Sự buông lỏng trong quản lý cán bộ, công chức; công tác kiểm tra, giám sát hoạt động công vụ và cơ chế kiểm soát quyền lực hiệu quả

Một phần của tài liệu Sự lệch chuẩn đạo đức công vụ ở một bộ phận cán bộ, công chức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 114 - 116)

tra, giám sát hoạt động công vụ và cơ chế kiểm soát quyền lực hiệu quả chưa cao

Theo từ điển tiếng Việt, quản lý là: “Trơng coi và giữ gìn theo những u cầu nhất định” [125, tr.800]. Việc quản lý CB, CC bao gồm rất nhiều khâu như tuyển dụng; kiểm tra, đánh giá; đào tạo, bồi dưỡng; luân chuyển... Hiện nay, trong công cuộc đổi mới đất nước, yêu cầu đối với CB, CC ngày càng cao để bộ máy nhà nước hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên, thực trạng đạo đức CB, CC suy thoái đạo đức, vi phạm pháp luật vẫn xảy ra trong xã hội. Đảng ta khẳng định: “Việc đánh giá và quản lý cán bộ cịn bất cập. Cơng tác kiểm tra, giám sát, theo dõi, đôn đốc thực hiện trong thực thi cơng vụ ở một số cơ quan, đơn vị cịn chưa nghiêm, nhất là ở cấp cơ sở” [34, tr.80].

Kiểm tra, giám sát góp phần làm cho CB, CC hoạt động công vụ tốt hơn, thực thi cơng vụ có hiệu quả. Đây cũng là biện pháp ngăn ngừa sai trái trong thi hành công vụ. Ý nghĩa của công tác kiểm tra, giám sát là phát hiện sớm các biểu hiện sai phạm trong hoạt động công vụ và kịp thời ngăn ngừa, xử lý chứ không phải tới lúc sai phạm đã xảy ra mới truy cứu trách nhiệm. Bài học thực tiễn cho thấy, nếu các cấp, các ngành, đồn thể và nhân dân bng lỏng quản lý, không kiểm tra, giám sát hoạt động công vụ thường xuyên sẽ tạo điều kiện, môi trường cho sự lệch chuẩn đạo đức ngày càng nặng nề.

3.2.7. Ý thức rèn luyện đạo đức công vụ của một bộ phận cán bộ, công

chức chưa cao

Chủ tịch Hồ Chí minh từng căn dặn cán bộ: việc rèn luyện đạo đức giống như việc rửa mặt hàng ngày, cũng nhưn ngọc càng mài càng sáng, vàng càng

luyện càng trong. Không thể phủ nhận đa số CB, CC hiện nay thực hiện tốt ĐĐCV. Điều đó cho thấy đội ngũ CB, CC do Đảng, nhà nước và nhân dân lựa chọn xứng đáng với cương vị và trách nhiệm được giao. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một bộ phận CB, CC có thái độ khơng đúng mực với cơng việc chuyên trách, nhũng nhiễu với nhân dân, xu nịnh với cấp trên, lạm quyền và khơng phối hợp với cấp dưới…Những biểu hiện đó có thể do nhiều nguyên nhân về đạo đức, về nhận thức…trong đó, có nguyên nhân về việc thiếu ý thức rèn luyện ĐĐCV. Chính vì thế, có những CB, CC chỉ khi bị phê bình, kỷ luật mới thấy hối hận và soi xét lại thái độ, hành vi của mình. Ngay cả trong ứng xử công vụ, một bộ phận CB, CC cũng chưa thực hiện nghiêm túc quy tắc ứng xử công vụ. Cuối tháng 12/2018, Thủ tướng đã ban hành Quyết định số 1847/QĐ - TTg “Về việc phê duyệt đề án Văn hóa cơng vụ”. Điều này cho thấy quyết tâm của Chính phủ

nhằm nâng cao chất lượng hoạt động công vụ.

Tuy nhiên, ở một góc độ nào đó, có thể nói rằng, ý thức rèn luyện đạo đức của CB, CC chưa cao có một phần trách nhiệm thuộc về tập thể, do tập thể chưa sâu sát, kịp thời nhắc nhở đối với cá nhân. Thực tế cho thấy, tập thể mạnh phải là tập thể biết nâng đỡ cá nhân khi họ gặp khó khăn; nhắc nhở, phê bình cá nhân khi họ làm trái với quy định của đơn vị, tổ chức, chứ không phải chờ đến khi họ vi phạm rồi mới báo cáo để kỷ luật. Tuy nhiên, xét đến cùng, cá nhân CB, CC nào lệch chuẩn ĐĐCV trước hết cũng là do họ thiếu ý thức rèn luyện, thiếu bản lĩnh trước những cám dỗ vật chất tầm thường, thích hưởng thụ cá nhân, đặt lợi ích của cá nhân, gia đình, người thân lên trên lợi ích của tập thể.

Trên thực tế, đạo đức gắn bó với đời sống của mỗi cá nhân, đạo đức hiện diện trong từng suy nghĩ, hành vi của con người. Tuy nhiên, việc rèn luyện ĐĐCV lại không được đặt ra một cách trực tiếp như chuyện cơm ăn, áo mặc hàng ngày, mà nó thơng qua sự tác động của đoàn thể, tổ chức, thông qua sự nhận thức của CB, CC và bị chi phối bởi nhiều yếu tố như: tình cảm, ý chí, sự tự nhận thức về trách nhiệm, khả năng bao quát các vấn đề trong quá trình làm việc của mỗi CB, CC. Nếu không có q trình tự ý thức, tự nhắc nhở bản thân, tự hoàn thiện đạo đức nghề nghiệp của mỗi CB, CC thì có khi các chuẩn đạo đức “bị lãng quên”. “Lãng quên” không phải do chuẩn mực đạo đức khó nhớ, khó

thực hiện mà do các chuẩn mực đạo đức thường đơn giản, dễ nhớ mà dẫn đến việc bị coi là chuyện nhỏ nhặt, ngại nhắc đến. Có thể có nhiều quan điểm cho rằng, đạo đức là chuyện rất đơn giản, vấn đề quan trọng là năng lực công vụ, là việc hồn thành các cơng việc được giao, là q trình đóng góp cho thành tích của cơ quan, đơn vị. Do đó, muốn nâng cao ý thức tự rèn luyện ĐĐCV của CB, CC, cần phải có sự giám sát, nhắc nhở, phê bình, chấn chỉnh kịp thời của tổ chức, cơ quan. Đồng thời, cần phải làm tốt công tác thi đua, khen thưởng để CB, CC khép mình vào tập thể, có tình cảm, trách nhiệm với tập thể và với chính bản thân trong hoạt động công vụ.

Một phần của tài liệu Sự lệch chuẩn đạo đức công vụ ở một bộ phận cán bộ, công chức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 114 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)