Vụ tranh chấp giữa Brazil và Hoa Kỳ trong vụ kiện về trợ cấp bông – Việc áp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật của WTO về chống trợ cấp trong nông nghiệp (Trang 101)

6. Ý nghĩa và kết cấu luận văn

2.6. Vụ tranh chấp giữa Brazil và Hoa Kỳ trong vụ kiện về trợ cấp bông – Việc áp

áp dụng Hiệp định trợ cấp đối với lĩnh vực nông nghiệp

Theo luật nông nghiệp Mỹ, ngành bông, gạo và lúa mỳ được trợ cấp hơn 19 tỷ USD trong năm 2003. Riêng sản xuất bông nhận được hơn 4 tỷ USD trong khi giá trị sản lượng chỉ đạt 3 tỷ USD. Trước những ưu đãi nội bộ này, Brazil đã đưa đơn kiện ra WTO kiện Mỹ vi phạm các cam kết của mình tại tổ chức thương mại quốc tế.

Trong vụ kiện này, Brazil nhận được ủng hộ của nhiều nước như Argentina, Australia, Canada, Trung Quốc, EU, Ấn Độ…

Brazil kiện lên cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO về việc Hoa Kỳ trợ cấp cho bông là một trong những vụ kiện lớn nhất trong lĩnh vực nông nghiệp. Đặc biệt là, nó đã đưa ra một số căn cứ khích lệ hơn trước trong việc áp dụng quy định của Hiệp định trợ cấp SCM đối với trợ cấp nơng nghiệp sau khi điều khoản hịa bình đã hết hạn.

Brazil kiện 09 thành phần trong chương trình trợ cấp bơng của Hoa Kỳ, 05 trong số đó, (bao gồm thanh toán trực tiếp, thanh toán trong hợp đồng về sự linh hoạt trong sản xuất, thanh toán hỗ trợ tổn thất thị trường, thanh tốn cho chi phí đảo lộn chu kỳ và thanh toán khoản vay để tiếp cận thị trường) liên quan đến công cụ cơ bản của chính sách nơng nghiệp thực hiện cho “mùa vụ được lập kế hoạch” ở luật nông nghiệp của Hoa Kỳ.

Hai biện pháp khác là loại trợ cấp riêng cho bơng (trợ cấp bước 2 và thanh tốn cho cây bơng), và hai biện pháp mang tính áp dụng chung hơn (bảo hiểm mùa vụ và bảo lãnh tín dụng xuất khẩu).

Vụ tranh chấp trong WTO này về cơ bản tập trung vào hai vấn đề. Một là liệu các trợ cấp này có bị cấm theo Hiệp định nơng nghiệp khơng. Hai là nếu có thì liệu những trợ cấp có thể bị kiện thuộc Hiệp định trợ cấp SCM này có gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích thương mại của Brazil khơng.

Phán quyết đưa ra một số nội dung sau:

Trước tiên, hai trợ cấp (thanh toán trực tiếp và thanh toán hợp đồng sản xuất linh hoạt) khơng thuộc diện Hộp xanh lá cây vì các biện pháp này đưa ra hạn chế về việc sử dụng đất. Tuy nhiên, các biện pháp này không gây thiệt hại nghiêm trọng. Do ảnh hưởng đó nên Mỹ bị yêu cầu khai báo lại về trợ cấp trong nước trong một số năm gần đây.

Thứ hai, ba loại trợ cấp (thanh toán hỗ trợ tổn thất thị trường, thanh toán cho chi phí đảo lộn chu kỳ và thanh tốn khoản vay để tiếp cận thị trường) bị kết luận là có gây tổn thất nghiêm trọng do nó tạo tác động tiêu cực thông qua việc gây áp lực đáng kể lên giá bơng của thế giới. Do đó, Hoa Kỳ phải tiến hành các biện pháp để xóa bỏ các tác động tiêu cực này hoặc xóa bỏ trợ cấp.

Thứ ba, Loại thanh toán bước 2 cũng gây áp lực về giá nghiêm trọng cho thị trường bông thế giới. đối với những người sử dụng trong nước, các thanh toán này được sử dụng như một loại trợ cấp sử dụng hàng trong nước thay thế hàng nhập khẩu. Trong khi đó thì loại trợ cấp thanh toán cho hàng xuất khẩu bị coi là trợ cấp xuất khẩu lại chưa được đưa vào biểu cam kết của Hoa Kỳ. Do đó, Hoa Kỳ

bị yêu cầu phải xóa bỏ trợ cấp thay thế hàng nhập khẩu và trợ cấp xuất khẩu này vào tháng 7/2005.

Thứ tư, bảo lãnh tín dụng xuất khẩu cho bơng bị coi là trợ cấp xuất khẩu, không được Mỹ đưa vào cam kết. Do vậy, Hoa Kỳ phải xóa bỏ trợ cấp xuất khẩu bị cấm này vào tháng 7/2005.

CHƢƠNG 3

PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM ĐỂ THỰC THI CÓ HIỆU QUẢ CÁC CAM KẾT CỦA VIỆT NAM VỚI WTO VỀ

CHỐNG TRỢ CẤP TRONG NÔNG NGHIỆP

3.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của cơng tác hồn thiện pháp luật về chống trợ cấp

3.1.1. Yêu cầu khách quan của quá trình xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền

Một trong những yêu cầu cơ bản của xây dựng Nhà nước pháp quyền là phải xây dựng được hệ thống pháp luật minh bạch, hoàn chỉnh. Trong lĩnh vực chống trợ cấp trong nơng nghiệp, u cầu này địi hỏi phải có hệ thống quy phạm pháp luật về chống trợ cấp nói chung và chống trợ cấp trong nơng nghiệp nói riêng đầy đủ, chặt chẽ và có hiệu lực cần thiết để điều chỉnh được các quan hệ phát sinh trong vấn đề chống trợ cấp.

“Hiệu lực cần thiết” thể hiện trên các mặt

- Hệ thống quy phạm pháp luật đó phải được đặt trong các văn bản pháp luật có vị trí tương xứng trong hệ thống các văn bản pháp luật quốc gia và “không kém hiệu lực hơn các quy định của pháp luật quốc tế”.

- Hệ thống quy phạm pháp luật phải được xây dựng chặt chẽ, đầy đủ, rõ ràng, cụ thể trên tất cả các lĩnh vực hoạt động cụ thể trong lĩnh vực trợ cấp trong nơng nghiệp và phải có mối liên hệ logic biện chứng với các hệ thống quy phạm pháp luật có liên quan như các quy phạm pháp luật về chống bán phá giá, các quy định về tự vệ, các quy định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại…

- Hệ thống quy phạm pháp luật phải mang tính khả thi, nội dung phải phù hợp với cơ sở vật chất và điều kiện xã hội, phải có các biện pháp bảo đảm thực hiện, hệ thống quy phạm pháp luật đó được tổ chức thực hiện nghiêm túc bởi hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước có chức năng nhiệm vụ cụ thể rõ ràng.

3.1.2. Yêu cầu khách quan của sự nghiệp cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nƣớc và quá trình hội nhập với thế giới nƣớc và quá trình hội nhập với thế giới

Cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa ở Việt Nam là q trình đẩy nhanh tốc độ phát triển của nền kinh tế quốc dân, đặc biệt là kinh tế trong nơng nghiệp (vì hiện nay nông nghiệp vẫn chiếm gần 70% tổng số lao động). Để đảm bảo sự phát triển bền vững, cùng với các biện pháp khác, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về chống trợ cấp trong nông nghiệp là một yêu cầu khách quan khơng thể thiếu.

Cùng với q trình phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, đa dạng hóa sản phẩm. Một trong những yêu cầu khách quan của quá trình hội nhập là tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế, một trong những tổ chức kinh tế toàn cầu mà Việt Nam đã là thành viên là Tổ chức thương mại thế giới WTO. Việc gia nhập WTO địi hỏi chúng ta phải rà sốt, phát hiện, sửa đổi hoặc hủy bỏ những quy định của pháp luật Việt Nam về chống trợ cấp trong nơng nghiệp. Q trình đó cũng là q trình xem xét, bổ sung những quy định của pháp luật Việt Nam còn thiếu so với yêu cầu để đảm bảo cho luật quốc tế được nghiêm chỉnh thực hiện, đảm bảo cho sự trợ cấp trong nông nghiệp được thực hiện trong phạm vi quy định của WTO.

3.1.3. Thực trạng pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực chống trợ cấp trong nơng nghiệp nơng nghiệp

3.1.3.1. Cần có hệ thống khoa học pháp lý đáp ứng yêu cầu xây dựng pháp luật về chống trợ cấp trong nông nghiệp

Sẽ không thể xây dựng được một hệ thống quy phạm pháp luật về chống trợ cấp trong nơng nghiệp hồn chỉnh nếu khơng có một hệ thống khoa học pháp lý về lĩnh vưc này thật sự đóng vai làm cơ sở lý luận và cơ sở khoa học cho quá trình xây dựng pháp luật đó. Trách nhiệm của hệ thống khoa học pháp lý là phải làm rõ các nội dung cơ bản bản sau:

- Xác định vị trí pháp lý phù hợp của hệ thống quy phạm pháp luật về chống trợ cấp nông nghiệp trong pháp luật Việt Nam. Đó phải là các quy phạm pháp luật nằm trong các luật của Quốc Hội, trong các văn bản dưới luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành. Nếu nằm trong luật thì sẽ được quy định

chung trong Luật Nông nghiệp rồi sau đó được cụ thể hóa trong các luật chuyên ngành như Luật chống trợ cấp…

- Khoa học pháp lý cũng cần phải làm sáng tỏ những đặc điểm, những yêu cầu cần điều chỉnh đối các quy định về chống trợ cấp trong nơng nghiệp. Từ đó chỉ ra các nguyên tắc, những nội dung mà pháp luật cần phải có. Khoa học pháp lý cũng cần phải làm rõ và giải quyết thỏa đáng những vấn đề Việt Nam thực hiện các quy định pháp luật của WTO về chống trợ cấp trong nông nghiệp và cách thức áp dụng các quy định đó như vấn đề áp dụng trực tiếp hay nội luật hóa các quy định về chống trợ cấp của WTO.

Hiện nay đã có khá nhiều cơng trình nghiên cứu về vấn đề chống trợ cấp trong nơng nghiệp. Có thể kể ra một số cơng trình nghiên cứu như: Hội thảo của Bộ tài chính và Ngân hàng phát triển Châu Á về trợ cấp và gia nhập WTO: Tính tuân thủ quy định của WTO và tác động về mặt chính sách đối với Việt Nam năm 2005; Sổ tay về trợ cấp nơng nghiệp và một số cơng trình khác. Tuy nhiên, phần lớn các cơng trình đều tập trung về vấn đề trợ cấp trong nông nghiệp nhưng thiên về nghiên cứu trợ cấp trong mối quan hệ về kinh tế mà chưa có sự nghiên cứu sâu về mặt luật pháp. Vì vậy, khoa học pháp lý Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện để đáp ứng được vai trò là cơ sở lý luận và cơ sở khoa học xây dựng nên một hệ thống quy phạm pháp luật về chống trợ cấp trong nơng nghiệp hồn chỉnh.

3.1.3.2. Hệ thống quy phạm pháp luật về chống trợ cấp trong nơng nghiệp chưa có vị trí tương xứng, chưa đầy đủ

Thế giới ngày càng quan tâm hơn đên vấn đề trợ cấp trong nơng nghiệp và ngày càng cố gắng hồn thiện hơn các quy định về chống trợ cấp nhằm giảm thiểu sự trợ cấp quá mức của các nước phát triển nhằm bảo hộ nền sản xuất trong nước được thể hiện qua các vòng đàm phán Urugoay, Doha về trợ cấp và cắt giảm trợ cấp. Hơn nữa, các nước phát triển như Mỹ, EU… đã nghiên cứu và quy định về trợ cấp trong nông nghiệp một cách chi tiết. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật Việt Nam chưa được quan tâm xây dựng phù hợp với thực tiễn cũng như chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển bền vững, điều đó được thể hiện qua các nội dung sau:

- Hầu hết các quy phạm pháp luật về chống trợ cấp trong nông nghiệp đều nằm trong các văn bản dưới luật. Hiện nay các quy phạm pháp luật về chống trợ cấp trong nông nghiệp chủ yếu được đặt trong các Pháp lệnh, Nghị định. Điều này cần xem xét trong tầm quan trọng của các quy định về chống trợ cấp trong nông nghiệp của WTO cũng như ở các nước phát triển khác. Hơn nữa, Việt Nam đã là thành viên của WTO và có quan hệ thương mại ngày càng sâu rộng với các nước đang phát triển. Do vậy, pháp luật về chống trợ cấp trong nông nghiệp cũng cần hồn chỉnh để “khơng kém hiệu lực hơn các quy định của pháp luật quốc tế cũng như luật trong nước của các nước có hệ thống pháp luật hồn chỉnh”.

- Các văn bản về chống trợ cấp trong nơng nghiệp tản mạn, cịn thiếu mà nguyên nhân chính là do chưa có Luật về chống trợ cấp và chống trợ cấp trong nông nghiệp mà chỉ được xem xét và áp dụng thông qua pháp lệnh số 22/2004/PL – UBTVQH 11 ngày 20/8/2004 về chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam. Nghị định số 89/2005/NĐ – CP của Chính phủ ngày 11/7/2005 quy định chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh Chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam. Các văn bản pháp luật khác như Nghị định số 04/2006/NĐ – CP về thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ. Thông tư số 106/2005/TT – BTC về hướng dẫn thu, nộp, hoàn trả thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp và các khoản bảo đảm thanh toán thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp. Chính việc quy định này dẫn tới các hậu quả như: Sinh ra nhiều văn bản, nhiều nội dung bị bỏ qua không được điều chỉnh, dễ nảy sinh ra tâm lý cục bộ văn bản của ngành nào thì ngành ấy biết…

- Pháp luật Việt Nam về lĩnh vực chống trợ cấp trong nơng nghiệp cịn rất hạn chế. Do vậy, việc tham gia Tổ chức thương mại thế giới WTO đem đến cho Việt Nam những lợi ích thiết thực, đó là: Bổ sung cho pháp luật Việt Nam những quy định cịn thiếu và góp phần thúc đẩy nhanh q trình hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế của thế giới.

3.1.3.3. Công tác thực thi pháp luật về chống trợ cấp trong nông nghiệp luôn gắn liền với xây dựng pháp luật

Pháp luật dù có chặt chẽ, đầy đủ đến đâu cũng sẽ trở nên vô nghĩa nếu không được thực hiện. Vốn là một nước đang phát triển và hơn nữa là có hệ thống pháp luật đang trong giai đoạn hồn thiện thì việc nghiên cứu để tìm ra những biện pháp bảo đảm cho pháp luật thực thi có hiệu quả là hết sức cần thiết. Hiện tại việc thực thi pháp luật về chống trợ cấp trong nơng nghiệp cịn nhiều hạn chế trên các phương diện: Hoạt động của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tổ chức thực hiện pháp luật, hoạt động tuân thủ pháp luật của các chủ thể nhưng hơn hết là Việt Nam hầu như chưa có vụ kiện nào về trợ cấp trong nơng nghiệp do vậy chưa có nhiều kinh nghiệm trong vụ kiện chống trợ cấp trong nông nghiệp.

3.2. Những đề xuất để sử dụng có hiệu quả các chính sách trợ cấp được phép

Năm 2010, khi Việt Nam đang thực hiện các bước hội nhập tích cực vào nền kinh tế quốc tế bằng việc đã tham gia các tổ chức thương mại khu vực, ký kết các điều ước thương mại - đầu tư song phương và đa phương, đặc biệt là đàm phán gia nhập WTO. Trong bối cảnh đó, xu hướng tất yếu là hàng rào bảo hộ thuế quan và phi thuế quan của Việt Nam sẽ ngày càng giảm, cịn các nước khác vẫn tiếp tục duy trì, thậm chí ngày càng tăng cường trợ cấp cho các nhà sản xuất của họ. Trước tình hình đó, Việt Nam cần phải dự kiến các công cụ bảo hộ mới phù hợp với luật thương mại quốc tế. Biện pháp chống trợ cấp vừa là công cụ bảo hộ hợp pháp cho nhà sản xuất trong nước, vừa đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng với các nhà sản xuất nước ngoài.

Biện pháp chống trợ cấp cần được xem xét trong tổng thể các biện pháp bảo hộ khác, đặc biệt là tự vệ và thuế chống bán phá giá. Các biện pháp này có một số đặc điểm tương đồng, đặc biệt là ở khâu điều tra về thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước. Các cơng cụ này cũng có nhiều điểm có thể bổ sung cho nhau để phục vụ một mục tiêu chung là bảo hộ sản xuất trong nước.

Sử dụng thuế chống trợ cấp chỉ có thể được áp dụng sau khi có đầy đủ thơng tin về trợ cấp và có tổ chức bộ máy hồn thiện để có thể áp dụng thuế chống

trợ cấp một cách hiệu quả. Thực tế cho thấy, việc áp dụng biện pháp thuế chống trợ cấp thường bị các nước phản ứng. Vì vậy, nếu áp dụng phải hết sức chặt chẽ, tuân thủ đầy đủ các quy định quốc tế để tránh bị nước ngoài trả đũa.

Để áp dụng các hình thức trợ cấp có hiệu quả, Việt Nam cũng cần quan tâm và xem xét đến yếu tố thuế trong đó bao gồm cách thức và tỷ lệ thu thuế nông

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật của WTO về chống trợ cấp trong nông nghiệp (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)