- Các điều ước quốc tế đa phương: bao gồm những điều ước quốc tế
do các Tổ chức liên chính phủ ban hành liên quan đến lao động thuyền viên (các điều ước quốc tế của UN, ILO, IMO).
Các điều ước quốc tế đa phương mà Việt Nam là thành viên:
Công ước Luật biển của Liên hợp quốc năm 1982: Ban hành điều
chỉnh liên quan đến quyền và nghĩa vụ của quốc gia mà tàu mang cờ (trách nhiệm của thuyền viên) về an tồn hàng hải và bảo vệ mơi trường biển; quy định về quốc tịch của tàu biển và quy chế pháp lý của tàu biển khi hoạt động trên các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của quốc gia ven biển hoặc trên các vùng biển quốc tế; quy định về quyền và nghĩa vụ của các quốc gia có biển và khơng có biển trong lĩnh vực hàng hải.
Các điều ước quốc tế của Tổ chức Hàng hải quốc tế: Về nguyên tắc,
các công ước của IMO không trực tiếp điều chỉnh quyền và nghĩa vụ lao động của thuyền viên mà quy định quyền và nghĩa vụ của các chủ tàu và quốc gia mà tàu mang cờ trong việc đảm bảo an toàn hàng hải và bảo vệ môi trường hàng hải thông qua việc đào tạo huấn luyện thuyền viên; đảm bảo môi trường làm việc của thuyền viên an toàn và phù hợp; đảm bảo chế độ làm việc hợp lý thông qua việc quản lý và khai thác tàu. Những vấn đề đó liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của thuyền viên trong quá trình lao động trên các tàu biển. Các công ước này ràng buộc thi hành theo cách mà nếu tàu của nước không tham gia Cơng ước khơng tn thủ theo sẽ khó khăn khi ghé vào cảng
của quốc gia thành viên công ước do các nước này cam kết không dành ưu tiên cho bất kỳ tàu nào của bất kỳ quốc gia nào, do đó, khi chưa tham gia công ước, quốc gia thành viên của IMO cũng cần nội luật hóa tinh thần của các công ước để tránh bị tẩy chay hay bị lưu giữ tại nước ngồi. Các cơng ước quốc tế đó bao gồm:
- Cơng ước quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện, cấp chứng chỉ và trực ca đối với thuyền viên, 1978 được sửa đổi năm 1995 (International Convention on Standards of Training, Certification and Watchkeeping for Seafarers 1978 - STCW 78/95): Công ước yêu cầu các quốc gia thành viên quy định cụ thể và
phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia về đào tạo, huấn luyện và cấp chứng chỉ trực ca cho thuyền trưởng, sĩ quan boong, máy và thuyền viên khi đáp ứng được các yêu cầu về thâm niên đi biển, tuổi đời, sức khỏe, huấn luyện, khả năng chuyên môn và kỳ thi nhằm đảm bảo thuyền viên có khả năng chun mơn thích ứng với nhiệm vụ của họ và đảm bảo an toàn sinh mạng, tài sản trên biển, bảo vệ môi trường biển.
- Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển, 1974 được sửa đổi năm 1978 (International Convention for the Safety of Life at Sea 1974 - SOLAS 74/78): Mục đích chủ yếu của cơng ước là nhằm đưa ra các tiêu chuẩn
tối thiểu về kết cấu, trang thiết bị và khai thác tàu để bảo vệ an toàn sinh mạng cho tất cả mọi người trên tàu biển; quy định về việc cấp giấy chứng nhận trong thời hạn nhất định về các tiêu chuẩn an toàn kết cấu, an toàn trang thiết bị, an tồn vơ tuyến điện; hệ thống cứu sinh, cứu hỏa. Bổ sung cho cơng ước này cịn có một số Bộ luật mang tính chuyên sâu như Bộ luật về vận chuyển hàng nguy hiểm (IMDG Code), Bộ luật về an ninh tàu và cảng biển (ISPS Code).
- Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu, 1973, được sửa đổi năm 1978 (International Convention for the Prevention of Pollution from Ships, 1973 as amended in 1978 - MARPOL 73/78). Mục đích của cơng ước
những hành động nhằm ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển do dầu từ tàu, về kiểm sốt ơ nhiễm do các chất lỏng độc chở xơ và bao gói, ơ nhiễm do nước thải, ô nhiễm do rác thải, ô nhiễm do khơng khí tàu gây ra. Theo đó, khi tàu ở cảng của một quốc gia thành viên đều phải chịu sự kiểm tra của chính quyền cảng liên quan đến yêu cầu vận hành, khai thác các trang thiết bị của thuyền trưởng hoặc thuyền viên theo quy trình đảm bảo ngăn ngừa ơ nhiễm biển do dầu [27].
Các điều ước quốc tế của tổ chức Lao động thế giới: Việt Nam đã trở
thành thành viên của tổ chức ILO từ năm 1980, đã phê chuẩn 18/185 công ước và hiện tại đang hợp tác tích cực trong các dự án phát triển nguồn nhân lực cho Việt Nam, mặc dù các điều ước quốc tế về lao động mà Việt Nam tham gia mới chỉ là các điều ước mang tính nguyên tắc và đảm bảo các yếu tố về quyền cơ bản của con người, ví dụ như đã tham gia 18/185 cơng ước của ILO, trong đó có 4/8 cơng ước cơ bản (cơng ước số 100 và 111 về quyền bình đẳng nam nữ trong công việc và trả lương lao động, công ước 182 và 138 về lao động trẻ em, Công ước số 144 về "tham khảo ba bên"). Gần đây, Việt Nam liên tục tham gia và ký kết các điều ước quốc tế quan trọng về lao động và thuyền viên.
Các điều ước quốc tế đa phương mà Việt Nam chưa là thành viên:
Thuyền viên là một trong những nghề nghiệp đặc thù, có tính chun nghiệp cao, môi trường làm việc vất vả, nhiều rủi ro, trong môi trường đa quốc tịch nên đã được ILO đặc biệt quan tâm. Trên thế giới hiện nay có khoảng 1,2 triệu thuyền viên làm việc trên các tàu biển và tham gia vận chuyển 90% hàng hóa thương mại toàn cầu. Trước nhu cầu vận chuyển ngày càng tăng của thế giới, việc nâng cao chất lượng và bảo đảm quyền và nghĩa vụ của thuyền viên làm việc trên tàu biển là yêu cầu cấp thiết được cộng đồng hàng hải quốc tế hết sức quan tâm. Tổ chức lao động quốc tế đã ban hành gần 70 công ước và khuyến nghị để điều chỉnh hoặc tư vấn về các quan hệ lao động thuyền viên, trong đó bao gồm các cơng ước chính như:
- Cơng ước số 108 về giấy căn cước của thuyền viên 1958. Theo quy
định của công ước, thuyền viên khi làm việc trên các tàu biển nhằm chứng minh quốc tịch và có giá trị thơng hành phổ biến, được hưởng các quy chế riêng về thuyền viên khi tàu đỗ tại cảng biển, hoặc để lên bờ và chuyển sang tàu khác, hoặc để quá cảnh, hoặc để hồi hương.
- Công ước số 147 về vận chuyển hàng hóa trên biển (các tiêu chuẩn tối thiểu), 1976 (sửa đổi 1996). Công ước yêu cầu các quốc gia thành viên
phải ban hành một đạo luật, thực hiện quyền kiểm soát hay xét xử đối với các tàu biển đã đăng ký trên lãnh thổ của mình. Đó là những tiêu chuẩn tối thiểu về an toàn để đảm bảo an tồn tính mạng con người trên biển; đảm bảo một chế độ an tồn xã hội thích hợp; đảm bảo những điều kiện làm việc và cuộc sống trên tàu; cam kết đưa ra các giải pháp đảm bảo sự kiểm soát và xét xử về điều kiện của việc làm trên tàu và những sắp xếp khác liên quan tới cuộc sống trên tàu giữa chủ tàu với những tổ chức của thuyền viên (theo công ước về tự do cơng đồn và sự bảo hộ quyền cơng đồn, 1948 và của công ước về quyền tổ chức và thương lượng tập thể, 1949); thực hiện việc kiểm tra khiếu nại liên quan tới cam kết, trên lãnh thổ nước mình, của thuyền viên có quốc tịch nước mình trên những con tàu đã đăng ký quốc tịch nước ngoài (kể cả thuyền viên nước ngoài trên tàu biển nước ngồi) để chuyển tới cơ quan có thẩm quyền mà tàu đó mang quốc tịch và Văn phòng Lao động quốc tế; quốc gia thành viên của cơng ước, nếu có bằng chứng một tàu đang neo đậu tại các cảng của mình khơng tn theo các tiêu chuẩn quy định của cơng ước này thì có thể gửi báo cáo tới chính phủ mà tàu mang cờ, đồng thời thực hiện các biện pháp cần thiết để thiết lập lại tồn bộ tình hình trên tàu để khắc phục tình trạng nguy hiểm cho sự an tồn và sức khỏe, sau khi đã thông báo cho chủ tàu, đại diện lãnh sự hay ngoại giao của quốc gia mà tàu mang cờ.
- Công ước số 163 về phúc lợi của thuyền viên, 1987. Theo quy định
của công ước, thuyền viên làm việc trên tàu biển phải được hưởng các phương tiện và dịch vụ phúc lợi, có tính chất văn hóa, các trị giải trí, thơng
tin trên tàu biển và trong cảng biển không phân biệt quốc tịch tàu biển, quốc tịch thuyền viên, tín ngưỡng, sắc tộc, quan điểm chính trị hay nguồn gốc xã hội
- Cơng ước 164 về bảo vệ sức khỏe và chăm sóc y tế (thuyền viên), 1987.
Theo quy định của công ước, những người chịu trách nhiệm trên tàu biển (không phải là bác sĩ) phải được đào tạo về chăm sóc y tế do cơ quan có thẩm quyền chấp nhận và tất cả thuyền viên phải có một chứng chỉ đã qua đào tạo về xử lý tai nạn hay cấp cứu y tế khác xảy ra ở trên tàu
- Công ước số 165 về an sinh xã hội cho thuyền viên, 1987. Công ước
quy định các quốc gia thành viên phải đảm bảo tối thiểu ít nhất ba trong số các lĩnh vực gồm: chăm sóc y tế; trợ cấp ốm đau; trợ cấp thất nghiệp; trợ cấp tuổi già; trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; trợ cấp gia đình; trợ cấp thai sản; trợ cấp thương tật; trợ cấp tiền tuất mà những chế độ này không được kém thuận lợi hơn so với những lao động trên đất liền được hưởng.
- Công ước số 166 về việc hồi hương thuyền viên, 1987, nhằm đảm
bảo rằng, thuyền viên được hưởng quyền hồi hương trong các trường hợp như hết hạn hợp đồng thuê thuyền viên, ốm đau hay tai nạn ảnh hưởng tới sức khỏe, tàu bị đắm, chủ tàu khơng có khả năng hồn thành nghĩa vụ với thuyền viên do bị phá sản, tàu đi vào vùng chiến tranh nơi mà thuyền viên không chấp nhận quay trở lại, do ngừng việc vì mọi lý do; các chi phí do chủ tàu (hoặc quốc gia mà tàu mang quốc tịch) chịu trách nhiệm cho việc hồi hương như chi phí chuyến đi, chi phí ăn và ở, chi phí khác liên quan. Trường hợp thuyền viên phạm tội có thể khơng được hưởng một số các khoản chi phí cho hồi hương.
- Các công ước quốc tế liên quan đến thuyền viên như: Công ước số 22
về hợp đồng cam kết của các thủy thủ, 1928; Công ước số 55 về những nghĩa vụ của thuyền viên không chuyên trong trường hợp ốm đau hay tai nạn của thuyền viên, 1936; Công ước số 73 về kiểm tra sức khỏe thuyền viên, 1946; Công ước số 87 về tự do cơng đồn và bảo hộ quyền cơng đồn, 1948; Công
ước số 92 về nơi ở của các thủy thủ đồn, 1949; Cơng ước số 98 về quyền tổ chức và thương lượng tập thể, 1949; Công ước số 138 về tuổi tối thiểu, 1973 (Sửa đổi công ước số 58 năm 1936 và công ước số 7 năm 1920 về tuổi tối thiểu trong lao động hàng hải); Công ước số 134 về phòng ngừa tai nạn thuyền viên, 1974; Khuyến nghị số 164 về an toàn lao động, sức khỏe lao động và môi trường làm việc, 1981 [30].
Năm 2006, Tổ chức Lao động quốc tế đã thông qua Công ước Lao động Hàng hải trên cơ sở tổng hợp của hơn 65 điều ước quốc tế về lao động hàng hải đã được ILO thông qua từ năm 1919 đến nay nhằm điều chỉnh thống nhất các tiêu chuẩn, khuyến nghị phù hợp với hoạt động của ngành hàng hải thế giới hiện đại như quy định về tiêu chuẩn bảo đảm quyền và nghĩa vụ của thuyền viên (giờ làm việc và chế độ nghỉ ngơi, chỗ ở, phương tiện giải trí, ăn uống, bảo vệ sức khỏe, chăm sóc y tế, phúc lợi và bảo đảm an ninh xã hội), an tồn và sức khỏe nghề nghiệp. Cơng ước này dự kiến có hiệu lực vào năm 2011.
- Các điều ước quốc tế song phương giữa Việt Nam với các quốc gia khác.
Trên cơ sở các nguyên tắc của luật pháp quốc tế nói chung và các quan hệ riêng biệt, Việt Nam và các quốc gia liên quan cùng nhau ký kết các hiệp định song phương về lĩnh vực dân sự, thương mại, hàng hải, tương trợ tư pháp liên quan đến thuyền viên. Các hiệp định này đã xác định nguyên tắc chọn luật áp dụng trong các trường hợp xung đột pháp luật về lao động có yếu tố nước ngoài, đồng thời thống nhất việc hỗ trợ và tạo điều kiện cho lao động của nhau những hỗ trợ nhất định về mặt tư pháp, ngoại giao khi cần có sự trợ giúp.
Các hiệp định song phương về lao động: Quy định về quan hệ lao
động phát sinh giữa các chủ thể có quốc tịch của hai bên, về nguyên tắc chung, các chủ thể tham gia quan hệ lao động nói chung có thể được bảo hộ về mặt pháp lý về các quyền nhân thân và tài sản như công dân của bên ký kết kia; quy định về luật áp dụng đối với quan hệ lao động có yếu tố nước ngồi đó. Hiện nay Việt Nam ký với các quốc gia khác hơn 10 hiệp định song
phương về hợp tác lao động chung (trong đó có lao động là thuyền viên) như với Malaysia (năm 2002), Hàn Quốc (năm 2004)), Quata (năm 2008), Nga (năm 2009), Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất - UAE (năm 2009),…
Các hiệp định song phương về thương mại, hàng hải: Về cơ bản, các
hiệp định đều quy định nguyên tắc xác định luật áp dụng đối với quan hệ lao động thuyền viên có yếu tố nước ngoài; quy định về các biện pháp hỗ trợ cụ thể đối với thuyền viên có quốc tịch của bên ký kết kia như quyền được trợ giúp pháp lý, quyền được tạo điều kiện hồi hương. Với 20 hiệp định song phương như với Philippin (năm 992), Trung Quốc (năm 1992), Liên bang Nga (năm 1993), Cộng hòa Liên bang Đức (năm 1993), Mỹ (năm 2007), Nhật Bản (năm 2008)… đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng trong việc tạo điều kiện cho lao động thuyền viên của bên kia khi làm việc trên tàu biển của quốc gia này hoặc của quốc gia thứ ba.
Bên cạnh đó, các hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam ký với các quốc gia khác (gần 20 hiệp định) cũng là nguồn quan trọng để áp dụng đối với quan hệ lao động có yếu tố nước ngồi nói chung như với Bungari (năm 1986), Ba Lan (năm 1993), Bêlarut (năm 2000), Mông Cổ (năm 2000), Ucraina (năm 2000),…