Chính sách thuế quan của Trung Quốc khi gia nhập WTO

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trị giá hải quan của WTO, thực trạng và áp dụng tại Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 58 - 61)

- Mở cửa hệ thống ngân hàng cho các tổ chức tài chính quốc tế trong

2.2.2. Chính sách thuế quan của Trung Quốc khi gia nhập WTO

Trong bối cảnh kinh tế tồn cầu hóa hiện nay, tự do thương mại, tự do thuế quan là tất yếu. Chính sách thuế quan Trung Quốc bắt buộc phù hợp với tình hình này, Trung Quốc gia nhập WTO là chọn lựa đúng đắn.Với nguyên tắc hợp tác cùng có lợi, Trung Quốc chủ động tham gia đàm phán giảm thuế, để thực hiện mục tiêu tự do hóa thuế quan. Đồng thời, Trung Quốc tích cực đàm phán song phương hoặc đa phương với các quốc gia tự do thương mại. “Trung Quốc đã ký Hiệp định tự do thương mại với ASEAN, Chi Lê, Pakistan, New Zealand, Singapore, Peru; và tiến hành đàm phán tự do thương mại với quốc gia và khu vực như Australia, Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) (bao gồm 6 nước Ả rập Xê út, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Kuwait, Oman, Bahrain và Qatar), Iceland, Nauy, Costa Rica, Liên minh thuế quan Miền Nam Châu Phi (SACU). Đáng chú ý, Khu vực tự do thương mại Trung Quốc - ASEAN được thành lập năm 2010, lúc đó trên 90% hàng hóa giữa các nước thành viên Khu vực tự do thương mại Trung Quốc - ASEAN được hưởng thuế quan bằng 0” [43]. Hành động của Trung Quốc chứng tỏ Trung Quốc quyết tâm tự do hóa thương mại và phản đối chủ nghĩa bảo hộ thương mại nhưng khơng có nghĩa là Trung Quốc xem nhẹ tác

dụng bảo hộ của thuế quan. Cân bằng tốt mối quan hệ giữa bảo hộ và tự do, là vấn đề then chốt giúp chính sách thuế quan Trung Quốc thành công trong tương lai. Trung Quốc nghiêm túc thực hiện hiệp ước, hàng năm giảm dần mức thuế. “Từ năm 2002 - năm 2005, tiến hành 4 lần giảm thuế với biên độ lớn, mức chung thuế quan giảm mỗi năm 0.1% từ 15.3% giảm xuống 9.9%, biên độ giảm lên đến 35%. Trong đó, nơng sản từ 23.2% giảm xuống 15.3%, biên độ giảm vượt quá 34%; phi nông sản (bao gồm sản phẩm công nghiệp và ngư phẩm) từ 14.8% giảm xuống 9%, biên độ giảm vượt quá 39%. Đến năm 2005, đa số hiệp ước về giảm thuế nơng sản đã hồn thành, sau đó theo Hiệp ước gia nhập WTO số lượng hạng mục cần giảm thuế đã giảm. Năm 2008, mức chung thuế quan Trung Quốc giảm xuống 9.8%, trong đó thuế suất bình qn nơng sản là 15.2%, thuế suất bình qn sản phẩm cơng nghiệp là 8.92%. Đến lúc này, trong 7758 hạng mục thuế của quy tắc thuế xuất nhập khẩu Trung Quốc (thực hiện giảm thuế năm 2010) đều đã giảm đến mức thuế suất cuối cùng theo Hiệp ước” [50].

+ Hoạt động XNK Trung Quốc trong những năm gần đây

Kể từ khi thực hiện cải cách mở cửa đến nay Trung Quốc không ngừng mở cửa đối ngoại, tích cực triển khai hợp tác kinh tế - thương mại với các nước trên thế giới, trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi, mậu dịch đối ngoại của Trung Quốc không ngừng thu được những thành tựu to lớn.

Phát triển mậu dịch đối ngoại của Trung Quốc không những đã thúc đẩy việc nâng cao hiện đại hóa và sức mạnh tổng hợp của kinh tế Trung Quốc, mà còn đưa Trung Quốc trở thành một bộ phận đáng kể của nền kinh tế thế giới, đã thúc đẩy toàn cầu hóa kinh tế phát triển theo hướng có lợi cho sự phồn vinh chung của các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Sau mười năm gia nhập WTO, “tỷ trọng trong thương mại thế giới của Trung Quốc đã tăng từ 4,3% lên 10,4%, trở thành nước xuất khẩu lớn nhất và nước nhập khẩu lớn thứ hai trên thế giới. Theo thống kê sơ bộ của Bộ Thương

mại Trung Quốc, trong năm năm tới, kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc sẽ đạt 8.000 tỷ USD. Từ năm 2001 đến nay, tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc đã tăng gấp hơn năm lần, tăng bình quân 20%/năm. Sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của Trung Quốc đã mang lại lợi ích thiết thực cho các nước trên thế giới. Trong mười năm gia nhập WTO, kim ngạch nhập khẩu hằng năm của Trung Quốc đạt 750 tỷ USD, tạo ra hơn 14 triệu việc làm cho đối tác thương mại. Lợi nhuận chuyển về nước của các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Trung Quốc là 261,7 tỷ USD, tăng bình quân 30%/năm. Doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư tại nước ngồi đã tuyển dụng gần 800 nghìn lao động địa phương, hằng năm nộp thuế cho địa phương hơn mười tỷ USD. Trong mười năm qua, mức thuế quan bình quân của Trung Quốc đã giảm từ 15,3% xuống còn 9,8%, mở cửa hơn 100 loại thương mại dịch vụ, loại bỏ, thanh lý và ấn định hơn 3.000 văn bản pháp luật, pháp quy” [50].

Việc Trung Quốc gia nhập WTO khiến doanh nghiệp Trung Quốc tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã khai thác được nhiều thị trường ở nước ngồi, mở rộng khơng gian về tận dụng tài nguyên và thị trường quốc tế. Trước khi gia nhập WTO, vốn đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc chưa đến một tỷ USD. “Ðến năm 2010, vốn đầu tư ở nước ngoài của Trung Quốc đã tăng lên tới gần 60 tỷ USD. Năm 2011, Trung Quốc đơn phương miễn thuế quan đối với 43 nước chậm phát triển nhất, thực hiện thuế quan 0% đối với 95% sản phẩm nhập khẩu” [50].

Trung Quốc hiện nay đã trở thành nước xuất khẩu lớn nhất của những quốc gia này. Mậu dịch đối ngoại của Trung Quốc trong nhiều năm liên tục là nước xuất siêu. Trung Quốc đã áp dụng hàng loạt biện pháp chính sách kiềm chế xuất siêu tăng quá nhanh, từ năm 2009 đến nay, tình trạng xuất siêu của Trung Quốc có chiều hướng giảm xuống, mậu dịch đối ngoại đang có xu hướng cân bằng. Ngồi ra, Trung Quốc kiên trì khơng phân biệt nước lớn nhỏ, nước giàu nghèo, triển khai quan hệ kinh tế - thương mại hợp tác và cùng có

lợi với tất cả các đối tác thương mại. Hiện nay, Trung Quốc đang tìm kiếm con đường thực hiện "phát triển bền vững" trong mậu dịch đối ngoại. Trung Quốc đặt mục tiêu đến năm 2020 đạt 5,3 nghìn tỷ USD giá trị thương mại, trong đó hàng hóa chiếm 4,3 nghìn tỷ USD, dịch vụ chiếm 1 nghìn tỷ USD. Trong quan hệ thương mại song phương với các bạn hàng chủ yếu đến nay EU vẫn là bạn hàng lớn nhất của Trung Quốc

Bảng 2.1: Kim ngạch XNK của Trung Quốc

Năm Kim ngạch XNK ( tỷ USD) Trong đó: Nhập khẩu ( tỷ USD ) 2009 2.207,27 1.005.6 2010 2.760 1.335.5 2011 3.052 1.475,7

Nguồn: Tổng cục Hải quan Trung Quốc.

Thuế Hải quan là một nguồn tài chính rất quan trọng cho ngân sách Trung Quốc, một công cụ quan trọng để bảo vệ và thúc đẩy sự phát triển các ngành công nghiệp trong nước. Sau khi của gia nhập WTO Hải quan Trung Quốc đã làm việc nghiêm túc để tôn vinh các cam kết liên quan mà chính phủ Trung Quốc đã thực hiện., áp dụng thống nhất và minh bạch thuế, chính sách cơng bằng trên tồn lãnh thổ hải quan theo quy định, với nguyên tắc không phân biệt đối xử, thực hiện đầy đủ Hiệp định Định trị giá Hải quan của WTO.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trị giá hải quan của WTO, thực trạng và áp dụng tại Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)