Thủ tục hỏi tại phiên tòa được quy định từ Điều 217 đến Điều 231 BLTTDS để nhằm làm sáng tỏ nội dung của vụ án. Tại phiên tòa, theo quy định tại Điều 222 BLTTDS, thì thứ tự hỏi được quy định như sau “Sau khi nghe xong
lời trình bày của đương sự, việc hỏi từng người về từng vấn đề được thực hiện theo thứ tự chủ tọa phiên tòa hỏi trước rồi đến Hội thẩm nhân dân, sau đó đến người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và những người tham gia tố tụng khác; trường hợp có Kiểm sát viên tham gia phiên tịa thì Kiểm sát viên hỏi sau đương sự”.
Nghĩa vụ làm rõ các tình tiết của vụ án của Thẩm phán được thực hiện chủ yếu trong phần thủ tục hỏi tại phiên tòa bằng việc Thẩm phán đưa ra câu hỏi đối với đương sự, những người tham gia tố tụng khác và tiếp nhận câu trả lời của họ để làm sáng tỏ vụ án. Việc hỏi của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa làm rõ yêu cầu của đương sự cũng như các chứng cứ do đương sự đã xuất trình trước đấy và những chứng cứ đương sự xuất trình tại phiên tịa. Do vậy, Thẩm phán đặt câu hỏi và nghe lời trình bày của các bên đương sự theo trình tự tại Điều 221BLTTDS các bên trình bày yêu cầu, đề nghị của mình và chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu, đề nghị đó là có căn cứ và hợp pháp. Do vậy, Thẩm phán thu thập chứng cứ từ việc tiếp nhận câu trả lời của đương sự, những người tham gia tố tụng khác qua việc đặt câu hỏi.
Thực tiễn xét xử tại Tòa án cho thấy nhiều trường hợp đương sự chỉ cung cấp lời khai khi Tịa án xét xử vụ án họ mới trình bày lời khai của mình. Cũng như nhiều trường hợp lời khai của đương sự tại phiên tòa thay đổi hoặc có tình tiết mới với lời khai họ đã tự khai hoặc được Tòa án lấy lời khai trong giai đoạn chuẩn bị xét xử. Chính vì vậy mà Thẩm phán và Hội đồng xét xử cần phải làm rõ trong phần xét hỏi. Đồng thời với việc xét hỏi, Thẩm phán công bố các tài liệu của vụ án theo Điều 227 BLTTDS; nghe băng ghi âm, đĩa ghi âm, xem băng ghi hình, đĩa ghi hình (Điều 228 BLTTDS); Xem xét vật chứng (229 BLTTDS); Hỏi người giám định (230 BLTTDS); qua đó làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án, đồng thời giúp cho các đương sự thống nhất được chứng cứ và kiểm định lại một lần nữa các chứng cứ còn mâu thuẫn tại phiên tòa. Qua phần xét hỏi, đương sự được hỏi và đã được nghe trình bày và được Tịa án cơng bố các chứng có trong hồ sơ vụ án; các đương sự có sự so sánh thiệt hơn để tiếp tục theo đuổi phiên tòa đến cùng hay đương sự là nguyên đơn xin rút yêu cầu khởi kiện, bị đơn xin rút yêu cầu phản tố; người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan xin rút yêu cầu độc lập hoặc tại phiên tòa các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc GQVA. Trong trường hợp tại phần thủ tục hỏi tại phiên tòa đương sự xin rút một phần hoặc tồn bộ u cầu khởi kiện thì Hội đồng xét xử chấp nhận và đình chỉ
xét xử đối với phần yêu cầu hoặc toàn bộ yêu cầu của đương sự (khoản 2 Điều 218 BLTTDS). Trong trường hợp Thẩm phán chủ tọa phiên tòa hỏi các đương sự có thỏa thuận với nhau về việc GQVA khơng mà các đương sự tự nguyện thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án, không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Hội đồng xét xử ra quyết định công nhận thỏa thuận của đương sự về việc GQVA (Điều 220 BLTTDS và Điều 34 Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03 tháng 12 năm 2012).
Đồng thời qua phần hỏi Thẩm phán đã xác định và thẩm tra được chứng chứ một lần nữa để xác định làm căn cứ để GQVA.
Trong trường hợp đương sự xuất trình chứng cứ mới tại phiên tịa thì Hội đồng xét xử xem xét có thể phải hỗn phiên tịa để kiểm định chứng cứ trong thời gian hỗn phiên tịa (đây là vấn đề mà dự thảo sửa đổi BLTTDS năm 2015 cần phải được sửa ấn định thời hạn xuất trình chứng cứ của đương sự).
Dự thảo BLTTDS năm 2015 thì có điểm khác biệt về thủ tục hỏi, các đương sự hỏi được hỏi nhau trước sau đó mới đến Chủ tọa phiên tịa hỏi. Thủ tục mới này là nhằm nâng cao vao trò của đương sự trong tố tụng dân sự và Thẩm phán đóng vai trị là trọng tài trung gian hỏi bổ sung sau khi các đương sự đã hỏi xong.