Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả cơng, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động (Điều 26 Bộ luật Lao động năm 2007) [14].
Hợp đồng lao động nói chung thể hiện sự ràng buộc pháp lý giữa người lao động với người sử dụng lao động; đối tượng của hợp đồng lao động được tạo ra bởi chính hành vi của các bên trước pháp luật với tư cách cá nhân, kể cả khi người lao động ủy nhiệm việc giao kết hợp đồng cho người đại diện. Sự thỏa thuận giữa người lao động với người sử dụng lao động thường bị khống chế bởi những giới hạn pháp lý nhất định [5, tr. 57].
Nội dung của hợp đồng lao động là toàn bộ những vấn đề được phản ánh trong hợp đồng. Nó bắt nguồn từ những thỏa thuận hợp pháp của các chủ thể. Theo tính chất, bao gồm các điều khoản bắt buộc (là các điều khoản được pháp luật quy định cần được phản ánh trong hợp đồng hoặc những điều khoản không được thỏa thuận tự do như an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội..) và những điều khoản thỏa thuận (là những điều khoản do các bên tự do xác lập không trái với pháp luật [23, tr. 129].
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, nội dung của hợp đồng lao động hàng hải phải bao gồm: công việc phải làm theo chức danh, tiền công (lương, thưởng, làm thêm giờ, tiền ăn và các khoản tiền khác được hưởng), địa điểm làm việc (tên tàu biển), thời hạn làm việc trên tàu biển; những điều kiện theo quy định của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, chế độ và mức bảo hiểm của thuyền viên. Các điều khoản bổ sung cũng được các bên thỏa thuận nếu cần thiết (Điều 57 Bộ luật Lao động) [16]; (Điều 7, khoản 3 Nghị định 81/2003/NĐ-CP) [6].
Trong thực tế hiện nay, các hợp đồng lao động của thuyền viên Việt Nam làm việc trên các tàu biển nước ngoài được soạn thảo dựa trên hợp đồng mẫu của BIMCO, hay của Liên đồn cơng nhân vận tải thế giới (ITF) và do bên nước ngoài đề xuất các điều khoản, bên Việt Nam căn cứ vào các điều khoản đó, đối chiếu với các quy định của pháp luật về lao động hàng hải của Việt Nam, từ đó thảo luận và thống nhất. Hợp đồng lao động của thuyền viên (seaman’s employment contract), về cơ bản là hợp đồng phái sinh của hợp đồng cung ứng thuyền viên đã được ký kết giữa chủ tàu nước ngồi với cơng ty cung ứng thuyền viên của Việt Nam, nhưng chủ yếu đề cập nhiều đến chế độ tiền lương được hưởng, chức danh trên tàu biển. Và như vậy, trong lĩnh vực lao động hàng hải, mặc dù về chế độ lao động, thuyền viên phải tuân theo các điều kiện của hợp đồng theo luật của quốc gia mà tàu mang cờ, nhưng các chủ tàu nước ngoài cũng thường vận dụng các tập quán hàng hải để làm cơ sở cho việc thương thảo các hợp đồng mà không dùng luật của quốc gia mình làm cơ sở của hợp đồng thuê thuyền viên nước ngoài.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, hợp đồng lao động hàng hải khi có xung đột pháp luật thì áp dụng pháp luật của quốc gia mà tàu mang cờ (Điều 3 khoản 1). Tại Điều 4 khoản 2 quy định về việc các bên tham gia trong hợp đồng liên quan đến hoạt động hàng hải mà trong đó có ít nhất một bên là tổ chức hoặc cá nhân nước ngồi thì có quyền thỏa thuận áp dụng luật nước ngoài hoặc tập quán hàng hải quốc tế trong các quan hệ hợp đồng và chọn Trọng tài, Tòa án ở một trong hai nước hoặc nước thứ ba để giải quyết tranh chấp. Điều này cũng phù hợp với nguyên tắc chung của tư pháp quốc tế, nhưng thực trạng của các quy phạm pháp luật về lao động hàng hải của Việt Nam hiện nay chưa có biện pháp nâng cao chất lượng của các quy phạm pháp luật thực chất thống nhất hay quy phạm xung đột mà chủ yếu quy định gián tiếp thông qua xác định các điều kiện mà thuyền viên Việt Nam làm việc trên các tàu biển nước ngồi như về độ tuổi, sức khỏe, trình độ chun mơn, điều kiện làm việc, chế độ và mức bảo hiểm. Trên cơ sở đó, các tổ chức thực hiện
việc cung ứng lao động thuyền viên tiến hành thương thảo với chủ tàu nước ngoài để ‘ngầm" thỏa thuận về chế độ lao động đó cũng đã tuân theo các điều kiện tối thiểu của pháp luật Việt Nam thông qua hợp đồng cung ứng lao động thuyền viên khi làm việc trên các tàu biển nước ngoài.
Xu hướng chung đã đòi hỏi Việt Nam cần thiết phải xây dựng hợp đồng tiêu chuẩn về hợp đồng lao động thuyền viên như quy định cụ thể, rõ ràng về trình độ chun mơn, chức danh đảm nhiệm trên tàu biển, chế độ đào tạo, tuổi lao động và sức khỏe, lương và các khoản thu nhập hợp pháp khác, các điều kiện làm việc tối thiểu để đảm bảo an toàn sinh mạng con người trên biển, cơ chế giải quyết các tranh chấp..). Yêu cầu các chủ tàu và các công ty khi cung cấp thuyền viên cho nước ngoài cần thảo luận hợp đồng theo đúng mẫu, trong đó đảm bảo tiền lương và thu phí dịch vụ mơi giới đúng quy định… Đây cũng là cách thức mà Philippin đã quy định áp dụng cho các cơ sở xuất khẩu lao động là thuyền viên của Philippin, đồng thời hạn chế được tối đa những bất lợi đối với thuyền viên làm việc trên các tàu biển treo "cờ thuận tiện" - những tàu biển được đăng ký ở những quốc gia có chính sách quản lý tàu biển và thuyền viên tương đối lỏng lẻo như Panama, Mơng Cổ, Liberia, Nigeria…
Một vấn đề nữa đó là, trong trường hợp tàu biển mang quốc tịch nước ngoài nhưng chủ tàu là tổ chức cá nhân của Việt Nam (được phép đăng ký quốc tịch nước ngoài). Trong trường hợp này, tàu biển do tổ chức, cá nhân Việt Nam thuê tàu trần hoặc thuê mua tàu (mặc dù tàu biển đó mang quốc tịch nước ngồi nhưng do người khai thác là Việt Nam và thuê thuyền viên để làm việc trên tàu biển đó) cũng cần được quy định cụ thể hơn như hình thức hợp đồng, chế độ lao động, điều kiện làm việc, giải quyết tranh chấp và luật áp dụng theo pháp luật của Việt Nam.