Các văn bản pháp luật trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật lao động việt nam về thuyền viên làm việc trên các tàu vân tải biển nước ngoài, thực trạng và giải pháp (Trang 40 - 41)

bao gồm các văn bản do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh quan hệ

lao động có yếu tố nước ngồi nói chung, các văn bản pháp luật chuyên ngành điều chỉnh quan hệ lao động thuyền viên làm việc trên tàu biển nước ngoài, bao gồm:

- Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2002): Chủ yếu điều chỉnh quan hệ lao động nói chung và người Việt Nam đi làm việc ở nước ngồi nói riêng theo hướng xác định các nguyên tắc cơ bản nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân (điều 56).

- Các văn bản pháp luật lao động chung, bao gồm: Bộ luật Lao động 1994 (sửa đổi bổ sung năm 2002, 2006, 2007): Về cơ bản, các nội dung của

Bộ luật này được vận dụng để ký kết hợp đồng lao động với chủ tàu nước ngoài, về chế độ làm việc của thuyền viên Việt Nam trên tàu biển nước ngoài, nhất là 6 điều của mục V(a): Lao động Việt Nam lao động ở nước ngồi. Tuy nhiên, trong Bộ luật chưa có những quy phạm xung đột để chọn luật điều chỉnh những tình huống lao động cụ thể có yếu tố nước ngồi; Nghị định 81/2003/NĐ- CP ngày 17/7/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động về người Việt Nam làm việc ở nước ngoài; Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006: điều chỉnh quan hệ

hợp đồng cung ứng lao động giữa doanh nghiệp Việt Nam với bên nước ngoài về việc cung ứng lao động Việt Nam đi làm việc theo hợp đồng ở nước ngoài; điều chỉnh quan hệ giữa doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp với người lao động Việt Nam về quyền và nghĩa vụ khi họ đi làm việc có thời hạn ở nước ngồi theo hợp đồng; Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

- Các văn bản pháp luật hàng hải chuyên ngành về lao động thuyền viên, bao gồm: Bộ luật Hàng hải 2005 (trên cơ sở Bộ luật Hàng hải năm 1991

đã được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế và các điều ước quốc tế liên quan). Bộ luật đã dành riêng chương III để quy định về thuyền bộ, về chế độ lao động của thuyền viên. Tuy nhiên, Bộ luật cũng mới chỉ quy định những vấn đề cơ bản nhất liên quan đến thuyền bộ tàu biển trong quá trình vận hành an toàn và khai thác hiệu quả. Đặc biệt đã quy định về việc chọn luật khi có xung đột pháp luật (quy định tại Điều 3, 4); Quyết định số 47/2005 ngày 23/9/2005

của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải quy định điều kiện thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu biển nước ngoài và thuyền viên nước ngoài trên tàu biển Việt Nam: quy định chủ yếu về điều kiện tuyển dụng và làm việc của thuyền viên

Việt Nam trên tàu biển nước ngoài; quy định về hợp đồng thuê và cho thuê thuyền viên Việt Nam; Quyết định số 31/2008/QĐ-BGTVT ngày 26/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam.

Bên cạnh các văn bản pháp luật chủ yếu trên, cịn có một số văn bản pháp luật quan trọng khác do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để điều chỉnh một số khía cạnh về quản lý, tạo điều kiện cho lao động thuyền viên Việt Nam trên các tàu biển nước ngoài như: Luật Quốc tịch năm 2008 (điều 6), Luật Cơng đồn năm 2003, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2008 (điều 4), Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 (điều 4 khoản 8)…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật lao động việt nam về thuyền viên làm việc trên các tàu vân tải biển nước ngoài, thực trạng và giải pháp (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)