Một bộ phận cán bộ, công chức ứng xử với nhân dân chưa đúng mực, thái độ nhũng nhiễu nhân dân khi thi hành công vụ

Một phần của tài liệu Sự lệch chuẩn đạo đức công vụ ở một bộ phận cán bộ, công chức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 90 - 92)

đúng mực, thái độ nhũng nhiễu nhân dân khi thi hành công vụ

Theo khoản 6, Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, “nhũng nhiễu là hành vi cửa quyền, hách dịch, địi hỏi, gây khó khăn, phiền hà của người có chức vụ, quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ”. Đại hội XIII khẳng định: “Vẫn cịn tình trạng lợi ích cục bộ, sách nhiễu người dân, doanh nghiệp trong giải quyết thủ tục hành chính” [34, tr.75]. Trên thực tế, tình trạng nhiều người dân, doanh nghiệp bị gây khó dễ, khơng được giải thích đầy đủ, phải đi lại nhiều lần, không được tư vấn cụ thể để giải quyết công việc, bị yêu cầu thêm giấy tờ không đúng, mất nhiều thời gian, công sức, phải dùng tới mối quan hệ hoặc chi tiền phí “bơi trơn” để giải quyết.

Theo kết quả khảo sát SIPAS 2020, ở 63 tỉnh, thành phố vẫn cịn tình trạng người dân phải đi lại nhiều lần để thực hiện dịch vụ công. Tỉ lệ người dân đi lại 1 lần để làm 1 thủ tục hành chính là 29,69%, đi lại 2 lần 55,71%, đi lại 3 lần 9,64%, đi lại 4 lần 4,41% và 0,72% phải đi lại 5 lần trở lên để thực hiện 1 thủ tục hành chính.

Bên cạnh đó, vẫn cịn tình trạng người dân bị công chức gây phiền hà, sách nhiễu trong q trình cung ứng dịch vụ cơng, với tỉ lệ ghi nhận 1,23%. Tình trạng người dân, tổ chức bị công chức gây phiền hà, sách nhiễu xảy ra ở 57/63 tỉnh, thành phố. Con số đáng lưu ý trong báo cáo SIPAS 2020 là có 0,59% người dân, tổ chức được khảo sát cho biết phải trả tiền ngồi phí/lệ phí, tức tiền "bơi trơn" khi thực hiện dịch vụ cơng, tăng 0,12%. Có 48/63 tỉnh để xảy ra tình trạng người dân phải trả phí "bơi trơn" khi thực hiện dịch vụ công, tăng 2 tỉnh so với năm 2019 [120].

Theo Báo cáo của Thanh tra Chính phủ, tỷ lệ doanh nghiệp cho biết có chi trả chi phí khơng chính thức để đẩy nhanh thủ tục đất đai từ 32% của năm 2017 giảm xuống 30,8% năm 2018, tăng lên 36% năm 2019 [93]. Báo cáo Sơ kết 01 năm thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTG ngày 24/4/2019 của Thanh tra Chính phủ, cả nước có 13.901 cơ quan, đơn vị cơng khai đường dây nóng, 13.380 cơ quan, đơn vị cơng khai hộp thư điện tử, trong đó, có 62/63 tỉnh, thành phố thiết lập, cơng khai đường dây nóng (tại 9.420 cơ quan, đơn vị) và công khai hộp thư điện tử (tại 10.419 cơ quan, đơn vị). Có 20/26 bộ, ngành báo cáo công khai đường dây nóng (tại 4.481 cơ quan, đơn vị) và công khai hộp thư điện tử (2.961 cơ quan, đơn vị). Việc tiếp nhận, xử lý thơng tin qua đường dây nóng chủ yếu từ nguồn tin cá nhân (chiếm 71,4% tổng số); đại đa số tin nóng được xử lý, trong đó số lượng tin nóng được giải quyết trước hạn, đúng hạn chiếm gần 97%. Tương tự, thông tin phản ánh tiếp nhận qua hộp thư điện tử cũng phần lớn từ cá nhân (chiếm 75% tổng số); đại đa số thông tin được xử lý; trong đó số lượng thông tin được giải quyết trước hạn, đúng hạn chiếm gần 93%. Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương nhận, xử lý nhiều thơng tin phản ánh của cá nhân và tổ chức nhiều nhất trong cả nước, với 11.629 thông tin, đã xử lý 10.319 thông tin (88,73%) [93]. Trong một năm thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 24/4/2019

của Thủ tướng Chính phủ, cả nước đã xử lý 58 vụ việc gây phiền hà, nhũng nhiễu cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết công việc, đã xử lý 89 CB, CC vi phạm ĐĐCV, vi phạm việc thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ, kỷ luật, kỷ cương hành chính.

Tuy nhiên, theo số liệu của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ (cơng bố chiều ngày 24/6/2020), chỉ số cải cách hành chính năm 2020 của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm 2020 (SIPAS 2020) cho thấy: kết quả chỉ số cải cách hành chính năm 2020 của các Bộ tập trung vào 2 nhóm điểm: Nhóm thứ nhất, đạt kết quả chỉ số cải cách hành chính trên 90%, bao gồm 3 đơn vị: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp. Nhóm thứ hai, đạt kết quả chỉ số cải cách hành chính từ trên 80% đến dưới 90%, gồm 14 đơn vị: Bộ Ngoại giao; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Nội vụ; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Giao thông vận tải; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Công Thương; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Y tế; Bộ Giáo dục và Đào tạo. Khơng có đơn vị nào có Chỉ số cải cách hành chính dưới 80% [120].

Dựa vào những kết quả khảo sát trên, có thể thấy cải cách hành chính Nhà nước với sự cải tiến chế độ tiếp dân, tăng cường sự phản hồi của người dân, tăng cường kỷ luật, kỷ cường hành chính, tinh giản biên chế v.v.. đã đem lại kết quả khả quan, chỉ số cải cách hành chính đạt trên 80% năm 2020 ở tất cả các Bộ cho thấy nỗ lực của rất nhiều CB, CC. Bên cạnh đó, vẫn cịn tồn tại một bộ phận CB, CC sa sút tinh thần phục vụ nhân dân, đó cũng là trở ngại lớn trong sự nghiệp xây dựng đất nước, cần có biện pháp xử lý kịp thời để chỉ số hài lịng của người dân về cải cách hành chính tăng lên trong các năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu Sự lệch chuẩn đạo đức công vụ ở một bộ phận cán bộ, công chức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)