Tăng cường quản lý nhà nước về hải quan bằng pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trị giá hải quan của WTO, thực trạng và áp dụng tại Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 116 - 117)

- Mở cửa hệ thống ngân hàng cho các tổ chức tài chính quốc tế trong

3.2.2. Tăng cường quản lý nhà nước về hải quan bằng pháp luật

Tăng cường quản lý nhà nước về hải quan (QLNN) bằng pháp luật khơng có nghĩa là tuyệt đối hóa quyền lực, bóp nghẹt tính chủ động, sáng tạo, mà là đổi mới, làm cho hợp lý hơn, từ đó tăng hơn sức mạnh, hiệu lực quản lý của bộ máy, nhân sự, hiệu quả quản lý cao hơn, đúng định hướng và mục tiêu quản lý đã trù định trước. Tăng cường QLNN bằng pháp luật trên lĩnh vực hải quan khơng nằm ngồi ý nghĩa trên, song trên thực tế vẫn cịn tồn tại khơng ít vấn đề cần phải được tiếp tục nghiên cứu, làm rõ.

Hiện nay, vấn đề tăng cường QLNN trong lĩnh vực hải quan là vấn đề hết sức cấp bách, đặc biệt cần phải được quan tâm, coi trọng, vì:

- Hiện nay, Đảng ta chủ trương chính sách "độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hố, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế"; chủ động hội nhập để phát triển kinh tế, nhưng phải bảo vệ được lợi ích dân tộc, độc lập chủ quyền, an ninh quốc gia và an ninh kinh tế, trật tự an tồn xã hội, bảo vệ mơi trường; bảo vệ và phát triển, giữ gìn bản sắc văn hố Việt Nam, giao lưu, hội nhập với các nền văn hoá thế giới.

- Đời sống kinh tế, văn hố - xã hội… trên tồn cầu, ở từng khu vực "từng ngày, từng giờ" thay đổi phức tạp, đòi hỏi các quốc gia phải có sự hợp tác, thống nhất tiêu chuẩn pháp lý về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm sốt; phịng, chống bn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới; phòng, chống các hoạt động vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, "rửa tiền", bn bán, vận chuyển ma túy xuyên quốc gia…; giảm thiểu các biện pháp kiểm soát bằng phi quan thuế, tiến tới thống nhất biểu thuế quan chung.

- Tăng cường vai trò quản lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nước, đấu tranh có hiệu quả chống các hành vi tham nhũng, lãng phí, quan liêu, sách nhiễu gây phiền hà. Nhà nước tạo môi trường pháp lý thuận lợi, bình đẳng cho các doanh nghiệp cạnh tranh và hợp tác để phát triển…; kiểm tra, kiểm soát, thanh tra mọi hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật, chống buôn lậu, làm hàng giả, gian lận thương mại.

- Cải cách nền hành chính nhà nước là xu thế chung của các quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam, trong đó địi hỏi phải cải cách, đổi mới cả thể chế, bộ máy, các biện pháp đảm bảo thực hiện. Xây dựng một nền hành chính hiện đại, trong sạch, vững mạnh, đơn giản, giảm thiểu phiền hà, tiêu cực, tham nhũng; một nền "hành chính cơng" phải lấy mục tiêu, mục đích "phục vụ" là chủ yếu.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trị giá hải quan của WTO, thực trạng và áp dụng tại Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 116 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)