Trong điều kiện vận hành nền KTTT, CB, CC trong bộ máy hành chính nhà nước, trong các các doanh nghiệp lệch chuẩn ĐĐCV với nhiều mức độ khác nhau cho thấy hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế chưa cao. Do đó, cần phải đổi mới phương thức quản lý để quản lý có hiệu quả nền kinh tế và phát triển các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, nhằm đem lại lợi ích cho đất nước, đồng thời với việc tăng cường giám sát, kiểm tra, thực hiện công khai, minh bạch nhằm ngăn chặn, hạn chế các mặt tiêu cực của nền KTTT đến ĐĐCV. Theo chúng tôi, cần đẩy mạnh các biện pháp sau để đổi mới phương thức quản lý nhà nước về kinh tế:
Thứ nhất, có kế hoạch phân bổ nguồn đầu tư hợp lý, có trọng điểm, có
hiệu quả; tránh đầu tư dàn trải, hiệu quả thấp. Nhà nước cần đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa XII, tạo điều kiện cho khu vực kinh tế tư nhân và các thành phần kinh tế ngoài nhà nước trong việc cung ứng các dịch vụ công, xây dựng kết cấu hạ tầng.
Thứ hai, thường xuyên cập nhật tình hình của các doanh nghiệp nhà nước,
kiểm soát bội chi ngân sách thường xuyên, nắm được con số nợ cơng, từ đó có những kế hoạch điều chỉnh kịp thời đối với các doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp làm ăn thua lỗ cần yêu cầu trách nhiệm giải trình từ phía CB, CC. Đổi mới phương thức quản lý của Nhà nước về kinh tế tạo cơ sở tăng cường trách nhiệm giải trình của các cơ quan quản lý nhà nước, tạo ra sự minh bạch, công khai trong hoạt động cơng vụ, góp phần hạn chế sự lệch chuẩn ĐĐCV. Đồng thời, việc giải trình cũng là cơ sở để người dân, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội có cơ sở để giám sát hoạt động của các bộ, công chức trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước.
Thứ ba, quản lý chặt chẽ nguồn vốn, quỹ đất, khơng để tình trạng lợi dụng
kẽ hở của pháp luật, chính sách của Nhà nước để sử dụng vốn ban đầu để đầu tư vào các lĩnh vực khác khơng có hiệu quả, lấy đất công biến thành đất tư.
Thứ tư, quản lý nhà nước về kinh tế chỉ thực sự có hiệu quả nếu đội ngũ
CB, CC có năng lực về quản lý kinh tế. Do đó, cần phải thực hiện việc tinh gọn bộ máy quản lý nhà nước, xây dựng đội ngũ CB, CC trong bộ máy quản lý nhà
nước có năng lực uy tín, có chun mơn cao về lĩnh vực kinh tế. Đó phải là những người biết đi tắt đón đầu xu thế phát triển kinh tế thế giới trong điều kiện Việt Nam còn thiếu vốn, thua kém về khoa học, công nghệ. Họ phải là những người được những thời cơ và thách thức của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh tồn cầu hóa kinh tế thế giới hiện nay.
Thứ năm, cắt giảm thủ tục hành chính, tăng cường xây dựng chính phủ điện
tử, chính quyền số tạo sự liên kết giữa các ban, ngành, các cơ quan từ trung ương đến địa phương. Nếu như các thông tin, các công việc được công khai, minh bạch sẽ khiến cho việc giải quyết cơng việc được thơng suốt, và nhanh chóng, hiệu quả.
Thứ sáu, thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính
sách, pháp luật của nhà nước của các tổ chức kinh tế trong khu vực công; tổ chức, thực thi các chính sách, pháp luật một cách có hiệu quả.
Thứ bảy, nhà nước chỉ can thiệp gián tiếp vào đầu tư, sản xuất của doanh
nghiệp và phân bổ nguồn lực phát triển kinh tế. Thựa tế cho thấy, nếu Nhà nước can thiệp một cách trực tiếp vào nền kinh tế, sẽ dẫn đến cơ chế xin - cho trong đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất, thực hiện các cơ chế, chính sách khác, gây lệch chuẩn ĐĐCV.
Thứ tám, làm rõ trách nhiệm của cá nhân lãnh đạo và tập thể trong quản lý
nhà nước về kinh tế cũng là một giải pháp để khắc phục sự lệch chuẩn ĐĐCV ở một bộ phận CB, CC ở Việt Nam hiện nay. Đổi mới phương thức quản lý của Nhà nước về kinh tế là việc làm rõ trách nhiệm của cá nhân lãnh đạo và tập thể trong quản lý nhà nước về kinh tế. Nếu không làm rõ trách nhiệm này, sẽ sinh ra tình trạng lạm dụng quyền lực, tạo lợi ích nhóm để hưởng lợi cá nhân, để lại hậu quả cho tập thể gánh chịu. Đảng ta nêu rõ, “Đổi mới mạnh mẽ hơn phương thức quản lý nhà nước về kinh tế theo hướng chuyển giao công việc Nhà nước không nhất thiết phải làm cho các tổ chức xã hội, chuyển đổi cung cấp trực tiếp dịch vụ công sang phương thức đặt hàng” [33, tr.98].