6. Ý nghĩa và kết cấu luận văn
2.5. Thực tiễn của Việt Nam áp dụng các quy định của WTO về chống trợ cấp trong
2.5.2. Đánh giá tính tn thủ với quy định về trợ cấp nơng nghiệp WTO của Việt
chấp của WTO, đó là cơ hội được đối xử công bằng hơn trên thị trường quốc tế.
Một trong những điểm khác biệt về quan niệm giữa Việt Nam và WTO đó là phân loại sản phẩm nơng nghiệp.
Tại Việt Nam, sự phân loại các sản phẩm nơng nghiệp có sự khác biệt trong khái niệm về hàng nông sản so với WTO. Theo sự phân chia có tính chất tương đối của Việt Nam, nông nghiệp thường được hiểu theo nghĩa rộng là bao gồm nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), thủy sản, lâm nghiệp và diêm nghiệp. Các ngành chế biến nông, lâm, thủy sản lại được gộp vào lĩnh vực cơng nghiệp.
Chính sự khác biệt này dẫn tới một hệ quả là: Một số sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam lại bị xếp vào sản phẩm phi nông nghiệp (thủy sản). Do vậy, thủy sản sẽ không được hưởng các quy chế như các mặt hàng nông sản và ngược lại một số mặt hàng phi nông nghiệp của Việt Nam lại là những mặt hàng nông sản theo pháp luật của WTO.
2.5.2. Đánh giá tính tn thủ với quy định về trợ cấp nơng nghiệp WTO của Việt Nam Việt Nam
Trợ cấp nông nghiệp của Việt Nam được mô tả đầy đủ tại bản kê khai trợ cấp nông nghiệp ACC4. Trợ cấp nông nghiệp bao gồm cả trợ cấp xuất khẩu trợ cấp nội địa đều được quy định chặt chẽ trong WTO, và phải tuân thủ với các cam kết cắt giảm được đưa ra trong đàm phán. Tuy nhiên, như đã đề cập từ trước, sau khi gia nhập, các trợ cấp này có thể bị áp dụng biện pháp đối kháng và có thể về nguyên tắc sẽ bị kiện do điều khoản hịa bình đã hết hạn. Tuy nhiên, những trợ cấp nông nghiệp của Việt Nam ít có khả năng bị kiện trừ khi Việt Nam tăng trợ cấp đáng kể gây thiệt hại hoặc gây ra sự suy giảm bán hàng hoặc không bán được hàng của nước đối tác khác.
WTO dành ân hạn cho phép Việt Nam được bảo lưu quyền được hưởng một số quy định riêng của WTO dành cho các nước đang phát triển, cho phép đước áp dụng với mức tổng trợ cấp không quá 10% giá trị sản lượng của sản phẩm được hưởng.
Việt Nam còn bảo lưu thêm một số khoản trợ cấp mỗi năm khoảng 4.000 tỷ đồng, có thể nói, trong thời gian ngắn tới, ngân sách nước ta chưa đủ sức để trợ cấp cho nông nghiệp ở mức này. Các loại trợ cấp mang tính chất khuyến nơng hay trợ cấp phục vụ cho phát triển nông nghiệp được WTO cho phép nên Việt Nam được áp dụng không hạn chế.
Vào WTO Việt Nam vẫn được hưởng mức trợ cấp là 10%, về cơ bản sẽ khơng có vướng mắc lớn bởi trị giá trợ cấp hiện tại của Việt Nam còn rất thấp so với trị giá tổng trợ cấp được phép trong nông nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế, trong quá trình thực thi các nghĩa vụ này, Việt Nam cần thận trọng với những hình thức trợ cấp đang áp dụng để tránh bị “ghép” vào diện trợ cấp bị cấm một cách gián tiếp.
Việt Nam áp dụng các chương trình trợ cấp tập trung vào một số nhà sản xuất hoặc một số loại hoạt động cụ thể nhằm thực hiện chiến lược hiện đại hóa và cơng nghiệp hóa của mình. Cụ thể, các chương trình này gồm có trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp trong nước chủ yếu được cung cấp từ nguồn tài chính của Nhà nước. Các biện pháp chủ yếu dưới hình thức ưu đãi thuế, bao gồm ưu đãi thuế nhập khẩu, tín dụng ưu đãi và đặc biệt là trợ cấp bằng tiền mặt trực tiếp từ ngân sách Nhà nước.
Một số chương trình trợ cấp nơng nghiệp hiện Việt Nam đang áp dụng sẽ được phân loại là trợ cấp bị cấm theo quy định của WTO, cơ bản được quy định trong Hiệp định nơng nghiệp.
Trong q trình đàm phán gia nhập WTO, các nước thành viên cho rằng các điều khoản của WTO, vốn được xây dựng để áp dụng cho các nước nghèo đang phát triển, sẽ không được áp dụng đối với Việt Nam, và do đó u cầu Việt Nam xóa bỏ các chương trình trợ cấp nêu trên kể từ thời điểm gia nhập. Việt Nam đã cam kết đáp ứng yêu cầu này đối với các khoản trợ cấp trực tiếp từ ngân sách Nhà nước. Đây là giai đoạn đem lại lợi ích kinh tế dài hạn cho Việt Nam do các biện pháp trợ cấp xuất khẩu khơng có cơ sở vững chắc. Mặc dù WTO cho phép duy trì các chương trình trợ cấp xuất khẩu đang tồn tại dành cho sản phẩm nông nghiệp
nếu không vượt ngưỡng cam kết nhưng các thành viên vẫn đề nghị Việt Nam xóa bỏ các chương trình này ngay kể từ thời điểm gia nhập. Việt Nam đã cam kết chấm dứt chương trình trợ cấp cho cà phê từ thời điểm gia nhập và xóa bỏ tồn bộ trợ cấp xuất khẩu nông sản (sau 03 năm kể từ thời điểm gia nhập). Việc cam kết xóa bỏ trợ cấp xuất khẩu nơng nghiệp với khung thời gian ngắn nhất.
Hỗ trợ xuất khẩu và tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới là các chương trình mà Việt Nam đang đẩy mạnh trong thời gian gần đây. Về mặt nguyên tắc, các chương trình trợ cấp này đối với hàng nơng nghiệp sẽ bị coi là trợ cấp bị cấm theo quy định của Hiệp định SCM, nhưng trên thực tế, việc triển khai thực hiện quy định này cịn chưa rõ ràng, vì hầu hết các nước đều có chương trình trợ cấp này, với mức độ hết sức khác nhau. Do vậy, các hình thức trợ cấp này đều ít bị đặt vấn đề vi phạm nếu như không quá tập trung vào sản phẩm Việt Nam vốn đã có lợi thế cạnh tranh xuất khẩu. Đối với sản phẩm nông sản, theo quy định của WTO, hỗ trợ maketting và vận tải thuộc diện trợ cấp xuất khẩu phải đưa vào cam kết cắt giảm của các nước thành viên nhưng quy định này không áp dụng đối với các nước đang phát triển trong “giai đoạn thực hiện cam kết”, trong Hiệp định Nông nghiệp (tức là đến hết năm 2005). Điều khoản áp dụng với các nước đang phát triển đã được kéo dài trên thực tế và Việt Nam được hưởng sự vận dụng của điều khoản này và được phép cung cấp các chương trình trợ cấp liên quan đến maketting và hỗ trợ giá vận tải mà không chịu giới hạn nào của WTO. Tuy nhiên, cũng có thể có những nước thành viên sẽ yêu cầu Việt Nam cân nhắc khơng duy trì các chương trình này. Kinh nghiệm của các nước mới gia nhập cho thấy khả năng này ít xảy ra và có thể nhận thấy rằng chẳng có lý do gì để u cầu xóa bỏ những chương trình này. Ngồi ra, việc u cầu xóa bỏ các chương trình này khi gia nhập vẫn mở ra khả năng cho Việt Nam tái áp dụng lại các biện pháp này khi đã là thành viên của WTO.
Hỗ trợ tài chính cho xuất khẩu, bao gồm tín dụng ưu đãi, bảo hành và bảo hiểm xuất khẩu cũng là những chương trình được Việt Nam đẩy mạnh trong thời gian gần đây, Theo Hiệp định SCM các chương trình trợ cấp này thuộc diện trợ
cấp xuất khẩu bị cấm, trừ khi các chươg trình này được thực hiện trong khn khổ OECD. Tuy nhiên, hầu hết các nước thành viên đều có các chương trình trợ cấp tương tự trên thực tế, nên khả năng các chương trình trợ cấp này bị đặt vấn đề vi phạm là gần như khơng có, trừ khi các chương trình hỗ trợ tập trung vào những các sản phẩm đã có lợi thế xuất khẩu. Những chương trình trợ cấp này với hàng nông nghiệp không được điều chỉnh bởi quy định của WTO, dù rằng các nước thành viên vẫn luôn đàm phán và tuân thủ theo các nguyên tắc đa phương này.
Trợ cấp trong nước đối với các sản phẩm nông nghiệp được coi là biện pháp thuộc trợ cấp bị cấm. Ví dụ, hỗ trợ giá thị trường, thuộc diện các biện pháp phải cam kết cắt giảm và Việt Nam phải thực hiện đầy đủ các cam kết này. Tuy nhiên, ngoại trừ với trường hợp của sản phẩm đường, tổng mức hỗ trợ gộp (AMS) của Việt Nam thực tế còn thấp hơn mức 10 % của giá trị tổng sản lượng, là mức được coi là không đáng kể theo quy định của WTO (de minimis), nên khơng địi hỏi Việt Nam phải cam kết cắt giảm. Do vậy, Việt Nam có khơng gian chính sách đáng kể đối với nhóm biện pháp này. Các chương trình phát triển và các chương trình thuộc trợ cấp không thể bị đối kháng cho phép các nước đang phát triển thực hiện trợ cấp đầu vào mà không phải đưa bất cứ cam kết nào, vì vậy Việt Nam sẽ không bị hạn chế bởi quy định của WTO.
Việc chấm dứt hiệu lực của điều khoản quy định về thời gian quá độ cho một số biện pháp nhất định vào năm 2004 cũng có thể tạo ra các tình huống vận dụng Hiệp định SCM theo nhiều cách khác nhau, ngay cả đối với các biện pháp trợ cấp xuất khẩu. Cụ thể, một biện pháp trợ cấp xuất khẩu dù đã được bảo lưu phù hợp với Hiệp định Nơng nghiệp, thì vẫn bị phân loại là trợ cấp có thể bị đối kháng theo Hiệp định SCM. Tuy nhiên, Việt Nam về cơ bản sẽ khơng chịu ảnh hưởng từ khía cạnh này, trừ khi trợ cấp nông nghiệp của Việt Nam tăng lên đáng kể với các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh xuất khẩu. Như vậy, tất cả các chương trình trợ cấp, bao gồm trợ cấp xuất khẩu, hỗ trợ trong nước cho nơng nghiệp đều có thể bị áp dụng biện pháp đối kháng căn cứ trên thiệt hại của các đối tác thương mại, dù rằng
khả năng xảy ra trường hợp này với Việt Nam là không cao, trừ khi Việt Nam tăng lên đáng kể các chương trình trợ cấp của mình.
Hầu hết các chương trình trợ cấp của Việt Nam đều được thực hiện dưới hình thức ưu đãi thuế, đặc biệt là miễn giảm thuế thu nhập, tín dụng hoặc cho vay ưu đãi, gồm cả hỗ trợ lãi suất và bảo lãnh Chính phủ. Như vậy, giá trị của các chương trình trợ cấp do chính phủ cung cấp chính là khoản thuế đã không thu được và giá trị chênh lệch lãi suất khi cho vay. Khi Chính phủ đưa ra một khoản vay, Chính phủ chưa phát sinh bất cứ chi phí trực tiếp nào nhưng đây vẫn được coi là một khoản trợ cấp do người đi vay có thể tiếp cận được nguồn vốn vay với mực lãi suất thấp hơn so với lãi suất thương mại thông thường vì mức độ rủi ro của người đi vay được bảo lãnh sẽ được giảm tối thiểu. Các chương trình bảo lãnh như vậy đặt Chính phủ trước các nghĩa vụ tài chính tiềm năng do có thể bị yêu cầu thanh tốn nghĩa vụ tài chính của các bên đi vay khi họ mất khả năng trả nợ.
Thực hiện cho vay ưu đãi thông qua các Ngân hàng Nhà nước cũng được coi là một hình thức trợ cấp với giá trị trợ cấp bằng với phần bù chênh lệch lãi suất. Ngoài ra một số loại trợ cấp nhất định, đặc biệt là trợ cấp xuất khẩu cịn được đưa ra dưới hình thức cấp trực tiếp bằng tiền mặt.
2.5.3. Trợ cấp trong nƣớc theo khuôn khổ WTO trong giai trƣớc ngày 11/01/2007
Theo tổng hợp và khai báo của Việt Nam trong bảng ACC4: Tổng số khoảng 18,5 ngàn tỷ đồng trợ cấp sản xuất trong nước đối với nông sản kể cả 03 nhóm trợ cấp khơng bị đối kháng chiếm hơn 66%, trợ cấp có thể bị đối kháng chiếm 11%, còn lại khoảng 23% thuộc trợ cấp bị cấm [32, tr.84].
2.5.3.1. Trợ cấp không thể bị đối kháng
Đây là khn khổ các chính sách được Việt Nam hỗ trợ nhiều nhất, hàng năm hỗ trợ từ 9 đến 14 ngàn tỷ đồng.
Xét về từng nhóm hoạt động thì 05 nhóm hoạt động được chi nhiều hơn theo thứ tự từ cao xuống thấp, gồm có: (i) chi cho xây dựng cơ sở hạ tầng thủy lợi, (ii) chương trình hỗ trợ vùng, (iii) chi hỗ trợ thiên tai, (iv) chi cho dự trữ quốc gia,
(v) chi cho công tác khuyến nông và dịch vụ tư vấn. Chỉ riêng 05 nhóm này đã chiếm hơn 90% tổng chi trong khuôn khổ trợ cấp khơng bị đối kháng. Trong đó chi cho dịch vụ cơ sở hạ tầng chiếm tỷ lệ 47%. Thực chất chi cho cơ sở hạ tầng không chỉ phục vụ nông nghiệp mà là hầu như đa mục tiêu, ngoài thủy lợi các mục tiêu hết sức quan trong hơn là cơng trình bảo vệ con người, tài sản, cơ sở kinh tế, cơ sở hạ tầng cho cộng đồng trong vùng. Trong khi đó chi cho ngiên cứu khoa học nông nghiệp chiếm một tỷ lệ rất thấp, chưa tới 2,5%, dịch vụ đào tạo cũng chỉ chiếm 2%. Như vậy, có sự mất cân đối và bất hợp lý về chính sách chi tiêu trong khn khổ trợ cấp không bị đối kháng cho nông nghiệp. Phần chi tiêu cho cơ sở vật chất kỹ thuật sản xuất, cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất cây, con giống… chưa được quan tâm đúng mức.
Các biện pháp trợ cấp không bị đối kháng (miễn trừ cam kết)
Loại chính sách Mơ tả theo quy định của phụ lục 2 Giá trị (Triệu VNĐ)
Dịch vụ chung Nghiên cứu 500,000 Dịch vụ chung Dịch vụ tư vấn và khuyến nông 1,000,000 Dịch vụ chung Giám sát sâu bệnh 6,500,000 Dịch vụ chung Thiết lập hệ thống thông tin thị trường 10,000,000 Dịch vụ chung Hạ tầng cơ sở 5,000,000 Dự trữ quốc gia vì
mục tiêu an ninh lương thực
Dự trữ thực phẩm thiết yếu vì mục tiêu an ninh lương thực
500,000
Bảo hiểm thu nhập và chương trình
phúc lợi xã hội
Trợ cấp thất nghiệp cho nông dân 2,000,000
Chi trả giảm nhẹ thiên tai, dịch bệnh
Chi trả bồi thường cho người chăn ni có gia súc, gia cầm bị tiêu hủy do dịch bệnh
Hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu thông qua
trợ cấp đầu tư
Trợ cấp cho nông dân chuyển từ trồng lúa sang chăn ni
2,000,000
Chương trình mơi trường
Trồng rừng trên đất hoang, khai hoang 3,000,000 1,000,000 Chương trình trợ
giúp vùng
Trợ giúp nơng dân ở những vùng khó khăn sản xuất và buôn bán đồ thủ công
10,000,000
Bảng 2.1. Bảng DS:1. Giai đoạn báo cáo: 2002 – 2007 [46, tr.9].
2.5.3.2. Trợ cấp có thể bị đối kháng
Chính phủ Việt Nam đã thực hiện một số chính sách và giải pháp trợ cấp nơng nghiệp thuộc phạm vi trợ cấp có thể bị đối kháng. Phân tích cơ cấu chi ngân sách theo bảng ACC4 của Việt Nam chủ yếu tập trung vào 03 nhóm giải pháp, đó là: (i) Trợ cấp đầu tư, (ii) Trợ cấp đầu vào cho người có thu nhập thấp hoặc nghèo nguồn lực, (iii) Trợ cấp để khuyến khích chuyển đổi từ trồng cây thuốc phiện sang trồng và hoạt động sinh kế khác. Tổng chi cho các chính sách này bình quân 1 năm dưới 2000 tỷ đồng, trong đó chủ yếu trợ cấp đầu tư và trợ giá đầu vào (chiếm hơn 97%). Hoạt động trợ cấp này được thực hiện bằng ngân sách Trung ương hỗ trợ và chi ngân sách địa phương thơng qua chương trình cụ thể.
Các miễn trừ cam kết – Đối xử đặc biệt và khác biệt
Loại Mô tả biện pháp Giá trị
Trợ cấp đầu tư Trợ cấp nông dân mua máy kéo 3,000,000 Trợ cấp đầu vào cho những
người có thu nhập thấp hoặc nông dân ở vùng khó khăn
Cung cấp hạt giống, con giống cho nông dân (ngân sách Trung ương và địa phương)
1,000,000
Trợ cấp chuyển đổi cây thuốc phiện sang trồng các cây khác
Cung cấp cây giống, phân bón cho nơng dân (ngân sách Trung ương và địa phương)
2,000,000
2.5.3.3. Trợ cấp bị cấm
WTO nghiêm cấm mọi hình thức trợ cấp xuất khẩu nơng sản. Nước nào có trợ cấp xuất khẩu thì phải kê khai và cam kết cắt giảm. Tuy nhiên, đối với những nước đang phát triển như Việt Nam được duy trì 02 loại trợ cấp là:
Thứ nhất, Trợ cấp tiếp thị xuất khẩu.
Thứ hai, Trợ cấp cước phí vận chuyển trong nước và quốc tế đối với hàng xuất khẩu.
Trong những năm gần đây, Nhà nước trợ cấp cho ngành nông nghiệp thuộc trợ cấp bị cấm bao gồm trợ cấp trực tiếp cho một số nông sản cụ thể nhằm thúc