Bảng 3.3: Thống kê số vụ kiểm tra, xử lý của lực lượng Bộ đội Biên phòng các tỉnh Quảng Ninh, Nam Định, Ninh Bình, tp Hải Phòng từ năm 2008 đến
4.1.2. Bảo vệ tối đa quyền lợi người tiêu dùng, bảo vệ nền sản xuất trong nước
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là một vấn đề quan trọng, đã và đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước và toàn xã hội. Quan điểm chung trong tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước đều xác định đây là trách nhiệm của toàn xã hội, nhưng trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là quan trọng. Ngày 17/11/2010 Quốc hội đã ban hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng số 59/2010/QH12. Luật đã đưa ra 04 nguyên tắc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đó là: 1) Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là trách nhiệm chung của Nhà nước và toàn xã hội. 2) Quyền lợi của người tiêu dùng được tôn trọng và bảo vệ theo quy định của pháp luật. 3) Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng phải được thực hiện kịp thời, công bằng, minh bạch, đúng pháp luật. 4) Hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khơng được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật như: Nghị định số 99/2011/NĐ-CP ngày 27-10- 2011, Quyết định số 02/2012/QĐ-TTg ngày 13-01-2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung, Nghị định số 08/2013/NĐ-CP ngày 10/01/2013 về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 về xử phạt hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, bn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng Việt Nam còn được quy định bởi rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác như: Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Thương mại, Luật Cạnh tranh, Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa, Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Luật Dược, Luật Điện lực, Luật Giao dịch điện tử, Luật Công nghệ thông tin, Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm, Pháp lệnh Quảng cáo, các Nghị định về xử lý vi phạm hành chính trên các lĩnh vực cụ thể.
Nghị quyết số 48-NQ/TW về Chiến lược xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam nhìn nhận: “xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền con người, quyền tự do,
dân chủ của công dân” là một trong những định hướng cơ bản trong mục tiêu hoàn thiện hệ
thống pháp luật. Nghị quyết 41/NQ-CP ngày 09/6/2015 đã xác định: “Phát huy sức mạnh tổng
hợp của cả xã hội và tạo được chuyển biến căn bản về đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong thời gian tới, các Bộ, ngành, địa phương, các lực lượng chức năng cần nhận thức rõ những nguy hại của buôn lậu, gian lận thương mại và sản xuất, kinh doanh hàng giả đối với kinh tế - xã hội, an ninh trật tự, an toàn của cộng đồng, sức khỏe của người dân, đề ra các giải pháp cụ thể, phù hợp và tổ chức thực hiện kiên quyết, hiệu quả”.
Xuất phát từ tầm quan trọng đặc biệt của việc phịng, chống bn lậu với quyền lợi của người tiêu dùng, ngày 22/01/2019, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Chỉ thị khẳng định bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, lâu dài, là trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền, của cán bộ, đảng viên và các tổ chức trong hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trên cơ sở đánh giá thực trạng và chỉ ra nguyên nhân của những bất cập, chỉ thị đã đưa ra 06 nhóm giải pháp rất cụ thể đối với các cấp ủy, tổ chức đảng và đoàn thể các cấp để phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế, yếu kém và nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong tình hình mới.
Ngồi ra Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 82/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ. Chương trình nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp trong Chỉ thị số 30- CT/TW ngày 22/1/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Đồng thời, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, thực chất, liên tục và lâu dài từ trung ương tới địa phương và trong tất cả các ngành, các lĩnh vực. Để đạt được mục
tiêu trên, Chương trình hành động của Chính phủ đã đưa ra sáu nhiệm vụ, giải pháp quan trọng. Ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 82/NQ-CP, ngày 17/7/2020 UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành Kế hoạch số 75/KH-UBND thực thực Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 22/01/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Chương trình hành động cũng hướng tới việc xây dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh, đáp ứng các nhu cầu, nguyện vọng và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trở thành trách nhiệm, động lực và lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp Việt. Tiếp tục kiến tạo mơi trường tiêu dùng an tồn, bền vững, củng cố niềm tin của người tiêu dùng vào Đảng, Nhà nước và xã hội, góp phần tạo nền tảng cho một xã hội tiêu dùng hạnh phúc và thịnh vượng. Như vậy, xuyên suốt trong quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước đối với hoạt động xây dựng và hồn thiện pháp luật về phịng, chống bn lậu là yêu cầu bảo vệ tốt quyền con người trong đó có bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Có thể nói các tư tưởng và quan điểm chỉ đạo đã được luật hoá trong các văn bản pháp luật.
Hiện nay, tình trạng bn lậu có nguy cơ gia tăng, nhất là trên thị trường thương mại điện tử. Để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các lực lượng chuyên trách cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng tiếp tục triển khai nhiều giải pháp thiết thực nhằm tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm và hỗ trợ người tiêu dùng. Chính phủ yêu cầu và giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành, địa phương. Trong đó, u cầu Bộ Cơng an chỉ đạo lực lượng công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với lực lượng quản lý thị trường và thanh tra các sở, ngành tại địa phương trong việc thanh kiểm tra, giám sát các lĩnh vực, tăng cường đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng. Ngoài ra UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ban hành chương trình, kế hoạch về thanh tra, kiểm gia, giám sát và ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng tại địa phương.
Thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 22/01/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; nhằm nâng cao hiệu quả của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Nam Định, ngày 19/03/2019 Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nam Định đã xây dựng Chương trình hành động số 33- CTr/TU. Theo đó, chương trình hành động đã xác định nhiệm vụ, giải pháp đầu tiên là tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội trong việc học tập, nghiên cứu, quán triệt Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 22/01/2019 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 3, tr.2. Tháng 5/2018, CATP thực hiện chuyên mục “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” trên Báo An ninh Hải Phòng giai đoạn 2018-2020 18, tr.3. Chuyên mục ra 1 trang 1 tuần vào số thứ hai hàng tuần nhằm tôn vinh, quảng bá các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lành mạnh, có nhiều sáng kiến trong đấu tranh chống hàng giả, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Nhiều cải tiến, sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, bảo vệ môi trường từ năm 2018 đến năm 2020. Chuyên mục đã chuyển tải hàng nghìn tin, bài, ảnh trên hàng trăm số báo in và được cập nhật liên tục trên Báo An ninh Hải Phòng điện tử với nội dung đa dạng, phong phú; các bài viết với nhiều hình ảnh minh họa đẹp, đã được thể hiện theo các thể loại báo chí linh hoạt tùy theo vấn đề phản ánh (phỏng vấn nhanh, phóng sự, điều tra, trả lời đơn thư). Thơng qua chun mục, Báo An ninh Hải Phịng đã thực sự trở thành diễn đàn quan trọng để tuyên truyền, phát động người dân cùng chung sức phát hiện, lên án và đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật trên các lĩnh vực sản xuất, phân phối hàng hóa. Các vụ vi phạm pháp luật liên quan đến sản xuất, buôn bán, tiêu thụ, trục lợi từ hàng giả, hàng nhái, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng của nhà sản xuất đều được báo tập trung phản ánh, làm rõ. Qua đó kịp thời đưa ra những cảnh báo, rủi ro có thể xảy ra, giúp các khách hàng nhận biết chính xác, từ đó có những lựa chọn phù hợp nhất. Báo An ninh Hải Phịng đã thực hiện tốt cơng tác phối hợp với các đơn vị chức năng như: Phòng Cảnh sát kinh tế - CATP, Cục Quản lý thị trường thành phố, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các đơn vị, doanh nghiệp như: Công ty Nhựa Tiền
Phong, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Lê Chân, Công ty CP thương mại Bia Sài Gịn Đơng Bắc tại Hải Phịng, Cơng ty Thành Đại Phú Mỹ, Công ty Vico, Công ty xăng dầu Khu vực III.
Cùng với việc phát triển về kinh tế, vấn đề người tiêu dùng hiện nay không chỉ giới hạn trong phạm vi một quốc gia mà đã trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của thế giới trong đó có Việt Nam. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, quốc tế ngày càng sâu rộng và mở cửa thị trường, người tiêu dùng ngày càng có thêm nhiều cơ hội lựa chọn hàng hóa và dịch vụ nhưng đồng thời cũng đối mặt với nhiều rủi ro từ mặt trái của cơ chế thị trường. Chính vì vậy, chính sách bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được xây dựng và thực thi hiệu quả sẽ mang lại rất nhiều lợi ích khơng chỉ cho cộng đồng người tiêu dùng mà cịn thúc đẩy mạnh mẽ sản xuất, lưu thơng và phát triển chung của nền kinh tế cả nước và bảo đảm tốc độ tăng trưởng luôn đi đôi với chất lượng tăng trưởng.
Trong thời gian tới tình hình bn lậu, gian lận thương mại, sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, đặc biệt là nhóm hàng mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền đang diễn ra rất phức tạp, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, các địa phương, các lực lượng chức năng phải quán triệt sâu sắc và đề cao trách nhiệm trong đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, đặc biệt là nhóm hàng liên quan đến chăm sóc, nâng cao sức khỏe con người, phải xác định đây là nhiệm vụ quan trọng vừa cấp bách vừa lâu dài; phải phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, các lực lượng chức năng, triển khai đồng bộ các biện pháp và kiên quyết đấu tranh từng bước đẩy lùi tệ nạn này. Trên cơ sở đó trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng chuyên trách tổ chức triển khai THPL về phịng, chống bn lậu theo đúng chủ trương, định hướng của Đảng, bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.