Hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, tính thượng tôn pháp luật chưa nghiêm

Một phần của tài liệu Sự lệch chuẩn đạo đức công vụ ở một bộ phận cán bộ, công chức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 117 - 120)

chưa nghiêm

Hiện nay, trong điều kiện KTTT, hoạt động cơng vụ cần đề cao vai trị của pháp luật, dựa vào pháp luật. Tuy nhiên, đối chiếu với thực tế, Đảng ta cho rằng: “Một số quy định pháp luật, cơ chế, chính sách cịn chồng chéo, thiếu chặt chẽ, chưa ổn định” [34, tr.67]. Tháng 9 năm 2019, trong báo cáo của Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI) gửi Thủ tướng Chính phủ, đã đề cập đến 20 điểm xung đột, chồng chéo lớn của pháp luật về đầu tư, đất đai, xây dựng, môi trường, đấu thầu, tiêu biểu như giữa các văn bản luật: Luật Xây dựng, Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Quy hoạch đô thị, Luật Đấu thầu; Luật Nhà ở, v.v… Điều này gây bất cập trong công tác điều hành, chỉ đạo, thực hiện hoạt động công vụ. Như vậy, “Một số quy định pháp luật còn chưa đồng bộ, thống nhất, khả thi, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn” [34, tr.79]. Mỗi một khi hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách chưa hoàn chỉnh và thiếu đồng bộ; cơ chế kiểm tra, giám sát, kiểm soát và xử lý vi phạm yếu v.v. thì đây là lúc - như Ph.Ăngghen đã từng cảnh báo: người ta sẵn sàng vi phạm đạo đức nghề nghiệp “mỗi khi thấy có thể vi phạm mà không bị trừng phạt” [74, tr.425]. Trên thực tế, khơng ít CB, CC đã lợi dụng sự chưa hoàn chỉnh và đồng bộ của pháp luật; sự thiếu chặt chẽ và chưa thật nghiêm minh của cơ chế kiểm tra, giám sát, kiểm sốt quyền lực v.v..đã trục lợi, chạy theo lợi ích nhóm

hay lợi ích cá nhân vi phạm nghiêm trọng quy chế văn hóa cơng sở, ĐĐCV tại các cơ quan nhà nước.

Như vậy, có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự lệch chuẩn ĐĐCV. Trong đó, nguyên nhân cơ bản gây ra sự lệch chuẩn ĐĐCV trong điều kiện KTTT ở Việt Nam hiện nay (đặc biệt ở cấp độ tha hóa) là sự tác động sâu sắc từ mặt trái của nền KTTT và việc chưa hoàn thiện thể chế KTTT; cịn ngun nhân về cơng tác cán bộ, việc buông lỏng trong quản lý CB, CC, đặc biệt công tác kiểm tra, giám sát họạt động công vụ và cơ chế kiểm soát quyền lực hiệu quả chưa cao là nguyên nhân bên trong.

Nếu chúng ta có nguồn nhân lực tốt trong nền cơng vụ, có ý chí quyết tâm xây dựng đất nước sánh vai với cường quốc năm châu như mong ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta hồn tồn có thể hạn chế, kìm hãm sự tác động từ mặt trái của nền KTTT, hướng tới hình mẫu của “chính quyền sạch”, “quốc gia sạch”.

Để khắc phục thực trạng đó, địi hỏi chúng ta phải có những giải pháp cụ thể, phù hợp với thực tiễn và mang tính khả thi, hướng tới xây dựng đội ngũ CB, CC “vừa hồng, vừa chuyên”, xây dựng nền hành chính tích cực, hiệu quả, chuyên nghiệp, hiện đại.

Kết luận chương 3

Đạo đức công vụ là vấn đề được Đảng, Nhà nước, nhân dân và dư luận xã hội quan tâm trong quá trình cải cách nền hành chính, xây dựng Nhà nước pháp quyền hiện nay. Trong điều kiện KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa, những chuẩn mực đạo đức có sự biến đổi mạnh mẽ, có những lệch chuẩn đa chiều.

Nhìn chung, đội ngũ CB, CC nước ta có lập trường tư tưởng, bản lĩnh chính trị vững vàng, có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín phục vụ nhân dân, phục vụ xã hội và sự phát triển của đất nước. Đội ngũ cơng chức hành chính làm việc tại các bộ, ngành, cơ quan chuyên môn của ủy ban nhân dân các cấp từng bước được nâng lên cả về trình độ chun mơn, chất lượng và hiệu quả công tác. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận không nhỏ CB, CC có ý thức và hành vi lệch với chuẩn mực đạo đức xã hội nói chung, ĐĐCV nói riêng. Khơng ít người phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí, làm việc hời hợt, ngại khó, ngại khổ, suy thoái về tư

tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, có biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” v.v.. Tại Đại hội XIII, Đảng ta đánh giá: vẫn còn “Một bộ phận cán bộ, đảng viên, cơng chức suy thối đạo đức, lối sống và vi phạm ĐĐCV” [34, tr.78].

Sự lệch chuẩn ĐĐCV ở một bộ phận CB, CC ở nước ta hiện nay diễn ra hết sức phức tạp, nhưng tập trung ở một số nội dung chủ yếu sau: thứ nhất, một bộ phận CB, CC vi phạm chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; thứ hai, một bộ phận CB, CC quan liêu, độc đoán, chuyên quyền, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân trong thực thi công vụ; thứ ba, một bộ

phận CB, CC chưa nêu cao ý thức tập thể, tinh thần hợp tác, tôn trọng đồng nghiệp trong thực thi công vụ; thứ tư, một bộ phận CB, CC thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc phục vụ nhân dân, phục vụ xã hội; thứ năm, một bộ phận CB, CC khơng thực hiện cần, kiệm, liêm chính, chí cơng vơ tư trong hoạt động thực thi cơng vụ, khơng có ý thức rèn luyện ĐĐCV.

Để khắc phục thực trạng đó, địi hỏi chúng ta phải có những giải pháp cụ thể, phù hợp với thực tiễn và mang tính khả thi, hướng tới xây dựng đội ngũ CB, CC “vừa hồng, vừa chuyên”, xây dựng nền hành chính tích cực, hiệu quả, chuyên nghiệp, hiện đại.

Chương 4

Một phần của tài liệu Sự lệch chuẩn đạo đức công vụ ở một bộ phận cán bộ, công chức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 117 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)