6. Ý nghĩa và kết cấu luận văn
1.4. Quy trình chống trợ cấp
Nhiều nước và vùng lãnh thổ thường vận dụng phương tiện trợ cấp để mở rộng xuất khẩu, thúc đẩy phát triển ngành sản xuất của nước mình nhưng sự trợ cấp không thỏa đáng cũng có thể gây thiệt hại đến nguyên tắc cạnh tranh công bằng trong thương mại quốc tế, đồng thời một số nước mượn cớ chống trợ cấp, vận dụng biện pháp chống trợ cấp thực hiện chủ nghĩa bảo hộ thương mại. Kết quả của nó là biện pháp trợ cấp và biện pháp chống trợ cấp đã làm bóp méo và gây thiệt hại lợi ích thương mại của các nước và ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh thương mại quốc tế. Năm 1947 khi thành lập GATT, đã có quy định nguyên tắc với trợ cấp và chống trợ cấp.
* Khái niệm chống trợ cấp
Chống trợ cấp là một trong những công cụ cần thiết (ngồi ra cịn biện pháp chống bán phá giá) nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các ngành sản xuất trong nước trước những hành vi cạnh tranh không lành mạnh thông qua việc hỗ trợ trong nước hoặc trợ cấp xuất khẩu.
1.4.1. Chế tài đối với trợ cấp bị cấm
Chế tài đối với vụ tranh chấp trợ cấp bị cấm chỉ đặt ra khi có những bằng chứng chứng minh rằng một khoản trợ cấp bị cấm đang được một thành viên khác áp dụng hay duy trì.
* Trình tự giải quyết
Thành viên có bằng chứng để chứng minh rằng thành viên bên kia đang áp dụng hay duy trì các khoản trợ cấp thì thành viên đó có thể u cầu được tham vấn.
- Hồ sơ yêu cầu tham vấn: (i) Đơn yêu cầu tham vấn
(ii) Bản trình bày chứng cứ hiện có về sự tồn tại và tính chất của trợ cấp. - Trình tự thủ tục giải quyết
Bước 1:
Nếu trong vịng 30 ngày (có thể được gia hạn nếu các bên thỏa thuận) kể từ ngày có yêu cầu tham vấn mà không đạt được giải pháp nào được các bên chấp nhận, thì bất kỳ thành viên nào tham gia tham vấn cũng có thể đưa vấn đề ra cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) để ngay lập tức thành lập một Ban hội thẩm, trừ khi DSB nhất trí khơng thành lập Ban hội thẩm để giải quyết vấn đề đó.
Bước hai:
Ngay khi được thành lập, Ban hội thẩm có thể yêu cầu sự trợ giúp của nhóm chuyên gia thường trực (PGE) để đánh giá xem xét biện pháp đang được nêu ra có phải là trợ cấp bị cấm khơng. Nếu được yêu cầu PGE sẽ tiến hành xem xét ngay các chứng cứ về sự tồn tại và các chứng cứ được nêu ra và sẽ tạo cơ hội để thành viên đang áp dụng hay duy trì biện pháp đó chứng minh rằng biện pháp đó khơng phải là trợ cấp bị cấm. Ban hội thẩm sẽ quy định thời hạn để PGE báo cáo kết luận lên Ban hội thẩm. Kết luận này không được phép sửa đổi.
Bước ba
Ban hội thẩm sẽ nộp báo cáo cuối cùng cho các bên tranh chấp trong vòng 90 ngày kể từ ngày Ban hội thẩm được thành lập và các điều khoản tham chiếu được chấp nhận.
Nếu trong bản báo cáo xác định là trợ cấp bị cấm thì Ban hội thẩm sẽ khuyến nghị thành viên đang duy trì trợ cấp xóa bỏ trợ cấp đó trong thời hạn Ban hội thẩm quy định.
Quyết định này có thể kháng cáo hoặc DSB khơng thơng qua bản báo cáo đó.
Bước bốn:
Một trong các bên không đồng ý với quyết định trong báo cáo cuối cùng thì có thể kháng cáo lên Cơ quan Phúc thẩm. Thời hạn giải quyết kháng cáo không được vượt quá 60 ngày. Báo cáo phúc thẩm sẽ đươc DSB thông qua và các bên liên quan chấp nhận một cách vô điều kiện.
DSB có quyền khơng thơng qua báo cáo phúc thẩm.
Bước năm:
Trong trường hợp khuyến nghị của DSB không được thực thi trong thời hạn được Ban hội thẩm đề ra, DSB sẽ cho phép thành viên có khiếu nại áp dụng biện pháp đối kháng tương xứng với thực tế nội dung trợ cấp bị cấm.
Theo quy định tại Khoản 6 Điều 22 của Thỏa thuận giải quyết tranh chấp (DSU), một bên tranh chấp có quyền yêu cầu trọng tài để giải quyết.
1.4.2. Chế tài đối với trợ cấp có thể bị đối kháng
* Trình tự giải quyết
Bất kỳ một thành viên có chứng cứ để chứng minh rằng một khoản trợ cấp được một thành viên khác áp dụng hay duy trì, dẫn đến thiệt hại, làm vơ hiệu hóa, suy giảm hoặc gây tổn hại nghiêm trọng cho một ngành sản xuất của mình, thành viên này có thể yêu cầu tham vấn với thành viên bên kia.
Hồ sơ yêu cầu tham vấn: - Đơn yêu cầu tham vấn.
- Có bằng chứng về sự tồn tại và tính chất của một khoản trợ cấp và thiệt hại gây ra cho ngành sản xuất trong nước, hay sự vơ hiệu hóa, suy giảm hoặc tổn hại nghiêm trọng gây ra với quyền lợi của thành viên yêu cầu tham vấn.
* Trình tự thủ tục giải quyết Bước một:
Các bên tiến hành tham vấn trong thời gian sớm nhất để làm rõ thực tế tình hình và đạt được một giải pháp giữa các bên.
Bước hai:
Nếu tham vấn không đạt được giải pháp giữa các bên trong vòng 60 ngày thì bất kỳ thành viên nào cũng có thể đưa vụ tranh chấp ra DSB và yêu cầu DSB lập Ban hội thẩm giải quyết. Thành phần và nhiệm vụ của Ban hội thẩm sẽ được xác định trong vòng 15 ngày kể từ ngày ban được thành lập.
Bước ba:
Ban hội thẩm xem xét và có báo cáo gửi cho các bên tranh chấp trong vòng 120 ngày kể từ ngày Ban hội thẩm được thành lập và điều khoản tham chiếu của ban được xác định.
Bước bốn:
Báo cáo sẽ được thơng qua trong vịng 30 ngày kể từ ngày các thành viên nhận được báo cáo, nếu một trong các bên tranh chấp kháng cáo thì sẽ gửi lên Cơ quan Phúc thẩm, cơ quan này sẽ ra quyết định bằng văn bản trong vòng 60 ngày.
Trong mọi trường hợp, thủ tục giải quyết kháng cáo cũng không quá 90 ngày.
Báo cáo phúc thẩm sẽ được thông qua vô điều kiện và được các bên tranh chấp chấp nhận.
DSB có quyền khơng thơng qua báo cáo trong vịng 20 ngày kể từ ngày gửi báo cáo tới các thành viên.
Bước năm:
Khi báo cáo được thông qua xác định có tổn hại bất kỳ trợ cấp nào dẫn tới những tác động có hại tới quyền lợi của một số thành viên khác thì thành viên trợ
cấp hay duy trì trợ cấp sẽ có những biện pháp thích hợp để loại bỏ tác động có hại hay loại bỏ trợ cấp.
Trong trường hợp một thành viên khơng thực hiện những biện pháp thích hợp để loại bỏ tác động nghịch đó hay loại bỏ trợ cấp trong vòng 6 tháng kể từ ngày DSB thơng qua báo cáo, thì DSB cho phép bên khiếu nại có biện pháp đối kháng tương xứng với mức độ và tính chất của tác động có hại đã xác định được, trừ khi nhất trí từ chối u cầu đó.
Một trong các bên có quyền yêu cầu trọng tài giải quyết tranh chấp theo quy định tại Khoản 6 Điều 22 của DSU.
1.4.3. Tham vấn và chế tài đƣợc phép trong trợ cấp không thể đối kháng
Trong quá trình thực hiện các chương trình trợ cấp được phép, cho dù chương trình đã phù hợp với các tiêu chí và quy định nhưng nếu một thành viên có lý do để tin rằng chương trình này dẫn tới những tác hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước của thành viên đó tới mức có thể gây thiệt hại khó có thể khắc phục được thì thành viên đó có thể u cầu tham vấn với thành viên đang áp dụng hoặc duy trì trợ cấp.
Nếu tham vấn không đạt được kết quả là nhằm làm rõ sự việc và để đạt tới một giải pháp có thể được các bên chấp nhận thì trong vòng 60 ngày kể từ ngày yêu cầu tham vấn thì thành viên u cầu tham vấn có thể đưa vấn đề ra trước Uỷ ban để giải quyết.
Uỷ ban sẽ xem xét sự việc, nếu xác định có sự tác động thì Uỷ ban có thể khuyến nghị với thành viên đang áp dụng trợ cấp điều chỉnh chương trình trợ cấp sao cho triệt tiêu được tác động đó.
Trong trường hợp các khuyến nghị nói trên khơng được tn thủ trong vịng 6 tháng, Uỷ ban sẽ cho phép thành viên yêu cầu được áp dụng những biện pháp đối kháng tương xứng với tính chất và mức độ của tác động đã được xác định.