Pháp luật lao động thuyền viên của một số quốc gia nƣớc ngoà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật lao động việt nam về thuyền viên làm việc trên các tàu vân tải biển nước ngoài, thực trạng và giải pháp (Trang 42 - 47)

Pháp luật lao động nước ngoài là một trong những nguồn quan trọng trong lĩnh vực lao động hàng hải và được pháp luật Việt Nam cho phép áp

dụng nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia cũng như bảo hộ những quyền và lợi ích hợp pháp của thuyền viên, chủ tàu Việt Nam, góp phần thúc đẩy sự phát triển hoạt động hàng hải ngày càng phát triển.

`Theo quy định của Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005, pháp luật nước ngoài được áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi trong các trường hợp:

Được Bộ luật dân sự Việt Nam, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy định; được Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết quy định; được các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nếu thỏa thuận đó khơng trái với các quy định của Bộ luật Dân sự Việt Nam và các văn bản pháp luật khác của Việt Nam [15]. Pháp luật Việt Nam chỉ cho phép áp dụng pháp luật nước ngoài "nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng đó khơng trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Trong trường hợp áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngồi đó trái với các quy định của pháp luật Việt Nam thì áp dụng pháp luật Việt Nam, hoặc áp dụng pháp luật nước ngồi mà pháp luật của nước đó dẫn chiếu trở lại pháp luật Việt Nam thì áp dụng pháp luật Việt Nam, hoặc nếu pháp luật nước đó dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba thì áp dụng pháp luật của nước thứ ba [15].

Về pháp luật lao động thuyền viên hiện tại trên thế giới, có thể xem xét một số quốc gia điển hình về hàng hải trên thế giới như Anh, Nhật Bản hoặc Philippin về chính sách và pháp luật lao động xuất khẩu thuyền viên.

Pháp luật lao động về thuyền viên của Anh

Là một quốc gia tiêu biểu trong hệ thống Common Law. Án lệ và luật thành văn là hai nguồn luật lớn nhất ở Anh, nhưng trong thực tế áp dụng ngày nay, luật thành văn được áp dụng nhiều hơn, thậm chí cịn có khả năng bãi bỏ án lệ trong q khứ và có khả năng làm vơ hiệu một bản án đã được xét xử trong quá khứ [25, tr. 252]. Nên về nguyên tắc chung, pháp luật của Anh

không quy định một tiêu chuẩn cứng trong việc chọn hệ thuộc luật áp dụng đối với quan hệ lao động có yếu tố nước ngồi. Trong thực tiễn xét xử, cũng khơng có sự hạn chế về việc chọn luật áp dụng theo quốc gia nào mà theo ý chí chọn luật của các bên.

Pháp luật về hàng hải nói chung và pháp luật về lao động thuyền viên nói riêng của Anh được coi là luật mang tính tiêu chuẩn mà các quốc gia, kể cả các quốc gia theo hệ thống Common Law (luật chung) hay Continental Law (luật châu Âu lục địa) cũng tham khảo và áp dụng. Tuy nhiên, lao động hàng hải về cơ bản cũng áp dụng theo các công ước quốc tế đã được thừa nhận chung của ILO, IMO như tiêu chuẩn về đào tạo, huấn luyện, cấp chứng chỉ trực ca; quy định về sức khỏe của thuyền viên [29, tr.120; 123].

Pháp luật về lao động thuyền viên của Anh quy định tương đối chi tiết và đầy đủ trong Luật Thương thuyền năm 1970, trong đó chứa đựng các chế định về thuyền viên như: chế độ tiền lương (sửa đổi năm 1972), thỏa thuận của thuyền viên… Ngồi ra, lao động thuyền viên cịn được điều chỉnh ở một số luật cơ bản liên quan khác như: Luật việc làm năm 1980 (Employment Act 1980); Luật tương quan lao động và cơng đồn 1974 (Trade Union and Labour Relations Act 1974; Luật Cơng đồn năm 1984 (Trade Union Act 1984); Luật chống thất nghiệp 1978 (Empoyment Protection Act 1978); Luật bảo hiểm xã hội 1986 (the Social Security Act 1986).

Hiện nay, thuyền viên của Anh cũng làm việc trên tàu biển một số quốc gia khác (chủ yếu là các quốc gia khu vực châu Âu) và cũng có thuyền viên nước ngồi làm việc trên các tàu biển mang quốc tịch Anh. Do đó pháp luật lao động về thuyền viên có yếu tố nước ngồi cũng được ban hành để điều chỉnh quan hệ pháp luật trong lĩnh vực này. Nhìn chung, các tiêu chuẩn về chế độ lao động, quyền và nghĩa vụ của thuyền viên dựa trên cơ sở các quy định của luật pháp và tập quán quốc tế về lao động hàng hải đã được thừa nhận chung.

Pháp luật lao động về thuyền viên của Nhật Bản

Nhật Bản là một quốc gia theo hệ thống pháp luật Civil law (luật dân sự) với nguồn luật quan trọng nhất là luật thành văn mà nền tảng là Hiến pháp (1946) và Bộ luật dân sự [25, tr. 371]. Trong lĩnh vực hàng hải, Nhật Bản là một trong những quốc gia có trình độ về hàng hải tốt nhất trên thế giới và áp dụng các chính sách quản lý tàu biển và thuyền viên theo chuẩn quốc tế. Chính phủ Nhật Bản đã chú trọng xây dựng hệ thống pháp luật và cơ quan quản lý nhà nước về thuyền viên được làm việc trong điều kiện tiêu chuẩn, chế độ lương và phúc lợi đảm bảo nhằm đảm bảo an toàn hàng hải và bảo vệ môi trường biển.

Hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh quan hệ lao động thuyền viên trên các tàu biển mang quốc tịch Nhật Bản hay được các chủ tàu Nhật Bản thuê đã được Nhà nước Nhật Bản ban hành khá đầy đủ và các tiêu chuẩn thường cao hơn so với tiêu chuẩn của quốc tế như về trình độ đào tạo, huấn luyện, về chế độ lao động, về an toàn lao động và vệ sinh lao động, về chế độ bảo hiểm và an sinh đối với thuyền viên. Tuy nhiên, trong thực tế các chủ tàu Nhật Bản phải thuê tới 90% thuyền viên nước ngồi, do đó pháp luật về thuyền viên của Nhật Bản đã có những thay đổi nhất định theo hướng quốc tế hóa và bảo vệ các quyền và lợi ích của thuyền viên nước ngoài làm việc trên các tàu biển mang cờ của Nhật Bản hoặc yêu cầu các chủ tàu của họ phải đảm bảo các điều kiện tối thiểu đó trong trường hợp tàu biển mang cờ thuận tiện. Thông thường, các tiêu chuẩn và điều kiện làm việc của thuyền viên nước ngoài làm việc trên các tàu biển của Nhật Bản thường phải đạt trình độ nhất định về chuyên môn, độ tuổi, ngoại ngữ và trước đó phải có những kinh nghiệm đi biển nhất định, nhưng các thuyền viên nước ngoài này được hưởng chế độ tiền lương và phụ cấp tốt, được đảm bảo về chế độ lao động, điều kiện về an toàn lao động, vệ sinh lao động, đời sống, chăm sóc sức khỏe, bảo hiểm và phúc lợi xã hội [35].

Pháp luật lao động của Philippin

Là một trong các quốc gia hàng đầu thế giới về xuất khẩu lao động, trong đó có khoảng 350.000 thuyền viên đi làm việc trên các tàu biển của nước ngoài (chiếm khoảng 20% tổng số thuyền viên toàn thế giới) với số tiền ngoại tệ thu nhập được hàng năm khoảng 7 tỷ USD. Với chính sách thơng thống, thực dụng đối với đào tạo, huấn luyện thuyền viên, pháp luật của Philippin quy định theo hướng có lợi cho người lao động và thuận tiện cho người sử dụng lao động nước ngồi (ví dụ về quản lý thuyền viên theo hệ thống để có thể cập nhật và kiểm tra thông tin về thuyền viên ở bất kỳ đâu trên thế giới [3]. Năm 1995, Philippin đã ban hành "Đạo luật về lao động di cư và người Philippin ở nước ngoài" nhằm quản lý tồn diện cơng tác xuất khẩu lao động nói chung. Trong đạo luật này có một số quy định quan trọng như chỉ đưa lao động sang các nước đã có luật bảo vệ quyền lợi của người lao động nước ngoài, hoặc đã phê chuẩn các công ước quốc tế về bảo vệ quyền lợi của người lao động di cư, hoặc đã đạt được thỏa thuận song phương với Philippin; tăng cường đào tạo và tuyển chọn một cách có chọn lọc lao động đi làm việc tại nước ngoài; phạt không dưới 6 năm tù và nộp phạt 20.000 USD đối với hành vi tuyển mộ lao động xuất khẩu bất hợp pháp [26, tr. 89-90]. Về chính sách, Philippin tăng cường sức cạnh tranh cho nguồn nhân lực về thuyền viên như tăng cường đầu tư cơ sở đào tạo phục vụ xuất khẩu lao động; tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế IMO, ILO và các tổ chức phi chính phủ khác để góp phần nâng cao chất lượng và quản lý số lượng thuyền viên. Quản lý nhà nước về lao động của Philippin tập trung vào một cơ quan của Chính phủ là Bộ Lao động. Cơ quan quản lý nhà nước về lao động quản lý chặt chẽ đến từng thuyền viên bằng nhiều hình thức, đặc biệt là hình thức thơng qua con đường ngoại giao, đề cao vai trò của Cơ quan đại diện ngoại giao của Philippin tại nước ngoài. Tùy viên lao động thẩm định chặt chẽ các hợp đồng lao động được ký kết với người sử dụng nước ngoài.

Pháp luật về lao động thuyền viên của Mông Cổ

Mông Cổ là một trong những quốc gia khơng có biển nhưng được hưởng quy chế như những quốc gia có biển, nghĩa là cũng có quyền có tàu biển tham gia vận tải, nghiên cứu khoa học và các mục tiêu hịa bình khác theo quy định của Cơng ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982. Hiện nay, đội tàu biển mang quốc tịch của Mơng Cổ có số lượng lớn trên thế giới vì chính sách của Mông Cổ đối với những tàu biển thuộc sở hữu của chủ tàu nước ngoài được mang quốc tịch Mông Cổ không bị ràng buộc bởi các quy định theo những tiêu chuẩn bắt buộc về đăng kiểm kỹ thuật tàu biển, về chế độ lao động, điều kiện làm việc, chế độ tiền lương của thuyền viên. Năm 1999, Mông Cổ đã ban hành Luật Hàng hải với 22 điều khoản, trong đó tại điều 14 quy định về thuyền viên khi đáp ứng được các điều kiện về khả năng chuyên môn, sức khỏe khi làm việc trên tàu biển mang quốc tịch Mông Cổ phải tuân theo hợp đồng lao động và các công ước quốc tế liên quan (shall be

employed as seafarers under contract in conformity with relevant international conventions).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật lao động việt nam về thuyền viên làm việc trên các tàu vân tải biển nước ngoài, thực trạng và giải pháp (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)