Đánh giá pháp luật hiện hành và kết quả công tác quản lý rủi ro trong lĩnh vực trị giá hải quan của Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trị giá hải quan của WTO, thực trạng và áp dụng tại Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 91 - 95)

- Mở cửa hệ thống ngân hàng cho các tổ chức tài chính quốc tế trong

2.2.6. Đánh giá pháp luật hiện hành và kết quả công tác quản lý rủi ro trong lĩnh vực trị giá hải quan của Trung Quốc

ro trong lĩnh vực trị giá hải quan của Trung Quốc

Với hệ thống pháp luật tương đối đồng bộ, không chồng chéo. Các qui định chi tiết, cụ thể, rõ ràng ngay trong các văn bản pháp qui là điều kiện tiên quyết để cơ quan Hải quan và cộng đồng doanh nghiệp thực hiện đúng pháp luật, hạn chế vi phạm do thiếu hiểu biết về pháp luật cũng như những hành vi vi phạm pháp luật từ phía cơ quan hải quan. Thúc đẩy thương mại phát triển, xây dựng uy tín quốc gia ngày một cao trên trường quốc tế, tăng số thu cho ngân sách Nhà nước. Mặc dù Trung quốc những năn gần đây liên tục cắt giảm thuế quan thực hiện cam kết quốc tế song với sự phát triển vượt bậc của ngoại thương Trung quốc nên vẫn duy trì và phát triển được số thu ngân sách từ thuế XNK. Hàng năm cùng với sự tăng trưởng của kim ngạch XNK thì thuế XNK của Trung Quốc cũng gia tăng từ 15% - 20%.

“Năm 2010 thu NSNN từ thuế đạt: 7.520.5 tỷ NDT (Nhân dân tệ ) Năm 2011 thu NSNN từ thuế đạt: 9.315,2 tỷ NDT (Nhân dân tệ ) Trong đó thuế XNK các năm chiếm khoảng 21% tổng số thuế” [49]. Tình trạng gian lận thương mại đặc biệt là gian lận thương mại qua giá giảm đáng kể, Theo thống kê của hải quan Trung Quốc các vụ vi phạm pháp luật hải quan về giá có nhiều chuyển biến tích cực về số lượng các vụ vi phạm trong năm 2011 giảm khoảng 20% so với năm 2010, đây là thành tích đáng kể trong cơng tác đấu tranh, ngăn ngừa gian lận giá.

Với sự nỗ lực của chính phủ Trung Quốc đặc biệt là ngành Hải quan trong những năm qua đã có những biện pháp cứng rắn và hợp lý đã cơ bản ngăn chặn được nạn gian lận thương mại qua giá.. Có được kết quả này Hải quan Trung Quốc đã đề xuất và triển khai hàng loạt các biện pháp nghiệp vụ.

Một là: Vận dụng một cách toàn diện hệ thống quản lý rủi ro, xây dựng

hoàn thiện hệ thống tra cứu thông tin về giá, trọng điểm là làm công tác cảnh báo giá, kiểm tra, thẩm định giá và tiếp tục công tác kiểm tra sau thông quan.

Hệ thống tra cứu thông tin giá thông qua quá trình thu thập xử lý thông tin về giá ở các bộ phận liên quan như kiểm soát giá, truy thu thuế, kiểm tra, đối chiếu, tiến hành phân tích tổng hợp. Q trình này xun suốt các qui trình nhằm ngăn chặn hành vi gian lận giá mà cơ quan Hải quan xây dựng. Cơ quan Hải quan cần chú trọng xây dựng khâu cảnh báo giá, khâu kiểm tra thẩm giá và khâu kiểm tra sau thông quan.

Trước khi hàng hóa chính thức đ ược thơng quan các bộ phận chức năng tham gia kiểm tra thẩm định thẩm vấn giá của Hải quan cần tích cực phối hợp để xây dựng hệ thống cảnh báo giá. Thông qua hệ thống quản lý rủi ro về giá triển khai phân tích rủi ro kiểm định giá, thơng qua mức độ rủi ro trong từng DN để giảm áp lực cho bộ phận thông quan.

Hai là: Trong quá trình luân chuyển hàng hóa và thơng quan, khâu

tiếp nhận và kiểm tra thực tế. Khâu này tập trung kiểm tra hàng hóa có độ rủi ro cao.Thơng qua việc kiểm tra thực tế hàng hóa để kiểm định tính xác thực mà DN đã khai báo từ đó đưa ra kết quả chính xác nhằm cập nhập thơng tin liên tục để điều chỉnh giá một cách chính xác và hồn thiện hệ thống dự báo rủi ro, chuyển những DN đang có dấu hiệu gian lận cho bộ phận quản lý rủi ro tiếp tục theo dõi.

Ba là: Sau khi hàng hóa được thơng quan cơng tác hậu kiểm tập trung vào bộ phận kiểm định giá để tiến hành theo dõi và kiểm tra. Cùng với các thơng tin có được từ các bộ phận khác như thuế, kiểm tra hố đơn, thẩm định giá sẽ triển khai cơng tác kiểm tra tại các DN có gian lận về giá. Đồng thời yêu cầu DN cung cấp các thơng tin tài liệu hồn chỉnh để bổ sung, điều chỉnh và hồn thiện hệ thống tra cứu thơng tin.

Bốn là: Nhân rộng phương pháp “Phân tích tính logic của thơng tin”

Phương pháp này thông qua thu thập, xử lý tìm ra mối quan hệ giữa các thơng tin có được về giá hàng hóa xuất nhập khẩu, đưa ra dự đốn liệu thơng tin đó có ảnh hưởng như thế nào trong việc xác định trị giá từ đó đưa ra những rủi ro trong việc xác định trị giá. Ngoài việc xác định trị giá, loại hàng hóa và xuất xứ hàng hóa cũng là yếu tố ảnh hưởng đến mức thuế cần phải nộp của DN. Trong q trình triển khai cơng tác xác định trị giá cơ quan Hải quan xử lý kiên quyết trong việc thẩm định giá không chỉ xoay quanh vấn đề giá mà cịn thơng qua loại hàng, xuất xứ và nhiều thông tin liên quan khác để phân tích nhằm đưa ra những đặc điểm nổi bật, quy luật tồn tại giữa ba yếu tố trên để vận dụng vào quá trình xác định trị giá.

Năm là: Chuyển từ kiểm soát sang việc lợi dụng sức mạnh của hiệp hội các DN nhằm tăng cường kiểm soát và ổn định giá. Kiện toàn cơ chế hoạt động của hiệp hội các DN, tăng cờng sự hợp tác giữa Hải quan và hiệp hội DN. Các DN thơng qua hình thức đóng góp một số vốn nhất định để tham gia hiệp hội các DN nhằm có được sự trợ giúp lẫn nhau và sự bảo vệ của hội khi

cần. Nếu DN nảy sinh hành vi gian lận về giá sẽ bị hiệp hội thổi còi hoặc xử phạt ở một mức độ nào đó với các hình thức khác nhau, việc này sẽ tác động khơng nhỏ đến tính tự giác của DN khi tham gia hoạt động KD, nói cách khác hành vi vi phạm chế tài thương mại sẽ dần bị hạn chế. Đại đa số các DN đều tham gia vào những hiệp hội này nên các thông tin về giá giữa DN và Hải quan sẽ trở nên thông suố t, thống nhất giảm sự sai lệc trong thơng tin về giá. Cơ quan Hải quan thay vì thực hiện liệt các DN vào “danh sách đen” để kiểm sốt ngắt ngao có thể chuyển sang đánh giá tính tn thủ và tự giác chấp hành pháp luật để kiểm soát dễ dàng hơn hoạt động kinh doanh của DN khi thông qua các hiệp hội DN này.

Sáu là: Mơ phạm trình tự phúc tra việc xác định trị giá Hải quan, xây

dựng cơ quan tư pháp thẩm tra, duy trì quyền lợi và nghĩa vụ công bằng giữa DN và cơ quan Hải quan nhằm giảm thiểu sự tranh chấp và khiếu nại xung quanh các vấn đề về giá.

Hiệp định trị giá GATT/ WTO cho phép các DN có quyền khiếu nại cơ quan HQ về việc xác định trị giá tính thuế. Khi DN khơng đồng ý với ý kiến về việc xác định trị giá của cơ quan HQ, đầu tiên cần xin ý kiến phúc tra với cơ quan Hải quan, nếu chưa thuyết phục có thể tiếp tục khiếu nại lên sở tư pháp nhân dân. Trong quá trình xử lý thẩm tra hành vi gian lận giá của DN, cơ quan HQ cần tôn trọng quyền biện hộ, ghi nhận các chứng cứ mà DN đưa ra nhằm giảm thiểu mâu thuẫn không cần thiết giữa hai bên. Khi cơ quan Hải quan có nghi ngờ về tính xác thực và chính xác mà giá DN khai báo, cần thông báo bằng công văn cho DN lý do nghi ngờ của mình. Yêu cầu DN giải trình bằng cơng văn, cung cấp thêm những thông tin tài liệu chứng minh cho giá đã khai báo. Như vậy cả cơ quan Hải quan và DN đều đang thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình để việc xác định trị giá được diễn ra cơng bằng, chính xác, giảm thiểu tối đa mâu thuẫn giữa hai bên.

Bảy là: Tăng c ường mối quan hệ giữa Hải quan và các ngành chức

năng khác, thực hiện cơ chế liên ngành, cùng xây dựng hệ thống ngăn chặn hành vi gian lận giá

- Thông qua “hệ thống điện tử” tăng cường trao đổi với các ngành liên quan như thuế, ngân hàng, phịng cơng thương, cơ quan kiểm toán nhà nư- ớc… tiến hành kiểm soát các hoạt động của DN.

- Cùng với các cơ quan chun mơn trong nước như kế tốn, tư vấn, các công ty điều tra giá…yêu cầu giúp đỡ trong chuyên môn khi tiến hành xác định trị giá.

- Khuyến khích DN ưu tiên và các phương pháp khác để phân cấp quản lý đối với DN, thực thi thông quan theo luồng xanh, đỏ, rút ngắn thời gian thông quan tạo điều kiện tốt nhất cho DN.

- Xây dựng hòm thư đóng góp, tố cáo các hành vi gian lận giá, có giải thưởng khích lệ cho cá nhân và tập thể.

- Hợp tác với các DN nước ngoài, các tập đồn cơng ty lớn trong nư- ớc nhằm tìm hiểu sâu hơn về các thơng tin giá.

- Thông qua các hiệp định hợp tác với HQ Quốc tế cùng tham gia điều tra hành vi gian lận giá xuyên quốc gia, từng bước xây dựng chế tài ngăn chặn hành vi gian lận giá với các nước trong khu vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trị giá hải quan của WTO, thực trạng và áp dụng tại Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)