Hạn chế trong việc thựchiện pháp luật về phịng, chống bnlậu trên địabàn các tỉnh, thành phố Vùng Duyên hải Bắc Bộ Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về phòng, chống buôn lậu trên địa bàn các tỉnh, thành phố Vùng duyên hải Bắc Bộ Việt Nam. (Trang 104 - 109)

Bảng 3.3: Thống kê số vụ kiểm tra, xử lý của lực lượng Bộ đội Biên phòng các tỉnh Quảng Ninh, Nam Định, Ninh Bình, tp Hải Phòng từ năm 2008 đến

3.2.2.1. Hạn chế trong việc thựchiện pháp luật về phịng, chống bnlậu trên địabàn các tỉnh, thành phố Vùng Duyên hải Bắc Bộ Việt Nam

3.2.2.1. Hạn chế trong việc thực hiện pháp luật về phịng, chống bn lậu trên địa bàncác tỉnh, thành phố Vùng Duyên hải Bắc Bộ Việt Nam các tỉnh, thành phố Vùng Duyên hải Bắc Bộ Việt Nam

Một là, một bộ phận CBCS không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ kịp thời nghĩa vụ mà pháp luật về phịng, chống bn lậu quy định.

Một bộ phận nhỏ cán bộ, chiến sĩ chưa tn thủ pháp luật. Chính vì vậy cịn xảy ra tình trạng vi phạm quy định ngăn cấm của pháp luật về phịng, chống bn lậu. Trên cơ sở đánh giá hoạt động của cán bộ, chiến sĩ cho thấy, vẫn cịn chưa tn thủ nghiêm chỉnh.

Điển hình, ngày 13/12/2019 Cơng an TP Hải Phòng vừa khởi tố và bắt tạm giam Nguyễn Thị Hậu (SN 1985, trú tại xã Đồng Thái, huyện An Dương) để điều tra về hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Người này là cán bộ phòng Thanh tra pháp chế, Cục Quản lý thị trường Hải Phịng. Trước đó, ngày 11/12/2019 Cơ quan Cảnh sát điều tra, Cơng an TP Hải Phịng đã khám nơi ở của bà Hậu tại xã Đồng Thái. Vào tháng 9, lực lượng Hải quan đã phát hiện hành vi vận chuyển hàng trái phép liên quan đến 6 container của gia đình bà Hậu. Vụ việc được chuyển hồ sơ cho cơ quan công an thụ lý, điều tra mở rộng. Qua xác minh, bà Hậu liên quan trực tiếp đến lô hàng trên. Các mặt hàng mà cán bộ này vận chuyển trái phép về chủ yếu là máy điều hòa, tủ lạnh, đồng hồ đã qua sử dụng. Thực hiện nghiêm túc Kế hoạch số 2789/KH-CAHP-PX13 ngày 24/7/2017 của Giám đốc CATP Hải Phòng về việc phòng ngừa, quản lý, giáo dục, xử lý cán bộ, chiến sĩ vi phạm trong lực lượng Cơng an thành phố Hải Phịng. Để chủ động phịng ngừa chung và ngăn chặn đối với CBCS có những hành vi vi phạm các quy định của ngành Công an, vi phạm pháp luật. Quý III/2020 Phòng Cảnh sát kinh tế đang quản lý 01 hồ sơ CBCS có biểu hiện vi phạm.

Hai là, hiệu quả áp dụng pháp luật chưa cao, chưa góp phần giải quyết tốt các vi phạm pháp luật.

Thực tế áp dụng pháp luật về phịng, chống bn lậu cho thấy kết quả điều chỉnh các quan hệ xã hội do việc áp dụng pháp luật mang lại trong một số trường hợp chưa thực sự phù hợp. Điển hình là các hiện tượng vi phạm pháp luật vẫn tiếp diễn, một số có xu hướng gia tăng, xảy ra điểm nóng. Điều này phản ánh việc áp dụng pháp luật chưa đạt hiệu quả.

Điển hình là 6 tháng đầu năm 2020, tình hình bn lậu vẫn diễn biến phức tạp và ngày càng tinh vi hơn. Các đối tượng thực hiện trên các tuyến đường biển với các mặt hàng có thuế xuất cao như ô tô, xăng dầu, hàng điện tử, thuốc lá, rượu, khoáng sản, kim loại màu, các mặt hàng cấm xuất nhập khẩu theo quy định của Nhà nước, hàng hố là động thực vật cấm khai thác bn bán, vận chuyển theo cơng ước CITES. Điển hình: Phịng Cảnh sát kinh tế đã phá thành công chuyên án 719T đấu tranh với các đối tượng vận chuyển 22 thùng thuốc lá nhãn hiệu No555 là thuốc lá điếu nhập lậu, khơng có giấy tờ chứng minh nguồn gốc. Đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can vụ vận chuyển nhập khẩu trái phép 4.800 kg khí N20 hố lỏng của Cơng ty TNHH xuất nhập khẩu Duy Nam, trụ sở tại xóm 6, thơn Quỳnh Hồng, Nam Sơn, An Dương, Hải Phịng; Vụ vận chuyển 1796 kg vảy Tê Tê và 330 kg Ngà voi.

Mặt khác, cơ chế chính sách, các văn bản pháp quy trong lĩnh vực quản lý kinh tế còn nhiều sơ hở, bất cập, để tội phạm triệt để lợi dụng vi phạm như: Đối tượng sử dụng hồ sơ thanh lý hàng hóa, hóa đơn GTGT quay vịng hợp thức hóa hàng nhập lậu trên đường vận chuyển hoặc hàng hóa được sản xuất, cất giấu trong kho tàng, bến bãi.., chế tài xử lý một số hành vi vi phạm như ở lĩnh vực xâm phạm sở hữu, hàng cấm còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe tội phạm. Lợi dụng chính sách tạm nhập, tái xuất để bn lậu; quy định về việc cư dân biên giới được mua hàng miễn phí trong ngày.

Tội phạm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm sở hữu trí tuệ 6 tháng đầu năm 2020 trên địa bàn thành phố Hải Phòng tập trung chủ yếu vào các mặt hàng: Hàng tiêu dùng như giày dép, quần áo, mỹ phẩm của các thương hiệu nhà sản xuất nổi tiếng, các loại thực phẩm chức năng giả nguồn gốc xuất xứ do nước ngồi sản xuất, thuốc tân dược, phân bón giả kém chất lượng. Điển hình: 365 hộp = 18.250 chiếc khẩu trang kháng khuẩn 4 lớp nhãn

hiệu DAHAKI và 7500 chiếc khẩu trang nhãn hiệu HINACO. Vụ buôn bán hàng giả nhập khẩu 3.110 chiếc sach dự phịng, trị giá lơ hàng là 508 triệu đồng. Vụ bn bán 01 tấn mỳ chính giả nhãn hiệu Ajinomoto, đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can.

Việc thu thập tài liệu, chứng cứ về hành vi bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hố qua biên giới gặp nhiều khó khăn, nhất là các hoạt động lợi dụng loại hình hộ kinh doanh cá thể ở khu vực biên giới để hợp thức hoá cho hàng nhập lậu (có nhiều vụ việc tuy có giá trị hàng hố lớn nhưng do khơng chứng minh được yếu tố qua biên giới nên khơng xử lý hình sự được).

Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến công tác đấu tranh, xử lý trong lĩnh vực này còn chồng chéo, sơ hở tạo điều kiện cho các đối tượng lợi dụng để hoạt động và dẫn đến khó khăn, vướng mắc cho cơng tác điều tra, xử lý. Một trong những khó khăn, vướng mắc khi xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hình sự đó là liên quan đến nhiều Bộ, ngành. Trên thực tế, mối quan hệ phối hợp trong soạn thảo, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật chưa thực sự chặt chẽ, dẫn tới nội dung quy định trong một số văn bản cịn mâu thuẫn, chồng chéo gây khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết các vụ việc. Điển hình trong thời gian qua, Cục Quản lý thị trường Hải Phịng đã chỉ đạo các Đội QLTT tăng cường cơng tác quản lý địa bàn, xây dựng mạng lưới thông tin cơ sở. Kiểm tra các điểm kinh doanh dịch vụ có bán thuốc lá. Tuy nhiên, việc xử lý hành vi buôn bán, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá điếu nhập lậu đang gặp khó khăn, do quy định mâu thuẫn trong các văn bản pháp luật liên quan. Cụ thể, Nghị định số 124/2015 NĐ-CP quy định đối với hành vi bn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 500 bao trở lên, thì người có thẩm quyền đang thụ lý vụ việc phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định khơng khởi tố vụ án hình sự, thì phạt tiền từ 70 - 100 triệu đồng. Mức phạt tiền này cũng được áp dụng cho các hành vi tàng trữ, vận chuyển, giao nhận hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu. Trong khi đó, Bộ luật Hình sự (có hiệu lực từ ngày 1/1/2018) lại quy định hành vi buôn bán, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá điếu nhập lậu từ 1.500 bao trở lên thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tùy theo số

lượng bao thuốc lá điếu nhập lậu, người vi phạm có thể bị phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm và bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 1 tỷ đồng. Do chưa có sự thống nhất về số lượng bao thuốc lá điếu nhập lậu tại 2 văn bản quy phạm pháp luật trên, nên khi phát hiện, bắt giữ các trường hợp buôn bán thuốc lá nhập lậu từ 500 bao trở lên nhưng dưới 1.500 bao, các cơ quan chức năng phải xử lý lòng vòng, mất thời gian.

Ba là, ý thức chấp hành pháp luật, sử dụng pháp luật của một số cán bộ, đảng viên chưa cao, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân chưa hiệu quả.

Thời gian vừa qua, hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân hiệu quả chưa cao. Một số người dân chưa nhận thức đầy đủ pháp luật dẫn đến ý thức chấp hành pháp luật về phịng, chống bn lậu chưa tốt, phong trào đơn vị chưa thực sự sâu rộng. Hoạt động tuyên truyền chủ yếu được thực hiện vào thời điểm gần Tết Nguyên đán và tập trung ở các trung tâm thương mại, siêu thị và các chợ ở thị trấn và tại một số địa bàn trọng điểm. Đây là thời điểm hoạt động tiêu dùng tăng mạnh. Chính vì vậy đã dẫn đến bỏ sót đối tượng là những hộ kinh doanh cá thể, người dân sống tại địa bàn vùng sâu, biên giới và vùng giáp ranh biên giới đường thuỷ, bộ, nơi rất dễ xảy ra tình trạng tiếp tay tiêu thụ hàng nhập lậu. Đây là một đội ngũ góp phần khơng nhỏ trong việc tố giác các hoạt động buôn lậu.

Bốn là, công tác phối hợp với các cơ quan chức năng trong THPL về phịng, chống bn lậu có lúc chưa chặt chẽ.

Cơ chế phối/kết hợp giữa các ngành, địa phương trong phịng, chống bn lậu chưa thật sự phát huy hiệu quả cao. Công tác phối hợp trong xử lý một số vụ vi phạm có quy mơ lớn, tình chất phức tạp cịn kéo dài, chưa đạt hiệu quả mong muốn. Ngồi ra, với đặc thù là vùng có đường biên giới đất liền và đường biển, do đó rất cần có cơ chế phối/kết hợp giữa các nghành chức năng như Hải quan, Bộ đội Biên phịng, Cảnh sát biển. Cơng tác kiểm tra xử lý về vi phạm sở hữu trí tuệ của lực lượng cịn chưa nhận được sự phối hợp cao, cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ của nhà sản xuất. Hiện nay có nhiều lực lượng tham gia cơng tác chống buôn lậu (cả trên bộ và trên biển), tuy đã có phân định nhưng sự kiểm tra, quy kết trách nhiệm đối với từng lực lượng, từng địa phương là không rõ ràng; hiệu quả công tác phối hợp giữa các lực lượng chức năng còn hạn chế, nhất là trên tuyến biên giới. Do vậy

chưa tạo được sức mạnh tổng hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động phịng, chống bn lậu.

Năm là, cơng tác phân tích, dự báo tình hình, phát hiện hoạt động vi phạm pháp luật của các loại đối tượng vận chuyển, kinh doanh hàng hố nhập lậu rất khó khăn nên thơng tin về các đối tượng có hành vi vận chuyển, kinh doanh hàng nhập lậu còn hạn chế.

Về hoạt động xuất nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, kho ngoại quan: Các đối tượng triệt để lợi dụng những quy định về hàng hoá xuất nhập khẩu, về kiểm hố khi thơng quan và loại hình dịch vụ tạm nhập tái xuất để buôn lậu, thẩm lậu và có dấu hiệu liên kết tội phạm mang tính quốc tế, gây rất nhiều khó khăn cho cơng tác quản lý, phát hiện và xử lý. Trong khi đó, đối với các ngành chức năng được giao trách nhiệm quản lý Nhà nước cịn gặp khó khăn trong việc kiểm sốt; việc trao đổi thơng tin về hoạt động vi phạm của doanh nghiệp, về các chính sách, quy định liên quan có lúc chưa kịp thời, đầy đủ. Thơng tin về các đối tượng có hành vi vận chuyển, kinh doanh hàng nhập lậu cịn hạn chế. Cơng tác nắm tình hình địa bàn để phục vụ công tác đấu tranh chưa đạt kết quả cao.

Công tác đấu tranh đối với hành vi vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới là hết sức khó khăn và phức tạp đặc biệt là đối với hành vi vận chuyển trái phép động vật hoang dã vì nguồn lợi từ hành vi trên là rất lớn, các đối tượng vận chuyển trái phép động vật hoang dã về Việt Nam có sự tham gia của rất nhiều đối tượng, nhiều quốc tịch khác nhau trải dài trên nhiều quốc gia. Các hoạt động vận chuyển hết sức tinh vi và phức tạp với nhiều phương thức và thủ đoạn khác nhau gây khó khăn cho các lực lượng chức năng tiến hành thu thập thông tin. Việc điều tra, xác minh đối với các đối tượng người nước ngồi hết sức khó khăn, do các đối tượng khơng ở trên lãnh thổ Việt Nam.

Sáu là, kinh phí phục vụ cho cơng tác đấu tranh trong lĩnh vực hàng giả, hàng vệ sinh ATTP gặp rất nhiều khó khăn như chi phí giám định, tiêu hủy hàng hóa, nhất là hàng hóa thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật còn cao, thời gian giám định còn kéo dài.

Phương tiện tuần tra kiểm sốt của lực lượng Hải quan Hải Phịng cịn thiếu nên chưa đáp ứng được nhiệm vụ tuần tra trên biển. Một số phương tiện tuần tra chưa được trang cấp phục vụ yêu cầu nhiệm vụ như mô tô, ô tô tuần tra trên địa bàn cửa khẩu cảng, chưa có máy ghi âm, ghi hình từ xa, trong đêm tối, chưa có máy đo khoảng cách, nồng độ phóng xạ.

3.2.2.2. Nguyên nhân của hạn chế thực hiện pháp luật về phịng, chống bn lậutrên địa bàn các tỉnh, thành phố Vùng Duyên hải Bắc Bộ Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về phòng, chống buôn lậu trên địa bàn các tỉnh, thành phố Vùng duyên hải Bắc Bộ Việt Nam. (Trang 104 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(181 trang)
w