Tình hình thực hiện hiệp định trị giá GATT trên thế giớ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trị giá hải quan của WTO, thực trạng và áp dụng tại Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 47 - 48)

6) Phương pháp

2.1.1. Tình hình thực hiện hiệp định trị giá GATT trên thế giớ

Thực hiện hiệp định trị giá GATT là vấn đề kỹ thuật có tính chun sâu nên hầu hết các nước thường gặp khó khăn liên quan đến việc thực hiện Hiệp định, đó là việc sửa đổi Luật quốc gia để phù hợp với Hiệp định và vấn đề cơ bản là thiếu kinh nghiệm thực hiện Hiệp định này. Sau khi đã sửa đổi Luật quốc gia để phù hợp với Hiệp định thì thực tế lại phát sinh những khó khăn mới. Theo kinh nghiệm của Hải quan các nước châu Á - Thái Bình Dương, cơ quan Hải quan thường thiếu thơng tin để chứng minh trị giá giao dịch của hàng nhập khẩu; khó khăn trong việc xác định các yếu tố bổ sung bao gồm: tiền bản quyền, các khoản chi phí trợ giúp sản xuất, chi phí khác...; chứng minh các chứng cứ về sự tồn tại của các bên có liên quan. Các nước này cũng gặp lúng túng khi sử dụng các phương pháp thay thế khi khơng có trị giá giao dịch của hàng nhập khẩu và vấn đề vướng mắc cơ bản là làm thế nào để chứng minh trị giá giao dịch thực tế.

Từ thực tế áp dụng của các nước châu Á - Thái Bình Dương, có thể thấy một số khó khăn liên quan đến năng lực của cơ quan Hải quan và cơ cấu tổ chức của ngành Hải quan khi Hiệp định có hiệu lực. Đó là: cơ sở dữ liệu về trị giá chưa hoàn thiện; thiếu những cán bộ điều tra có kinh nghiệm; thiếu cơ sở hạ tầng về trị giá; khơng có hệ thống kiểm tra sau giải phóng hàng. Bên cạnh đó hầu hết các nước còn vấp phải những lực cản như: người nhập khẩu không nắm rõ về trị giá hải quan; việc trốn thuế hải quan của một số nhà nhập khẩu khơng chân chính và thiếu sự phối hợp của cơ quan Hải quan ở nước có

hàng hóa xuất khẩu. Một trong những vấn đề đáng quan tâm khi thực hiện Hiệp định trị giá GATT/WTO là tác động đến nguồn thu thuế và những vi phạm gian lận trong quá trình làm thủ tục hải quan. Theo kinh nghiệm của Hải quan các nước đi trước thì hầu hết các nước thời kỳ đầu thực hiện Hiệp định GATT/WTO, số thu ngân sách từ thuế hải quan giảm xuống so với trước, một số ít các nước thì số thu ngân sách từ thuế lại tăng lên hoặc khơng có sự thay đổi lớn về số thu thuế. Có 3 ngun nhân chính được các quốc gia và lãnh thổ trên đưa ra để giải thích về sự thay đổi số thu ngân sách, đó là: do việc thực hiện Hiệp định GATT/WTO; do thay đổi thuế suất và do thay đổi khối lượng nhập khẩu. Về thay đổi về vi phạm hải quan sau khi thực hiện Hiệp định GATT/WTO, “một số nước như Bangladesh, Indonesia, Hàn Quốc, Mông Cổ và Thái Lan.. cho biết, các trường hợp vi phạm pháp luật hải quan tăng lên so với trước. Các nơi khác lại cho rằng khơng có sự thay đổi lớn về số vụ vi phạm pháp luật hải quan khi áp dụng Hiệp định. Bên cạnh sự gia tăng về số lượng vụ vi phạm, Hàn Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Bangladesh và Thái Lan còn cho rằng trị giá các vụ vi phạm cũng có xu hướng tăng lên bởi việc thực hiện Hiệp định” [47].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trị giá hải quan của WTO, thực trạng và áp dụng tại Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)