6. Ý nghĩa và kết cấu luận văn
1.3. Các loại hình trợ cấp
1.3.1. Trợ cấp không thể đối kháng
* Khái niệm
Trợ cấp không thể đối kháng là loại trợ cấp khơng có sự giúp đỡ giá cả đối với người sản xuất, khơng có trợ giá hoặc chỉ trợ giá một ít đối với thương mại hàng nông sản.
Các chính sách thuộc trợ cấp không thể bị đối kháng được loại trừ hoàn toàn khỏi cam kết cắt giảm. Đó là các biện pháp hỗ trợ nhưng khơng làm bóp méo giá trị thương mại.
Xác định những trợ cấp không thể đối kháng (a) Trợ cấp khơng mang tính chất riêng biệt;
(b) Trợ cấp mang tính chất riêng biệt nhưng đáp ứng các điều kiện dưới đây:
- Trợ giúp cho các vùng khó khăn trên lãnh thổ nước thành viên theo chương trình chung phát triển vùng có nghĩa là những chương trình trợ cấp vùng là bộ phận của một chính sách phát triển vùng đồng bộ từ bản thân chính sách và được áp dụng chung và là trợ cấp phát triển vùng không được cấp cho một địa điểm địa lý riêng biệt hay về thực chất không đem lại tác động đến sự phát triển của vùng và khơng mang tính chất riêng biệt trong phạm vi vùng đủ điều kiện được hưởng trợ cấp với điều kiện sau:
+ Mỗi vùng khó khăn phải được xác định ranh giới một cách rõ ràng về địa lý với đặc điểm kinh tế và hành chính có thể làm rõ được;
+ Vùng đó được coi là một vùng khó khăn trên cơ sở những tiêu chí vơ tư và khách quan, nêu rõ ràng những khó khăn của vùng đó phát sinh từ những nhân tố khơng chỉ mang tính nhất thời; các tiêu thức đó phải được nêu rõ trong luật, quy định hay những văn bản chính thức khác để có thể cho phép kiểm tra.
+ Các tiêu chí đó bao gồm việc xác định mức độ phát triển kinh tế dựa vào ít nhất là một trong những yếu tố: (i) Trong các chỉ tiêu thu nhập tính theo đầu người hoặc thu nhập hộ gia đình tính theo đầu người và chỉ tiêu đó khơng vượt q 85% thu nhập trung bình của vùng lãnh thổ liên quan. (ii) Chỉ số thất nghiệp phải là mức thất nghiệp không dưới mức 110% mức thất nghiệp trung bình của vùng lãnh thổ liên quan và được tính tốn trong thời kỳ 03 năm, tuy nhiên cách tính đó có thể là một cách tính phức hợp hay bao gồm nhiều yếu tố khác.
- Hỗ trợ nhằm xúc tiến nâng cấp những phương tiện hạ tầng hiện có cho phù hợp với yêu cầu mới về môi trường do luật pháp hay các quy định đặt ra, làm cho các hãng phải chịu khó khăn hoặc gánh nặng tài chính hơn với điều kiện sự hỗ trợ đó:
+ Giới hạn khơng q 20% chi phí nâng cấp,
+ Khơng bao gồm chi phí thay thế và vận hành khoản đầu tư đã hỗ trợ, những chi phí này phải hồn tồn do các hãng tự chịu,
+ Phải có liên hệ trực tiếp tới hay tương ứng với các chương trình giảm tiếng ồn và ô nhiễm của doanh nghiệp và không bao gốm bất kỳ khoản tiết kiệm chi phí sản xuất nào có thể đạt được.
+ Được cấp cho mọi doanh nghiệp có thể ứng dụng thiết bị mới hay quy trình sản xuất mới.
Trợ cấp không thể bị đối kháng bao gồm các biện pháp trợ cấp thuộc một trong năm nhóm xác định và phải đáp ứng đủ ba điều kiện cụ thể.
Là thành viên WTO Việt Nam có thể tùy ý thực hiện các loại trợ cấp nông nghiệp nội địa không thể bị đối kháng, không phải cam kết cắt giảm, không bị các thành viên khác khiếu kiện.
* Năm nhóm trợ cấp có thể được xem là trợ cấp khơng thể bị đối kháng Nhóm 1: Trợ cấp cho các Dịch vụ chung
Ví dụ: Trợ cấp cho nghiên cứu khoa học; kiểm soát dịch bệnh; đào tạo; khuyến nơng; tư vấn; kiểm tra sản phẩm và mục đích sức khỏe con người; tiếp thị; thông tin thị trường; tư vấn; kết cấu hạ tầng nơng nghiệp (điện, đường, thủy lợi…)
Nhóm 2: Trợ cấp nhằm mục tiêu dự trữ an ninh lương thực quốc gia
Điều kiện: Khối lượng lương thực dự trữ phải phù hợp với các tiêu chí định trước, việc thu mua để dự trữ và thanh lý khi hết hạn dự trữ phải thực hiện theo giá thị trường.
Nhóm 3: Trợ cấp lương thực trong nước
Điều kiện: Tiêu chí để cho hưởng trợ cấp phải rõ ràng, có liên quan đến mục tiêu dinh dưỡng.
Nhóm 4: Hỗ trợ giảm nhẹ thiên tai
Ví dụ: Các khoản chi phí hỗ trợ nhằm phục hồi sản xuất nơng nghiệp cho vùng bị thiên tai.
Ví dụ: Các khoản chi phí hỗ trợ nhằm phục hồi sản xuất nông nghiệp cho những vùng bị thiên tai như giống, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, san ủi lại đồng ruộng…
Nhóm 5: Trợ cấp trực tiếp cho người sản xuất
Bao gồm:
- Hỗ trợ thu nhập (không được gắn với yêu cầu sản xuất).
- Trợ cấp tài chính của Nhà nước vào chương trình an tồn và bảo hiểm thu nhập cho nông dân (khi mất mùa hoặc mất giá).
- Hỗ trợ bù đắp thiệt hại do thiên tai gây ra.
- Trợ cấp hưu trí cho người sản xuất nông nghiệp.
- Trợ cấp điều chỉnh cơ cấu thơng qua chương trình chuyển các nguồn lực (đất đai, vật ni… khỏi mục đích sản xuất thương mại).
- Trợ cấp điều chỉnh cơ cấu thơng qua chương trình trợ cấp đầu tư (đầu tư nhằm khắc phục các bất lợi về cơ cấu)
- Trợ cấp cho các chương trình mơi trường (bù đắp chi phí sản xuất phải tăng thêm hoặc sản lượng giảm đi do thực hiện các yêu cầu về mơi trường).
- Trợ cấp theo các chương trình trợ giúp vùng (vùng có vị trí hoặc điều kiện bất lợi).
* Ba điều kiện để được xem là trợ cấp không thể đối kháng
Để được xem là trợ cấp không thể bị đối kháng, biện pháp trợ cấp phải thuộc một trong năm nhóm trên phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
Thứ nhất, là các biện pháp khơng hoặc rất ít tác động bóp méo thương mại. Thứ hai, thơng qua chương trình do chính phủ tài trợ (kể cả các khoản đáng ra phải thu nhưng được để lại).
Thứ ba, khơng có tác dụng trợ giá cho người sản xuất.