KHOẢN ĐIỀU CHỈNH

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trị giá hải quan của WTO, thực trạng và áp dụng tại Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 27 - 38)

1) Phương pháp 1: Trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu

KHOẢN ĐIỀU CHỈNH

ĐIỀU CHỈNH (ĐIỀU 8) + = =

Do vậy, khi xác định trị giá cần phải xem xét việc bán hàng phải là để xuất khẩu đến nước nhập khẩu.

- Yếu tố thời gian

Phương pháp xác định trị giá giao dịch không dẫn chiếu tới một chuẩn mực về thời gian ngoài giao dịch thực tế. Do vậy, nếu mọi điều cần thiết đã thỏa mãn cho Điều 1 thì trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu sẽ được chấp nhận mà không cần xem xét sự khác biệt giữa thời điểm của hợp đồng mua bán đã ký kết so với thời điểm hàng thực nhập khẩu đã được xác định trị giá Hải quan. Yếu tố này bỏ quan mọi sự biến động của giá cả thị trường sau thời điểm hợp đồng đó được ký kết.

- Yếu tố về số lượng

Xác định trị giá giao dịch theo hiệp định trị giá GATT không quy định về điều kiện số lượng, do đó giá thực tế đã thanh toán hoặc sẽ phải thanh tốn cho hàng hóa nhập khẩu khơng chịu sự điều chỉnh về mặt số lượng.

Tuy nhiên, việc điều chỉnh giảm giá theo số lượng có thể chấp nhận, trừ khi có liên quan đến hàng hóa nhập khẩu theo các giao dịch trước, trong những trường hợp này, việc truy giảm thể hiện sự tín nhiệm trong các giao dịch trước đó và khơng được tính đến, việc quyết định liệu có thể điều chỉnh theo trị giá của các lơ hàng trước đó sẽ tùy thuộc vào quy định của luật pháp từng quốc gia.

- Yếu tố về giá thực tế đã thanh toán hoặc sẽ phải thanh toán

Giá thực tế đã thanh toán hoặc sẽ phải thanh tốn là khái niệm nói lên một giá trị thực sự, nghiêm túc, cụ thể (một khái niệm hồn tồn mang tính thực tiễn).

Chú giải của Điều 1 đã chỉ rõ rằng giá thực tế đã thanh toán hoặc sẽ phải thanh tốn đối với hàng hóa nhập khẩu là tổng số tiền được trả hoặc sẽ phải trả bởi người mua cho người bán.

Nghị định thư cũng làm rõ thêm về thuật ngữ này bằng cách chỉ ra rằng giá thực tế đã thanh toán hoặc sẽ phải thanh toán bao gồm tất cả các

khoản thực tế đã được xác định hay được xác định như một điều kiện mua bán hàng hóa nhập khẩu của người mua thực hiện đối với người bán hàng, hoặc do người mua hàng thực hiện đối với bên thứ ba để thỏa mãn điều kiện của người bán hàng.

Thuật ngữ "đã thanh toán" hoặc "sẽ phải thanh tốn" nghĩa là nếu hàng hóa được thanh tốn trước khi xác định trị giá thì giá đã được thanh tốn dùng làm cơ sở xác định trị giá, nếu hàng hóa chưa được thanh tốn thì giá sẽ thanh toán sẽ được dùng làm cơ sở để xác định trị giá.

Việc thanh toán theo chú giải quả Điều 1 thì khơng nhất thiết phải thực hiện dưới dạng chuyển tiền mà thanh tốn có thể thực hiện bằng thư tín dụng hoặc các chứng từ có thể chuyển nhượng được dưới các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp.

(e). Các khoản điều chỉnh theo điều 8

Điều 8 của Hiệp định quy định những nội dung điều chỉnh theo giá thực tế đã thanh toán hoặc sẽ phải thanh toán với những yếu tố nhất định tạo thành một phần trị giá Hải quan mà người mua phải gánh chịu nhưng chưa bao gồm trong giá thực tế đã thanh toán hoặc sẽ phải thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu. Các yếu tố này gồm có:

+ Chi phí hoa hồng và mơi giới

Đây là loại chi phí cho người trung gian nhận được trong một giao dịch hoặc là từ bên bán, hoặc từ bên mua và hoạt động như thế được coi là độc lập với cả hai bên.

- Chi phí hoa hồng cho các đại lý.

Đại lý là một người hay một công cụ chịu trách nhiệm mua hàng hay bán hàng cho chính chủ, người này tham gia vào việc ký kết hợp đồng mua bán, đại diện hoặc cho người bán hoặc cho người mua.

Tiền thù lao trả cho đại lý thông thường được trả theo tỷ lệ phần trăm trên tổng giá trị lô hàng và được gọi là tiền hoa hồng.

Hiệp định quy định rằng chi phí tiền hoa hồng bán hàng được cộng vào trị giá giao dịch nhưng chi phí hoa hồng mua hàng thì khơng phải cộng vào trị giá giao dịch.

Vì vậy, phải phân biệt hai loại hình đại lý theo vai trị mà họ cảm nhận để quyết định có cộng vào trị giá giao dịch hay khơng, chứ không phải dựa vào tên gọi của họ.

Đại lý bán hàng:

Tiền hoa hồng cho đại lý bán hàng do người bán trả và thường được thể hiện trên hóa đơn bán hàng.

Một số chức năng chung của đại lý bán hàng gồm: - Tìm kiếm khách hàng cho người bán;

- Gửi mẫu hàng và chuyển đơn đặt hàng của người mua đến người bán; - Trợ giúp việc mua bảo hiểm, kho bãi, bốc xếp và vận chuyển; - Giúp các chứng từ xuất kho, chuẩn bị các hóa đơn xuất hàng…

Đại lý mua hàng:

Thuật ngữ tiền hoa hồng mua hàng được định nghĩa tại Chú giải Điều 8 là loại chi phí do người nhập khẩu trả cho đại lý của anh ta theo những dịch vụ mà đại lý thực hiện hay cho người xuất khẩu ở nước ngoài trong việc mua hàng hóa đang được xác định trị giá.

Một số chức năng của đại lý mua hàng:

- Tìm kiếm người cung cấp hàng hóa, kiểm tra nguồn hàng từ nhiều người bán hàng.

- Nêu ra những yêu cầu của người mua cho người bán. - Lấy mẫu hàng cho người mua kiểm tra.

- Trợ giúp người mua thỏa thuận được giá cả hợp lý nhất. - Giúp dàn xếp mua bảo hiểm, chuyên chở và giao hàng. - Chuẩn bị các chứng từ liên quan đến hàng hóa.

Tiền hoa hồng cho đại lý mua hàng do người mua trả và được tách khỏi trị giá thanh tốn cho hàng hóa.

+ Phí mơi giới:

Người mơi giới cũng là người trung gian trong một giao dịch, nhưng khác với Đại lý, người môi giới không đại diện riêng cho một bên nào mà anh ta đại diện chung cho cả người mua và người bán.

Vai trò, chức năng của người môi giới là đưa cả hai bên cùng tham gia vào giao dịch.

Thông thường, người môi giới chuyên trách những loại hàng hóa đặc biệt như là hàng hóa ở dạng thô về dầu, ngũ cốc, đường v.v… Khoản tiền thù lao trả cho người môi giới được gọi là Phí mơi giới và được trích trả theo tỷ lệ phần trăm cho mỗi kết quả giao dịch.

Nhưng khác với phí hoa hồng, phí mơi giới dù là do người bán hay người mua hoặc là do cả hai bên trả thì phí này đều được tính vào giá thực tế đã thanh tốn hoặc sẽ phải thanh tốn.

+ Chi phí về th cơng ten nơ và bao bì, đóng gói

Điều 8 quy định các khoản tính thêm về phí thuê cơng ten nơ, phí đóng gói bao gồm cả chi phí nhân cơng, vật liệu được coi như hợp nhất với hàng hóa để xác định trị giá Hải quan.

Lưu ý rằng, mục đích ở đây khơng tính chi phí th cơng ten nơ đường biển lớn như loại 20 đến 40 feet, các loại giá để hàng, các lõi, các thùng chứa hàng sử dụng nhiều lần, và các dụng cụ khác trong vận tải quốc tế được sử dụng như một phương tiện vận tải xếp vào loại không bắt buộc điều chỉnh.

Các chi phí th cơng ten nơ và chi phí đóng gói do người mua chịu sẽ được tính vào giá thực tế đã thanh toán hoặc sẽ phải thanh tốn trong chừng mực chưa được tính vào giá, trừ các khoản chi phí do người bán chịu, như các khoản sau đây:

- Hộp hay thùng, túi bên ngồi, bên trong (bằng kim loại, gỗ, cát tơng, giấy plastic…) tạo nên bao bì để xuất khẩu, để bán lẻ…

- Nguyên liệu để đóng gói như tấm chèn bằng bìa, xốp, giấy vụn, rơm rạ, bọt biển…

- Chi phí nhân cơng liên quan đến việc đóng bao bì, sắp xếp hàng hóa phù hợp với điều kiện mơi trường và vận chuyển hàng hóa.

- Chi phí th các loại cơng ten nơ thùng đặc biệt để đựng hàng hóa đặc biệt cần cách ly, bảo quản theo chế độ riêng như: các hóa chất, hàng thực phẩm tươi sống, bia…

+ Các chi phí về vật liệu, dịch vụ

Theo quy định của Điều 8, khi xác định trị giá Hải quan sẽ phải cộng vào giá thực tế đã thanh toán hoặc sẽ phải thanh tốn các chi phí về hàng hóa, dịch vụ do người mua cung cấp (miễn phí hay với giá ưu đãi) trực tiếp hay gián tiếp để phục vụ cho quá trình sản xuất và bán hàng xuất khẩu cho người nhập khẩu, các chi phí phải cộng vào là:

- Nguyên vật liệu, các bộ phận, cấu kiện, phụ tùng cấu thành hàng hóa nhập khẩu.

- Nguyên liệu tiêu hao trong q trình sản xuất hàng hóa nhập khẩu. Loại hình phụ trợ này bao gồm nhiều loại hàng hóa, nguyên phụ liệu khác nhau được sử dụng trong q trình sản xuất nhưng khơng nhất thiết phải đồng nhất với sản phẩm cuối cùng.

- Dự án, thiết kế kỹ thuật, chi phí triển khai, thiết kế mỹ thuật, thiết kế mẫu, sơ đồ phác họa được thực hiện ở bất cứ nơi nào ngoài nước nhập khẩu và cần thiết để sản xuất hàng hóa nhập khẩu.

- Dự án kỹ thuật: là sản phẩm của một công ty chuyên môn hay chi

nhánh công ty, sử dụng đội ngũ chuyên gia như: kỹ sư, kiến trúc sư, các nhà kinh tế.

Dự án kỹ thuật là một sự kết hợp nghiên cứu khoa học và tốn học, trong đó có ngun liệu và các nguồn năng lượng được sử dụng để tạo ra sản phẩm kết cấu, máy móc, hệ thống….

- Hoạt động thiết kế: là công việc bao gồm việc thiết kế mỹ thuật, lên

sơ đồ, phác đồ để cụ thể hóa cơng tác nghiên cứu và triển khai (nó bao gồm các bản vẽ chuyên môn về từng lĩnh vực).

+ Lệ phí bản quyền, lệ phí giấy phép và các khoản lãi

- Lệ phí bản quyền và lệ phí giấy phép: liên quan đến hàng hóa nhập khẩu được xác định trị giá mà người mua phải thanh toán trực tiếp hoặc gián tiếp như một điều kiện bán hàng đã được xác dịnh trong chừng mực mà khoản tiền bản quyền và phí giấy phép đó chưa được tính vào giá thực tế đã thanh tốn hoặc sẽ phải thanh toán.

Hiệp định đưa ra một số điều kiện và các phụ phí đối với tiền bản quyền và lệ phí giấy phép như một khoản điều chỉnh theo Điều 8.

Tức là chúng phải liên quan đến hàng hóa nhập khẩu được xác định trị giá hoặc là vì hàng hóa có liên quan đến việc sử dụng một nhãn hiệu thương mại hay quyền tác giả, hoặc hàng hóa có sử dụng quy trình được cấp bằng sáng chế hoặc vì một quyền bảo hộ nào đó mà người mua phải thanh tốn trực tiếp hoặc gián tiếp như một điều kiện bán hàng nhưng chưa được tính vào giá thực tế đã thanh toán hoặc sẽ phải thanh toán.

Tiền bản quyền và lệ phí giấy phép phải có thể bao gồm các khoản thanh toán đối với bằng sáng chế, nhãn hiệu thương mại và bản quyền tác giả, và chi phí cho quyền được tái sản xuất hàng hóa ở nước nhập khẩu cũng sẽ được tính thêm vào.

Tiền bản quyền và lệ phí giấy phép gồm 3 khái niệm: - Bằng sáng chế

Bằng sáng chế là một cơng trình nghiên cứu được mơ tả như một tài liệu do cơ quan nhà nước chun ngành ban hành, trong đó việc mơ tả "sáng chế" được cấp bằng và tạo ra một điều kiện pháp lý có thể được khai thác khi người giữ bản quyền cho phép. Sáng chế là một hoạt động sáng tạo và có khả năng áp dụng trong cơng nghiệp.

- Nhãn hiệu thương mại

Nhãn hiệu thương mại là một ký hiệu đặc biệt hay một biểu tượng dùng để phân biệt sản phẩm của một công ty công nghiệp hay thương mại.

Để bảo hộ một nhãn hiệu thương mại, chống lại sự sao chép, địi hỏi phải có sự đăng ký, cơng bố nhãn hiệu đó với cơ quan nhà nước theo quy định.

- Quyền tác giả

Một bản quyền tác giả là quyền dành riêng để bảo hộ người giữ bản quyền chống lại việc sử dụng bất hợp pháp các cơng trình đó như việc sao chép, dịch thuật… về các tác phẩm văn học nghệ thuật, âm nhạc… như:

Tác phẩm văn học: Tiểu thuyết, luận văn, bài báo… Tác phẩm âm nhạc: bài nhạc, bài hát…

Tác phẩm nghệ thuật: tranh, ảnh, điêu khắc, họa đồ…

+ Tiền lãi thu được do bán lại hàng, chuyển nhượng hay sử dụng Khoản điều chỉnh này thực hiện theo Điều 8.1 là việc bổ sung vào giá thực tế đã thanh toán hoặc sẽ phải thanh toán về trị giá bất cứ phần tiền lời nào thu được do việc bán lại, chuyển nhượng hay sử dụng hàng hóa nhập khẩu được thanh tốn trực tiếp hay gián tiếp cho người bán.

Vấn đề khó khăn ở đây là xác định chính xác số tiền lời, vì vào thời điểm hàng hóa xuất trình để xác định trị giá thì chưa có thể xác định được khoản tiền lời một cách chắc chắn. Do vậy, để phù hợp với Điều 8.3 thì khoản tiền lời này chỉ được xác định trên cơ sở dữ liệu khách quan.

+ Các chi phí về vận tải, bảo hiểm, bốc dỡ hàng hóa nhập khẩu

Điều 8.2 của Hiệp định quy định rằng trong khuôn khổ luật pháp từng quốc gia, mỗi bên tham gia phải quy định việc đưa vào hay loại trừ khỏi trị giá Hải quan một phần hay tồn bộ các chi phí về vận tải, bảo hiểm, và các chi phí về bốc dỡ, giải quyết các cơng việc gắn với việc vận chuyển hàng hóa tới cảng hay địa điểm nước nhập khẩu.

Để thực hiện việc điều chỉnh các chi phí nêu trên đây thì khái niệm về các điều kiện giao hàng trong một giao dịch có ý nghĩa rất quan trọng trong

khi xem xét điều này. Vì các điều kiện giao hàng theo Inconterm (2010) đã cho biết các chi phí có liên quan đã được đưa vào giá hàng hóa hay chưa. Theo Inconterm thì có 13 điều kiện giao hàng, nhưng phần này chỉ đề cập đến hai điều kiện giao hàng phổ biến liên quan.

+ Các chi phí sau khi nhập khẩu hàng hóa

Khơng kể các khoản chi phí được phép điều chỉnh theo quy định của Điều 8, các khoản chi phí do người mua thực hiện vì chính lợi ích của người mua thì khơng được coi là thanh toán gián tiếp cho người bán, cho dù trên thực tế các khoản chi phí đó có thể vì lợi ích của người bán. Vì thế khi xác định trị giá Hải quan những khoản chi phí đó khơng được cộng thêm vào giá thực tế đã thanh toán hoặc sẽ phải thanh tốn với điều kiện là có thể phân định được các khoản chi phí đó với giá thực tế đã thanh tốn hoặc sẽ phải thanh toán như các khoản:

- Chi phí về xây dựng, kiến trúc, lắp ráp, bảo trì hoặc trợ giúp kỹ thuật được thực hiện sau khi nhập khẩu hàng hóa.

- Các chi phí vận chuyển sau khi nhập khẩu hàng hóa. - Các loại thuế và lệ phí của nước nhập khẩu, v.v…

Để xác định trị giá Hải quan cho trường hợp cụ thể này, chúng ta cần phân tích:

Về nguyên tắc xác định trị giá giao dịch là giá thực tế đã thanh toán hoặc sẽ phải thanh tốn của hàng hóa mà người mua trả cho người bán (trong trường hợp này, giá người mua trả cho người bán bao gồm cả chi phí lắp đặt và vận hành).

Nhưng những chi phí này được xảy ra sau thời điểm nhập khẩu. Do vậy, có thể xảy ra một trong hai trường hợp:

- Nếu chi phí này khơng xác định thì giá thực tế đã thanh tốn hoặc sẽ phải thanh tốn bao gồm cả chi phí đó.

- Nếu chi phí này đã xác định được thì giá thực tế đã thanh toán hoặc sẽ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trị giá hải quan của WTO, thực trạng và áp dụng tại Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 27 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)