Chính sách nơng nghiệp chung (CAP)

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật của WTO về chống trợ cấp trong nông nghiệp (Trang 63)

6. Ý nghĩa và kết cấu luận văn

2.2. Thực tiễn của EU áp dụng các quy định của WTO về chống trợ cấp trong nông

2.2.2. Chính sách nơng nghiệp chung (CAP)

Chính sách nơng nghiệp chung (CAP) là một trong những chương trình trợ cấp của EU. Nó đại diện cho 48% ngân sách của EU, 49,800,000,000 Euro trong năm 2006 (tăng từ 48,500,000,000 Euro) [9].

CAP được hình thành và phát triển từ những năm 1950 và đầu những năm 1960 khi các thành viên sáng lập của EC nêu ra tình trạng thiếu lương thực trầm trọng sau Thế chiến lần thứ hai. CAP chính là một phần của việc xây một thị trường chung và dần loại bỏ các mức thuế trên các sản phẩm nông nghiệp cho nông dân tại các nước EC.

Hiệp ước Rome quy định các mục tiêu chung của CAP .Các nguyên tắc của CAP đã được đặt ra tại Hội nghị Stresa vào năm 1958, đến năm 1962 CAP chính thức có hiệu lực và hoạt động dựa trên ba nguyên tắc là: Thị trường thống nhất, ưu đãi cộng đồng và đoàn kết tài chính. Kể từ đó CAP là một trong những yếu tố trung tâm của các chính sách chung EU.

Mục đích của chính sách nơng nghiệp chung là hài hịa hóa pháp luật trong Liên minh Châu Âu, đảm bảo cho nông dân cải thiện đời sống, người tiêu dùng được sử dụng các loại thực phẩm chất lượng cao với giá cả hợp lý.

Để đạt được mục đích trên CAP đã thanh tốn các khoản trợ cấp trực tiếp cho cây trồng và diện tích đất canh tác với các cơ chế hỗ trợ giá. Trong thập niên 90 của thế kỷ 20 EU đã chi tiêu cho nơng nghiệp gần 49% ngân sách của mình. Đến năm 2013, tỷ lệ chi tiêu thường niên của CAP dự kiến giảm đáng kể tới 32%. Ngược lại EU dự kiến khoản trợ cấp cho nông nghiệp sẽ tăng lên để đạt được gần 36% vào năm 2013.

Một trong số các biện pháp của CAP là trợ cấp sản xuất trong nước và thiết lập hệ thống thuế quan chặt chẽ nhằm bảo hộ nền nơng nghiệp của mình với một số cơ chế sau:

Thứ nhất, sử dụng hàng rào thuế quan để tăng giá sản phẩm hàng nhập khẩu trên thị trường nội địa để hàng nhập khẩu không đủ sức cạnh tranh.

Thứ hai, hạn ngạch nhập khẩu được sử dụng như một phương tiện hạn chế số lượng thực phẩm nhập vào EU. (trừ một số trường hợp các quốc gia trong EU có thương lượng hạn ngạch bán hàng hóa cụ thể mà khơng có thuế hoặc đối với những nước có liên kết thương mại truyền thống trong các quốc gia thành viên).

Thứ ba, lập hội đồng về giá, nếu một khi giá tại thị trường nội địa giảm xuống dưới mức tối thiểu thì các nước thành viên sẽ trợ giá để mua các mặt hàng nông sản với giá cao hơn.

Thứ tư, trợ cấp trực tiếp cho nông dân. Ban đầu khoản trợ cấp này dự định là để khuyến khích nơng dân chọn phát triển các loại cây trồng phù hợp với điều kiện địa phương. Trợ cấp thường được trả về diện tích đất trồng và loại cây trồng cụ thể. Cải cách thực hiện từ năm 2005 là giảm dần các khoản trợ cấp cụ thể mà tập trung vào các khoản trợ cấp được thanh tốn dựa trên diện tích đất trồng trọt và sản xuất sạch nhằm mục tiêu bảo vệ môi trường. Sự thay đổi này là nhằm cung cấp cho nông dân tự do chuyển đổi giống cây trồng, vật ni tránh tình trạng tập trung vào một số mặt hàng có lợi thế cạnh tranh dẫn tới sản xuất thừa.

Việc thực hiện cải cách này nhằm nỗ lực để ngăn chặn sản xuất thừa của một số loại thực phẩm như sữa, rượu, các loại hạt…. đã trợ cấp để sản xuất vượt quá nhu cầu thị trường dẫn tới việc lưu trữ và xử lý các sản phẩm dư thừa làm lãng phí nguồn ngân sách hơn nữa làm mất uy tín của CAP.

Cải cách này dự định sẽ hoàn thành vào năm 2011 nhưng các Chính phủ và người dân lại có quyền tự do quyết định các chương trình mới. Do vậy, việc cải cách khơng phải “một sớm, một chiều”. Chẳng hạn, Chính phủ Anh đã quyết định thực hiện đồng thời hai chính sách hỗ trợ. Theo hướng giảm bớt ngân sách cho chương trình trợ cấp cũ mỗi năm và tăng dần tỷ lệ hỗ trợ cho chương trình cải cách

mới. Điều này cho phép người nơng dân trong thời gian thực hiện chính sách mới thu nhập của họ vẫn được duy trì ổn định.

Tuy CAP đã có xu hướng giảm dần trợ cấp nhưng nó vẫn chiếm gần một nửa chi tiêu của EU, năm 2009 trợ cấp trang trại tăng lên gần 50 tỷ Euro trong đó Pháp nhận được tài trợ nhiều nhất là 22%, Đức 14% Tây Ban Nha 15%, Italya 12%, Anh 9%, các nước còn lại trong EU là 18%. Trong những năm gần đây Pháp được hưởng nhiều nhất từ các khoản trợ cấp, các nước khác mới gia nhập EU tuy vẫn được hưởng nhưng lại bị giới hạn bởi quy định chuyển tiếp hạn chế trợ cấp [9].

CAP có những hạn chế nhất định do vậy những cải cách của MacSharry được tạo ra để hạn chế sản suất thừa một số những mặt hàng chủ yếu của Nông nghiệp Châu Âu. Cải cách này giảm mức hỗ trợ 29% cho các loại ngũ cốc và 15% cho thịt bò, tăng cường hơn nữa cho các khoản thanh toán để thu hồi đất từ sản xuất, thanh toán để hạn chế mở rộng quy mô các trang trại chăn nuôi và giới thiệu các biện pháp khuyến khích trồng rừng.

Vấn đề của CAP hiện nay là những vấn đề trong cải cách nông nghiệp của EU là: Hạ giá, đảm bảo an toàn thực phẩm và chất lượng, đảm bảo sự ổn định thu nhập của nông dân, các vấn đề mơi trường và tìm kiếm cơ hội thu nhập thay thế cho nơng dân, các chính sách cần phải đóng góp vào an ninh lương thực toàn cầu và cung cấp các “sản phẩm xanh”.

Trong các chương trình nghị sự, vấn đề cải cách của CAP được chia làm hai “trụ cột”: Trợ cấp sản xuất và phát triển nông thôn. Thị trường giá cả trợ giá cho sữa, ngũ cốc và các sản phẩm sữa, thịt bò giảm xuống trong khi thanh toán trực tiếp cho nơng dân tăng lên, thanh tốn cho canh tác cây trồng chủ yếu là ngũ cốc và hạt có dầu được hài hòa.

CAP đã ra đời và tồn tại trong một khoảng thời gian dài nhưng nó cũng bộc lộ những hạn chế nhất định vì cho rằng hằng năm CAP đã chi một khoản tiền trợ cấp khổng lồ cho hành động cạnh tranh không lành mạnh của mình. Các nước OECD trợ cấp cho nông dân của họ mỗi năm là 280,000,000,0000 USD, ngược lại

hỗ trợ phát triển chính thức vào khoảng 80 tỷ USD (2004). Tuy nhiên, chính sách hỗ trợ này được cấp không đồng đều giữa các nước cũng như giữa các trang trại với nhau. Trên thực tế, CAP có truyền thống thưởng cho những nơng dân sản xuất với sản lượng lớn và các trang trại có quy mơ lớn hơn là những trang trại nhỏ do vậy ít nhiều cũng gây ra sự bất bình đẳng. Ví dụ, một trang trại với 1,000 ha sẽ được trợ cấp hàng năm là 100,000 Euro (vì 01 ha sẽ được trợ cấp 100 Euro/ năm). Trong khi một trang trại quy mô 10 ha sẽ chỉ được trợ cấp 01 Euro/ năm.

Với chính sách trợ cấp như trên, hằng năm có rất ít người Châu Âu được hưởng lợi. Chỉ có 5,4% dân số của EU hoạt động trên các trang trại và các lĩnh vực liên quan tới nông nghiệp chiếm 1,6% GDP của EU (2005). Số lượng nông dân Châu Âu đang giảm dần mỗi năm 2%. Tuy nhiên, những nước được hưởng lợi nhiều nhất từ CAP lại lập luận rằng các khoản trợ cấp cho nông nghiệp chủ yếu là để bảo vệ môi trường.

Vấn đề cải cách của CAP ln được đặt ra trong các chương trình nghị sự nhưng trên thực tế để duy trì khả năng tồn tại của nơng nghiệp Châu Âu trong giai đoạn hiện nay. Mỗi quốc gia đều mua và lưu trữ số lượng lớn các sản phẩm nông nghiệp trước khi xuất khẩu sang các nước đang phát triển các sản phẩm đặc biệt là bơ và sữa.

Trong năm 2007, EU đã thu mua và tích trữ 13.476.812 tấn ngũ cốc, đường, gạo và các sản phẩm sữa và 3.529.002 hectoliters rượu. Tháng 1 năm 2009 EU đã thu mua và tích trữ 717.810 tấn ngũ cốc, 41.422 tấn đường và 2.300.000 hectoliters rượu. EU cũng dự kiến sẽ trợ cấp tiền cho các doanh nghiệp mua thêm 30.000 tấn bơ và 109.000 tấn sữa bột để xuất khẩu sang các nước đang phát triển và chậm phát triển [9].

Chính sách nơng nghiệp chung của EU hầu như đi ngược lại với những quy định của WTO về trợ cấp (ước tính trợ cấp cho một gia đình nơng dân trung bình khoảng 1.000 USD/ năm). Bằng cách thu thêm thuế nhập khẩu đối với hàng nông sản của các nước đang phát triển (ước tính khoảng 18% - 28%), trong khi đó các mặt hàng nơng sản của EU lại bán phá giá tại các nước này làm rối loạn thị trường

nội địa hơn nữa làm một số các doanh nghiệp trong nước lâm vào tình trạng phá sản do không thể theo kịp với sự cạnh tranh giá rẻ từ Châu Âu.

Thành công của nông nghiệp Châu Âu khơng thể khơng nói tới chính sách nơng nghiệp chung (CAP) được áp dụng từ hơn 40 năm qua. Tuy nhiên, bản thân CAP cũng là nơi thể hiện khá rõ những bất đồng nội bộ trong EU. Với chi tiêu chiếm gần 48% tổng ngân sách chung của EU được lấy từ các khoản đóng góp trực tiếp của các nước thành viên tùy theo giá trị tổng sản phẩm quốc nội của mỗi nước. Về cơ bản, nước nào có quy mơ nền kinh tế lớn hơn sẽ phải đóng góp tài chính nhiều hơn cho ngân sách chung. Chính từ điểm này, nhóm các nước mà hoạt động nông nghiệp không phải là chủ đạo, do đó chỉ được hưởng một phần nhỏ các khoản trợ cấp nông nghiệp từ ngân sách chung, đứng đầu là Anh muốn cải tổ CAP chủ yếu là cắt giảm phần ngân sách chung dành cho nơng nghiệp. Ngược lại, nhóm các nước được hưởng lợi nhiều các khoản trợ cấp nông nghiệp từ ngân sách chung, đứng đầu là Pháp, lại muốn duy trì thậm chí là tăng ngân sách ngân sách chung dành cho nông nghiệp.

Chính sách nơng nghiệp chung CAP đã đem đến sự không công bằng giữa các thành viên trong EU. Trong số 4,5 triệu chủ trang trại của toàn EU, chưa tới 2000 trang trại lớn chia nhau gần 01 tỷ Euro. Trong lúc đó, 95% nơng trang Bồ Đào Nha chỉ nhận được trợ cấp trên 5.000 Euro mỗi năm; con số đó ở Anh là 43% và hơn nữa, nước Anh cịn có đến 380 đại doanh điền nhận được quá con số trần 300.000 Euro [30, tr.75]. Các nước có diện tích đất nơng nghiệp và tỷ lệ dân số cao hơn các nước khác như: Pháp, Tây Ban Nha, Đức và do đó nhận được nhiều ưu đãi hơn trong chính sách nơng nghiệp chung Châu Âu. Tuy nhiên, Pháp vẫn là nước hưởng thụ lớn nhất các chính sách của CAP, trong khi các nước thành viên mới chỉ nhận được những khoản hỗ trợ nhỏ. Các nước như Hà Lan, Vương quốc Anh là các quốc gia đơ thị hóa dân số. Do vậy, tỷ lệ dân số dựa vào nơng nghiệp rất ít (Anh là 1,6% trong tổng số lao động, Hà Lan là 2% trong tổng số lao động).

Chính sách nơng nghiệp chung (CAP) được thiết kế theo tinh thần của Hiệp định Nông nghiệp, tiếp tục phân phối trợ cấp và trợ giá theo hướng có lợi cho các trang trại lớn.

Nhiều nhà kinh tế cho rằng, chính sách trợ cấp trong nông nghiệp của CAP không bền vững trong EU mở rộng. Việc 10 quốc gia gia nhập vào tháng 01 năm 2004 đã bắt buộc EU phải có biện pháp hạn chế việc chi tiêu vào các khoản trợ cấp cho các nước thành viên. Trong các quốc gia thành viên mới thì Ba Lan là thành viên có hai triệu nơng dân và cùng với các quốc gia khác đã làm gia tăng đáng kể số lượng nông dân. Tuy nhiên, số lượng này vẫn là một tỷ lệ nhỏ dân số và tỷ lệ tương đối nhỏ trong GDP nhưng chi phí của chính sách nơng nghiệp trợ cấp trong nước cho các chương trình này là quá nhiều.

2.2.3. Tình hình trợ cấp cho nơng nghiệp của EU

Trong bản báo cáo của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) các nước trong Liên minh Châu Âu là những nước vi phạm nặng nề nhất trong việc trợ cấp cho nơng dân của mình với số tiền lên tới 133 tỷ USD [9].

Những trợ cấp có thể đối kháng được miễn trừ không phải cắt giảm. Các biện pháp trong trợ cấp có thể đối kháng được tạo ra để hợp pháp hóa những chi phí trực tiếp cho nông dân trong EU. Các biện pháp này khiến EU khơng cần phải tiến hành cải cách các chính sách nơng nghiệp chung của mình.

EU duy trì trợ cấp nội địa hóa đối với đường, thịt bị và rau quả trong khi giảm đáng kể trợ cấp nội địa đối với ngũ cốc và hạt dầu.

Mặc dù giá thành sản xuất cao hơn các nước nhưng nhờ nhiều hình thức trợ cấp của Chính sách nơng nghiệp chung nên các sản phẩm đó được bán đi với mức giá thấp hơn giá thành như: Bột mỳ là 34%, sữa bột là 50% và đường là 75% chi phí sản xuất.

Theo Chính sách nơng nghiệp chung (CAP) một khi được hồn chỉnh, các nơng trại mỗi năm sẽ nhận tiền trợ cấp dựa trên diện tích đất canh tác thay vì được trợ cấp trên sản phẩm như trước đây. Những nông dân trước đây không được trợ cấp như người trồng rau, nơng dân khơng có mơ hình trang trại… sẽ được đưa thêm vào danh sách được hưởng trợ cấp.

Theo thống kê của tổ chức Farmsubsidy.org, các nông trại được hưởng số tiền trợ cấp lớn nhất là:

Tại Anh có Farmcare Limited trong hai năm 2007 – 2008 nhận số tiền trợ cấp là 3.788.023 Euro.

Tại Thụy Điển có KCRanch AB trong năm 2008 nhận số tiền trợ cấp là 987.004 Euro.

Tại Đan Mạch có Bregentved Godskontor trong 2008 nhận số tiền trợ cấp là 985.123 Euro.

Tại Hà Lan có Maatschap JEn GJ Schouten trong năm 2008 nhận số tiền trợ cấp là 427.350 Euro.

Theo đề xuất của Uỷ ban Châu Âu, giới hạn trợ giá cho mỗi nông trại sẽ chỉ còn là 300.000 Euro [9].

2.3. Thực tiễn của Nhật áp dụng các quy định của WTO về chống trợ cấp trong nông nghiệp nông nghiệp

2.3.1. Tổng quan nền nông nghiệp Nhật Bản

Trước khi trở thành một trong vài nước công nghiệp hàng đầu thế giới. Nhật Bản cũng là một nước nông nghiệp với tỷ lệ nông dân tổng số tương đương với Việt Nam. Trước Minh Trị Duy Tân vào năm 1868, tới 80% dân số Nhật Bản làm nghề nông và lúa là nơng sản chính. Các phương pháp thâm canh cần nhiều lao động được phát triển vì mỗi hộ gia đình chỉ có một diện tích ruộng hạn chế. Những đặc điểm nông nghiệp này đã làm gia tăng các thông lệ trong canh tác cũng như những tập tục ảnh hưởng đến toàn bộ nền văn hóa Nhật Bản.

Kể từ sau Minh Trị Duy Tân, q trình cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa đã có ảnh hưởng lớn đến nơng nghiệp Nhật Bản. Tỷ lệ nông dân trong tổng dân số, tỷ lệ đất canh tác so với tổng diện tích đất nước, và tầm quan trọng của nơng nghiệp trong tồn nền kinh tế đều giảm đi. Nhiều sự kiện và tập quán trong đời sống nông thôn Nhật Bản dần mất đi tầm quan trọng vốn có.

Nơng nghiệp Nhật Bản bắt đầu cùng với việc trồng lúa, trong số các loại cây nông nghiệp được trồng ở Nhật Bản từ thời xa xưa cịn có lúa mỳ, lúa mạch,

kê, đỗ tương, củ cải. Kể từ khi cải tiến kỹ thuật sản lượng nông nghiệp tăng cao và những vùng đất bỏ hoang suốt thời gian dài được tận dụng để canh tác.

Chính phủ giúp đỡ nhà nơng bằng cách lập các chương trình trợ cấp nhất là đối với gạo, Chính phủ cũng dành sự ủng hộ mạnh mẽ cho các trường kỹ thuật nông nghiệp, các trung tâm thử nghiệm và các chương trình mở rộng, các Hợp tác xã nông nghiệp đẩy mạnh những hoạt động tích cực kể trên của Chính phủ bằng cách cho vay với lãi suất thấp và tiến hành tiếp thị theo nhóm ở cấp độ làng xã.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật của WTO về chống trợ cấp trong nông nghiệp (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)