6. Ý nghĩa và kết cấu luận văn
2.3. Thực tiễn của Nhật áp dụng các quy định của WTO về chống trợ cấp trong nông
nông nghiệp
2.3.1. Tổng quan nền nông nghiệp Nhật Bản
Trước khi trở thành một trong vài nước công nghiệp hàng đầu thế giới. Nhật Bản cũng là một nước nông nghiệp với tỷ lệ nông dân tổng số tương đương với Việt Nam. Trước Minh Trị Duy Tân vào năm 1868, tới 80% dân số Nhật Bản làm nghề nơng và lúa là nơng sản chính. Các phương pháp thâm canh cần nhiều lao động được phát triển vì mỗi hộ gia đình chỉ có một diện tích ruộng hạn chế. Những đặc điểm nơng nghiệp này đã làm gia tăng các thông lệ trong canh tác cũng như những tập tục ảnh hưởng đến tồn bộ nền văn hóa Nhật Bản.
Kể từ sau Minh Trị Duy Tân, q trình cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa đã có ảnh hưởng lớn đến nơng nghiệp Nhật Bản. Tỷ lệ nông dân trong tổng dân số, tỷ lệ đất canh tác so với tổng diện tích đất nước, và tầm quan trọng của nơng nghiệp trong tồn nền kinh tế đều giảm đi. Nhiều sự kiện và tập quán trong đời sống nông thôn Nhật Bản dần mất đi tầm quan trọng vốn có.
Nơng nghiệp Nhật Bản bắt đầu cùng với việc trồng lúa, trong số các loại cây nông nghiệp được trồng ở Nhật Bản từ thời xa xưa cịn có lúa mỳ, lúa mạch,
kê, đỗ tương, củ cải. Kể từ khi cải tiến kỹ thuật sản lượng nông nghiệp tăng cao và những vùng đất bỏ hoang suốt thời gian dài được tận dụng để canh tác.
Chính phủ giúp đỡ nhà nơng bằng cách lập các chương trình trợ cấp nhất là đối với gạo, Chính phủ cũng dành sự ủng hộ mạnh mẽ cho các trường kỹ thuật nông nghiệp, các trung tâm thử nghiệm và các chương trình mở rộng, các Hợp tác xã nơng nghiệp đẩy mạnh những hoạt động tích cực kể trên của Chính phủ bằng cách cho vay với lãi suất thấp và tiến hành tiếp thị theo nhóm ở cấp độ làng xã. Kết quả cuối cùng là hình thành một lực lượng nơng dân tương đối dư giả, có học thức, được ưu đãi vốn cần thiết để mua giống mới cũng như phân bón để tăng sản lượng, đồng thời mua máy móc để giảm bớt nhu cầu về lao động.
Nhật Bản bị thiếu lao động bắt đầu vào cuối thập niên 50, sau khi bắt đầu tăng trưởng kinh tế nhanh chóng. Nhu cầu lớn về lao động tại các trung tâm công nghiệp đô thị khiến cho ngày càng nhiều nông dân rời bỏ nông thôn, xu hướng này kéo dài cho tới tận ngày nay. Nếu năm 1960 có 26,8% lực lượng lao động là nơng dân thì đến năm 1995 chỉ cịn 5,1%.
Năm 1965, thu nhập từ nông nghiệp của mỗi hộ gia đình nơng dân cịn chiếm 48% tổng thu nhập, nhưng đến năm 1996 chỉ còn 21,1%. Theo thống kê của Bộ nông – lâm – ngư nghiệp, tổng thu nhập bình quân mỗi năm của một hộ gia đình nơng dân Nhật Bản trong năm 1996 là 6.647.400 n, tính theo tỷ giá đó là vào khoảng 64.000 USD [78].
Dường như nông nghiệp Nhật Bản khơng thể thành cơng nếu khơng có sự phổ biến của máy móc, hóa chất và những thiết bị giúp tiết kiệm lao động. Tại các trang trại việc canh tác hầu như được tự động bằng máy, các phương thức canh tác truyền thống nhanh chóng nhường chỗ cho các máy cày, máy ủi và nhiều loại máy móc khác. Nhờ tất cả những yếu tố đó, tổng sản lượng gạo của Nhật Bản tăng từ 9,5 triệu tấn trong năm 1950 lên 13 triệu tấn vào năm 1975. Song mức tiêu thụ gạo tính theo đầu người đã giảm đi và chính phủ đang lo ngại với nhiều vấn đề như sản xuất quá nhiều và tồn kho q lớn. Các nơng dân được khuyến khích, có khi được
trợ cấp để chuyển từ trồng gạo sang các loại khác. Chính sách điều chỉnh sản xuất của Chính phủ đã bị thiếu gạo vào năm 1993 vì sản lượng gạo quá thấp.
Chỉ trong vòng một thế hệ, nền nông nghiệp truyền thống của Nhật Bản, dựa trên phương pháp thâm canh và đòi hỏi nhiều lao động, đã chuyển thành một hệ thống cần nhiều vốn và chủ yếu sử dụng máy móc. Tuy nhiên, trong tương lai cịn có một số vấn đề cần giải quyết như vấn đề trợ cấp của Chính phủ cho các nơng trang, đặc biệt là vấn đề trợ cấp chi phí sản xuất đối với gạo còn rất cao.
Xu hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn hiện nay của Nhật Bản là: Phân bổ trợ cấp trọng điểm trong nơng nghiệp, giảm thiểu điều tiết của Chính phủ trong sản xuất gạo và thúc đẩy sự tham gia của các cơng ty, hơn nữa Chính phủ Nhật Bản cũng vừa thông qua bản Kế hoạch phát triển thực phẩm, nơng nghiệp, nơng thơn.
Ngồi ra kế hoạch trên cũng nhằm nâng cao năng lực sản xuất ngành nông nghiệp, tăng khả năng tự cung tự cấp mà hiện nay đang ở trong tình trạng khơng bảo đảm.
2.3.2. Tình hình hỗ trợ nơng nghiệp của Nhật Bản
Nhật Bản áp dụng trực tiếp các quy định quốc tế về biện pháp chống trợ cấp, cụ thể trong trường hợp này là các quy định của WTO. Điều này chỉ có thể thực hiện với điều kiện hệ thống luật pháp của các nước này cho phép áp dụng trực tiếp các quy định của luật pháp quốc tế mà khơng cần có nội luật hóa. Các nước lựa chọn làm theo cách này cũng thường là những nước khơng có dự định áp dụng biện pháp chống trợ cấp một cách thường xuyên.
Trong chế độ trợ cấp nơng nghiệp, Nhật Bản sẽ áp dụng chính sách trợ cấp mới thơng qua chính sách thuế thu nhập ưu đãi cho người nông dân và chỉ trợ cấp cho những người đáp ứng đủ một số điều kiện nhất định về diện tích trồng trọt. Bộ Nông – Lâm – Ngư nghiệp sẽ ấn định mức hỗ trợ cho nơng dân. Ngồi ra, chính sách giảm thiểu sự can thiệp của Chính phủ trong nơng nghiệp sẽ được xem xét theo hướng xóa bỏ dần sự điều tiết của Chính phủ trong sản xuất nông nghiệp. Các
tổ chức đồn thể nơng nghiệp sẽ tự quyết định lượng gạo sản xuất nhằm giảm giá gạo hơn nữa trên thị trường [61, tr.153].
Việc trợ cấp cho mặt hàng gạo không những là bảo hộ nền sản xuất trong nước mà còn mang ý nghĩa truyền thống và văn hóa của người Nhật. Để bảo vệ những người sản xuất gạo, một lực lượng ủng hộ chính trị truyền thống, thơng qua 778% thuế quan đánh theo tỷ lệ tương đối với gạo nhập khẩu [61, tr.153]. Năm 2007, Nhật bản giới thiệu một hình thức thanh tốn ít lệch lạc hơn cho người nông dân theo diện tích nơng trại chứ không phải theo sản lượng. Phương thức thanh toán này kỳ vọng sẽ được dùng để chống lại việc giảm thuế quan đối với gạo – tạo điều kiện thanh tốn cho những nơng trại quy mơ lớn hơn một diện tích nhất định và nhằm vào những nông dân coi sản xuất nơng nghiệp là một cơng việc duy nhất. Chương trình mới được xem như là một phương án ít lệch lạc hơn để khoanh vùng bảo vệ và như là một cơ chế tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất lớn hơn.
Hệ thống bảo hộ nông nghiệp vẫn được tiếp tục hoạt động tốt nhờ mối liên minh ủng hộ nông nghiệp mạnh mẽ của Bộ Nông – Lâm – Ngư nghiệp. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các Hợp tác xã Nơng nghiệp Nhật Bản quyền lực chính trị đã bị giảm hơn trước do việc Hợp tác xã này đem lại một thỏa hiệp về một chương trình thanh tốn trực tiếp, chương trình này được mở rộng sang cả hình thức thanh tốn trực tiếp đối với những tiểu nơng dân bán thời gian nếu họ tự tổ chức thành một đơn vị nông nghiệp tập trung. Mặc dù cải cách này được xem là làm giảm những nỗ lực thay đổi cơ cấu sang sản xuất quy mô lớn hơn.
2.3.3. Trợ cấp trong nƣớc
Nhật Bản là nước đứng đầu về chính sách can thiệp vào cơ chế thị trường. Tính ước lượng trợ cấp sản xuất trong năm 2009 là 59% [78].
Nhật Bản hiện nay đang thực hiện một cuộc cải cách nông nghiệp sâu rộng bắt đầu từ năm tài chính 2010.
Nhật Bản đang dần cải tổ chính sách nơng nghiệp được thơng qua từ năm 1971 để kiểm soát giá gạo sau khi sản lượng lúa gạo trong nước vượt quá nhu cầu tiêu dùng. Trong bối cảnh đó, Chính phủ trợ cấp nơng dân bằng cách xuất tiền
ngân sách mua gạo khi giá gạo trong nước giảm và chỉ có những nơng dân nào tham gia vào chương trình điều tiết lúa gạo phù hợp với chính sách của Chính phủ mới được hưởng tiền trợ cấp. Đổi lại, tất cả những hộ nơng dân thực hiện chương trình điều tiết của Chính phủ đều phải bán nơng sản của mình thơng qua Hợp tác xã để duy trì mức giá cao ổn định. Đây được xem là một hàng rào phi thuế quan nhằm hạn chế việc nhập khẩu nông sản đặc biệt là gạo.
Trên thực tế, đây là việc thực thi chính sách trợ cấp của Chính phủ Nhật Bản đối với ngành nông nghiệp trong nước tồn tại nhiều thập kỷ qua. Mỗi khi sản xuất gạo trong nước rơi vào tình trạng cung vượt quá cầu, Chính phủ Nhật yêu cầu nơng dân giảm bớt diện tích trồng lúa đồng thời chuyển sang trồng màu, cho nên có thời điểm diện tích trồng lúa ở Nhật giảm đến 40% [78].
* Được và mất khi Nhật thực hiện chính sách nơng nghiệp mới
Cuộc cải cách nông nghiệp này sẽ khiến nơng dân có quyền bán nơng sản của mình với giá phù hợp với giá thị trường giúp nền nông nghiệp Nhật hội nhập sâu vào thị trường nông sản thế giới và hướng sự phát triển sang tự do hóa.
Nơng dân sẽ lựa chọn cây trồng và diện tích canh tác trồng lúa và màu theo nhu cầu của thị trường. Mặt khác, họ cũng không phải bán nơng sản cho Hợp tác xã mà tồn quyền bán theo giá thị trường. Theo thống kê năm 2009, 30% hộ nông dân không tham gia chương trình trợ cấp nơng nghiệp của Chính phủ. Như vậy, với việc áp dụng chính sách mới, số lượng các Hợp tác xã thu mua nơng sản ở Nhật có thể giảm đáng kể.
Với chính sách cải cách mới nơng dân sẽ phải chịu hậu quả trực tiếp của sự giảm giá nơng sản theo quy luật thị trường vì họ khơng cịn được nhận trợ cấp về tài chính của Chính phủ. Tuy nhiên, chính sách lúa gạo của Nhà nước vẫn ít nhiều nằm trong sự quản lý, rà sốt của Nhà nước vì một số nơng dân không tuân thủ việc cắt giảm sản xuất vẫn được hưởng lợi từ chính sách hỗ trợ cho nơng dân của Chính phủ. Theo ngân hàng dữ liệu gạo Nhật Bản, những nhà sản xuất gạo của Nhật được Chính phủ trợ cấp trực tiếp từ 3 đến 4 tỷ Yên cho chi phí sản xuất [78].
2.4. Thực tiễn của một số nước Châu Á khác áp dụng các quy định của WTO về chống trợ cấp trong nông nghiệp