạnh mẽ đến phát triển, an ninh trên toàn thế giới”. Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác động mạnh mẽ của BĐKH. Trong thời gian qua, thiên tai và các hiện tƣợng cực đoan do tác động của BĐKH không ngừng gia tăng cả về tần suất và phạm vi ảnh hƣởng, gây thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuát nông nghiệp và việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Tại Phiên họp, Phó Thủ tƣớng Trịnh Đình Dũng cũng đã xác định những nhiệm vụ trong thời gian tới là “Tiếp tục nâng cao nhận thức về BĐKH cho các cấp, các ngành và ngƣời dân về BĐKH; thay đổi cách nghĩ, cách làm để tận dụng thời cơ, giảm thiểu nguy cơ và các tác động tiêu cực của BĐKH; chú trọng tuyên truyền, giáo dục, lựa chọn áp dụng kinh nghiệm truyền thống của nhân dân, các cấp địa phƣơng”.

Luật Phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13 đã đƣợc Quốc hội ban hành vào ngày 19 tháng 6 năm 2013 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 5 năm 2015. Trong Luật đã ghi rõ tại Điều 5, Chính sách của Nhà nƣớc trong phịng, chống thiên tai là “Đào tạo, giáo dục, huấn luyện, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng và ngƣời dân trong việc tuân thủ pháp luật và tham gia vào công tác phịng, chống thiên tai”.

Luật Khí tƣợng Thủy văn đã đƣợc Quốc hội khóa XIII chính thức thơng qua vào ngày 23 tháng 11 năm 2015. Luật đƣợc ban hành tạo ra bƣớc thay đổi quan trọng cho cơng tác quản lý nhà nƣớc về khí tƣợng thủy văn; bảo đảm điều kiện cho hoạt động khí tƣợng thủy văn phát triển, cung cấp và sử dụng thơng tin khí tƣợng thủy văn trong các lĩnh vực kinh tế-xã hội có hiệu quả, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động khí tƣợng thủy văn trong cơng tác phịng, chống, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ an tồn tính mạng, tài sản, góp phần phát triển bền vững kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia. Tại Điều 6, Chƣơng I đã quy định rõ “Phổ biến, giáo dục pháp luật, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về hoạt động khí tƣợng thủy văn”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp truyền thông của trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia nhằm nâng cao nhận thức của học sinh tiểu học tại hà nội về các hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)