Tính lạc hậu của ý thức xã hội, tàn dư của tư tưởng đạo đức cũ

Một phần của tài liệu Sự lệch chuẩn đạo đức công vụ ở một bộ phận cán bộ, công chức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 110 - 112)

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, ý thức xã hội dù ở cấp độ ý thức xã hội thông thường hay ý thức lý luận đều là sự phản ánh tồn tại xã hội, do tồn tại xã hội quyết định. C.Mác khẳng định rằng: Không phải ý thức của con người quyết định tồn tại của họ; trái lại, tồn tại xã hội của họ quyết định ý thức của họ. Ở cấp độ ý thức xã hội thông thường, tâm lý xã hội giữ vai trò hết sức quan trọng. Đó là tồn bộ tình cảm, tâm trạng, thói quen, truyền thống của cộng đồng, xã hội được hình thành một cách tự phát, dưới tác động trực tiếp từ điều kiện sinh sống hàng ngày của họ.

Việt Nam vốn là nước nông nghiệp. Vào đầu thế kỷ XX, tỷ lệ nông dân chiếm trên 90% dân số. Hiện nay, tính đến thời điểm 0 giờ ngày 01/4/2019, tổng số dân của Việt Nam là 96.208.984 người, trong đó ở khu vực nông thôn là 63.149.249 người, chiếm 65,6%. Dân số khu vực nông thôn tương đối đông nhưng sở hữu đất nơng nghiệp bình quân đầu người của nước ta tương đối thấp. Diện tích đất nơng nghiệp bình qn đầu người của thế giới đạt gần 0,2ha, trong lúc đó Việt Nam đạt khoảng 0,07 ha; con số này chỉ bằng 1/4 so với Thái Lan (khoảng 0,27 ha/người). Nghiên cứu của Ipsard cũng chỉ ra, trên 70% mảnh đất

sản xuất nông nghiệp của Việt Nam có diện tích nhỏ hơn 0,5ha. Mỗi nông hộ vẫn sở hữu trung bình đến 3,1 mảnh đất trồng cây hàng năm [123]. Theo đánh giá của Hội nghị Trung ương Bảy, khóa X, sản xuất trong nông nghiệp của chúng ta hiện nay “phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ phân tán; năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng nhiều mặt hàng thấp” [29, tr.122].

Chính quy mơ ruộng đất nhỏ, phân tán, manh mún cùng với những tư liệu lao động là các nông cụ, dụng cụ thủ công cá nhân, do cá nhân sở hữu và sử dụng v.v đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành tâm lý sản xuất nhỏ, tâm lý tiểu nông của đại bộ phận cư dân nông nghiệp Việt Nam. V.I.Lênin đã chỉ ra rằng: “Quyền tư hữu của nông dân đối với ruộng đất mà anh ta cày cấy, là cơ sở của nền sản xuất nhỏ, là điều kiện cho nền sản xuất nhỏ ấy phồn thịnh đạt tới một hình thức điển hình” [67, tr.84].

Đa số CB, CC Việt Nam đều trực tiếp hay gián tiếp gắn với nông nghiệp, nông thôn, nông dân hay sống trong môi trường, trong không gian của nền sản xuất nhỏ nên họ không thể không bị tác động của tâm lý tiểu nơng, tâm lý sản xuất nhỏ. Chính tư tưởng tư lợi, thu vén cá nhân nẩy sinh trong nền sản xuất nhỏ là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng “tham nhũng, lãng phí vẫn cịn nghiêm trọng với những biểu hiện ngày càng tinh vi, phức tạp”, ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, của nhân dân, đi ngược lại chuẩn mực đạo đức chí cơng, vơ tư, lối sống lành mạnh, mẫu mực của người công chức. Tư tưởng gia trưởng, cục bộ, địa phương chủ nghĩa hình thức trong nền sản xuất nhỏ đã ảnh hưởng rất lớn đến khơng ít CB, CC làm cơng tác tổ chức, cán bộ hiện nay trong việc bố trí, sắp xếp, sử dụng cán bộ; tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy tuổi, chạy bằng cấp, v.v..không thể khơng có ngun nhân từ đó. Tầm nhìn ngắn, thiển cận, sống nặng về kinh nghiệm của đại bộ phận cư dân trong nền sản xuất nhỏ ảnh hưởng rất lớn đến tầm nhìn thiếu tính chiến lược của khơng ít công chức, nhất là người đứng đầu ở khơng ít tổ chức trong hệ thống chính trị của chúng ta. Đúng như C. Mác nói, truyền thống của tất cả các thế hệ đã chết đè nặng như quả núi lên đầu óc những người đang sống. Tất nhiên, “truyền thống” mà C. Mác nói ở đây là truyền thống lạc hậu - cái đang ngăn cản tiến bộ xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nói rằng: “Thói quen và truyền thống

lạc hậu cũng là kẻ địch to; nó ngấm ngầm ngăn trở cách mạng tiến bộ. Chúng ta lại khơng thể trấn áp nó, mà phải cải tạo nó một cách rất cẩn thận, rất chịu khó, rất lâu dài” [86, tr.605-606].

Ở nước ta hiện nay, thiết chế xã hội phong kiến khơng cịn nữa, nhưng những quan điểm, tư tưởng, tâm lý xã hội…mà nó để lại làm cho con người Việt Nam vẫn cịn sót lại những tư tưởng lạc hậu của xã hội phong kiến. Thứ nhất, đó là tư tưởng hữu danh, bệnh hình thức, tư tưởng địa vị, quyền lực; thứ hai, tư tưởng cục bộ địa phương, chun quyền, độc đốn, thói đạo đức giả, tư tưởng trọng nam khinh nữ; thứ ba, thái độ cản trở cái mới, phủ nhận cái mới; thứ tư, tư tưởng coi trọng tư duy kinh nghiệm.

Một phần của tài liệu Sự lệch chuẩn đạo đức công vụ ở một bộ phận cán bộ, công chức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)