1 Richard Pul – Linda Elder “Cẩm nang tư duy phản biện – khái niệm và công
3.2.3. Giới thiệu một số phương pháp giải quyết vấn đề
Có nhiều phương pháp giúp rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, liên quan đến việc vận dụng kỹ năng tư duy phản biện để giải quyết vấn đề, dưới đây giới thiệu hai phương pháp là: giản đồ nguyên nhân – kết quả (hay giản đồ xương cá)
và câu hỏi phản biện “5 tại sao”.
3.2.3.1. Phương pháp giản đồ nguyên nhân – kết quả
Luật lý do đầy đủ (chương 2) khẳng định mọi sự vật và hiện tượng tồn tại đều có nguyên nhân. Khi một vấn đề xuất hiện và đặt ra u cầu phải giải quyết, thì đó chính là kết quả tất yếu của các sự kiện, hiện tượng, tư tưởng,… có liên quan diễn ra trước đó (gọi chung là nguyên nhân). Giải quyết vấn đề chính là
141
q trình xác định chính xác ngun nhân gây ra vấn đề và tìm cách nhăn chặn hay loại bỏ.
Giản đồ nguyên nhân – kết quả (hay giản đồ xương cá) do Kaoru Ishikawa (Nhật Bản) đề xuất vào năm 1950 nhằm thiết lập dưới dạng hình ảnh mối quan hệ mức độ ảnh hưởng của nguyên nhân (giải pháp) tới vấn đề cần giải quyết. Trong Hình 3.1, ta thấy một mũi tên dài như khung xương của bộ xương cá, hướng từ trái sang phải. Đầu mũi tên (đầu cá) là vấn đề cần giải quyết. Trên mũi tên này có các nhánh là các mũi tên nhỏ (xương nhánh) nối vào khung xương chính. Mỗi xương nhánh là nhóm ngun nhân (NN) gây ra vấn đề hoặc nhóm giải pháp (GP) để giải quyết vấn đề. Xương nhánh có thể được phân nhánh tiếp tục để tạo xương con hoặc nhánh của xương con ứng với các nguyên nhân (giải pháp) ở cấp độ chi tiết hơn. Tuy nhiên để tránh làm nhiễu giản đồ, thường chỉ nên dừng ở mức tạo xương con. Trường hợp cần điều tra tận gốc vấn đề, có thể sử dụng thêm các phương pháp khác. Trên giản đồ, vấn đề cần giải quyết và các nhóm nguyên nhân (giải pháp) được biểu thị bằng các từ khóa.
VẤN ĐỀ
Hình 3.1. Mơ tả giản đồ nguyên nhân – kết quả (giản đồ xương cá) Nhóm NN (GP) 1 Nhóm NN (GP) 2 Nhóm NN (GP) 3 Nhóm NN (GP) 4 Nhóm NN (GP) 5 Nhánh của xương con Xương khung Xương nhánh Xương con VẤN ĐỀ
142
Phương pháp giản đồ xương cá không chỉ được sử dụng để tìm ngun nhân, mà cịn là phương pháp thường được áp dụng để tìm giải pháp giải quyết vấn đề và được xem là một cách phân tích vấn đề, cung cấp một bức tranh toàn cảnh về các khả năng có thể, khám phá các nguyên nhân (giải pháp) có liên quan đến vấn đề đang giải quyết. Bức tranh này không chỉ là sự thể hiện đầy đủ, chi tiết các nguyên nhân (giải pháp) của vấn đề đang giải quyết mà còn cho thấy mối quan hệ về thứ bậc giữa các nguyên nhân (giải pháp) đó.
Nguyên nhân (giải pháp) của một vấn đề thường rất đa dạng và phong phú tùy thuộc vào lĩnh vực cũng như nội dung của vấn đề được quan tâm. Để làm ví dụ, chúng ta xét một vấn đề mang tính thực tế phải giải quyết như sau:
“Tình trạng vi phạm pháp luật giao thơng đường bộ ngày càng trở nên nghiêm trọng. Hậu quả là số vụ tai nạn xảy ra ngày càng tăng với mức độ ngày càng nghiêm trọng. Số người chết và bị thương do tai nạn có chiều hướng gia tăng”.
Hình 3.2. Giản đồ xương cá tìm nguyên nhân cho vấn đề “Tai nạn giao thông tăng”
Với bài toán này, ta gọi vấn đề cần giải quyết là “Tai nạn giao thông tăng” và bằng giản đồ xương cá, chúng ta biểu diễn
143
các nguyên nhân có thể của vấn đề trên (Hình 3.2).
Vấn đề cần phải giải quyết trong lĩnh vực Luật thường là một tranh chấp, một vụ án hoặc nói chung là một tình huống pháp luật, một sự kiện cần phân định, làm sáng tỏ (gọi chung là một sự kiện pháp lý – SKPL). Có nhiều nguyên nhân dẫn đến (cũng như nhiều giải pháp để giải quyết) một SKPL: nguyên nhân khách quan, chủ quan; nguyên nhân bên trong, bên ngồi… Nhưng tổng qt có thể quy về 4 nhóm ngun nhân (giải pháp) chính là: Con người, Căn cứ pháp lý, Sự thực thi và Ảnh hưởng của mơi trường bên ngồi. Hình 3.3 là giản đồ xương cá mô tả
cho một SKPL.
Hình 3.3. Sơ đồ giản đồ xương cá mô tả giải quyết một SKPL 3.2.3.2. Phương pháp đặt câu hỏi 5 Why (5 Tại sao)
Theo Willen “Một người biết đặt câu hỏi là một người biết tư duy”. Vì vậy, đặt câu hỏi vốn là một phản xạ tự nhiên, là một thói quen thường trực của người có óc tư duy phản biện. Nếu con người không thể đặt câu hỏi, không biết cách thể hiện sự hồi nghi của mình thì cuộc sống, văn hóa và tri thức của xã hội sẽ không thể tiến bộ. Một trong những mục đích của việc đặt câu
144
hỏi là nhằm giải quyết các vấn đề mà cuộc sống đặt ra hàng ngày, hàng giờ. Để giải quyết đúng vấn đề thì dứt khốt phải biết đầy đủ và chính xác nguyên nhân gây ra vấn đề. Nói khác đi, xác định được nguyên nhân gây ra vấn đề chính là “chìa khóa” để mở toang cánh cửa, giúp nhìn nhận cặn kẽ, chính xác và đầy đủ “bức tranh” mà vấn đề phải giải quyết.
Quy luật lý do đầy đủ chỉ ra rằng mọi kết quả đều có nguyên nhân (hoặc tập hợp của các nguyên nhân). Vì vậy, để hiểu rõ bản chất của một sự vật, hiện tượng,… thì điều quan trọng là phải truy tìm được các ngun nhân, trong đó đặc biệt là nguyên nhân cốt lõi (nguyên nhân sinh ra các nguyên nhân). Việc phân tích để tìm ngun nhân cốt lõi được thực hiện bằng cách đặt và trả lời 5 lần câu hỏi “Tại sao”. Ví dụ với hai sự kiện A và B trong sơ đồ sau:
câu hỏi là:
- Tại sao A xảy ra? – Vì có B xảy ra. - Tại sao B xảy ra? – Vì có C xảy ra. …….
Việc luận giải các tình tiết, sự kiện trong mối quan hệ nhân – quả đó sẽ làm nảy sinh những căn cứ để hình thành những suy luận biện chứng, làm cơ sở để rút ra những quyết định sau cùng cho vấn đề đang cần giải quyết. Chẳng hạn:
- Làm sao để có A? - Cần phải có B.
A B B
C
145 - Làm sao để A không xảy ra? - Ngăn chặn để B không xảy ra…
Một kết luận, một quyết định đúng phải xuất phát từ nguyên nhân đúng và đủ. Với phát biểu: “Vì có B nên có A”, nếu:
- Ngồi B, phải có thêm C nữa mới có A thì phát biểu này sai (khơng có trạng thái vừa đúng vừa sai. Không đủ cũng là sai). - Nếu việc có hay khơng có B khơng ảnh hưởng đến việc có A thì phát biểu trên cũng sai.
Có thể thấy rằng: nếu giản đồ xương cá là phương pháp tìm nguyên nhân theo chiều rộng (hiểu theo nghĩa là tập hợp các
nguồn gốc, lý do có thể sinh ra vấn đề) thì phương pháp đặt câu hỏi 5 Why là phương pháp tìm nguyên nhân theo chiều sâu (cho phép xác định tận gốc một nguyên nhân nào đó trong số các nguyên nhân đã biết). Nói khác đi, 5 Why là phương pháp để truy tìm nguyên nhân cốt lõi.
Ví dụ. Với trường hợp một xe khách lao xuống vực dẫn đến tai nạn. Các câu hỏi được đặt ra có thể là:
- Tại sao xe khách lao xuống vực? + Do xe bị mất phanh.
- Tại sao xe bị mất phanh?
+ Do phanh không đảm bảo chất lượng.
- Tại sao phanh không đảm bảo chất lượng mà vẫn sử dụng?
+ Do phanh không được thay đúng hạn theo yêu cầu.
- Tại sao không thay mới phanh đúng hạn?
+ Do khơng có tiền, do khơng có sổ theo dõi thay thế phụ tùng, do người bảo trì chủ quan, thiếu trách nhiệm...
146
Với ví dụ này, thông qua việc đặt câu hỏi 5 tại sao sẽ cho phép chúng ta xác định rõ nguồn gốc sâu xa của vấn đề, các yếu tố chủ quan và khách quan, từ đó xác định chính xác trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức có liên quan đến tai nạn cũng như đường hướng để ra quyết định xử lý hậu quả của tai nạn. Phương pháp đặt câu hỏi 5 tại sao còn cho phép chỉ ra giải pháp lâu dài, bền vững hơn để xử lý vấn đề. Với ví dụ này, đó là: muốn khơng xảy ra tai nạn do mất phanh thì phải tuân thủ việc theo dõi, bảo trì định kỳ các thiết bị an tồn; phải đáp ứng kịp thời kinh phí cho việc thay thế phanh theo quy định; phải nâng cao ý thức trách nhiệm của người bảo trì…
Tất nhiên, không nhất thiết trường hợp nào cũng phải đặt đủ 5 lần câu hỏi tại sao mà có thể chỉ là 2, 3 hay 4 lần, miễn là chúng ta không dừng lại ở lần đặt câu hỏi đầu tiên. Bởi lẽ, thông thường sau câu hỏi “tại sao” đầu tiên, nguyên nhân cốt lõi vẫn chưa lộ diện. Ngược lại, số lần lặp lại câu hỏi có thể nhiều hơn nếu sau 5 lần mà vẫn chưa truy được nguyên nhân gốc rễ sau cùng.
Cũng giống như bất kỳ sự kiện nào trong đời sống, một sự kiện pháp lý ln có mối quan hệ “chằng chịt”, phức tạp với các sự kiện khác, chúng có liên quan với nhau như chuỗi mắt xích, trong đó mỗi sự kiện, hiện tượng là kết quả của một (một số) sự kiện trước đó và là nguyên nhân của (một số) sự kiện tiếp sau. Đây là hình ảnh mơ tả rõ nét quy luật lý do đầy đủ đã được xét trong chương 2.
Tạo liên kết giữa các sự kiện, hiện tượng (mắt xích) là cách hiệu quả để thấy rõ nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự kiện đang xem xét và bức tranh tổng thể mà sự kiện đang xem xét xảy ra.
147
Nó định hình vị trí, vai trị, mối liên hệ của các sự kiện phía trước đối với sự kiện đang xem xét cũng như vị trí, vai trị, mối liên hệ của sự kiện đang xem xét với các sự kiện liên quan có thể sẽ diễn ra. Từ đó, đánh giá đầy đủ, chính xác và khách quan tác động của từng yếu tố đối với sự kiện đang quan tâm xem xét.
Chẳng hạn, với sự kiện quan tâm xem xét A, ta có hình ảnh liên kết như sau:
Hình 3.5. Hình ảnh liên kết giữa các sự kiện
Vì có a1, a2, a3 nên mới có A. Các a có thể có quan hệ “hoặc” hay “và” với nhau. Vì có A nên có B1, B2, B3. Tương tự, các B có thể có quan hệ “hoặc” hay “và” với nhau.
Có thể nói, kỹ năng giải quyết vấn đề được thể hiện trước hết ở năng lực nhận biết và dự đoán vấn đề. Chất lượng của việc giải quyết vấn đề tùy thuộc chủ yếu vào tính đúng đắn mà bước nhận diện và dự đoán vấn đề thu được, trong khi tự nhiên lại vận động theo quy luật khách quan của riêng nó và khơng theo ý muốn của con người. Vì vậy, rèn luyện tư duy phản biện chính là cách để xây dựng “nền móng”, giúp cho trí tuệ ln có sự minh
A … … …. … …. a1 a2 a3 a3.1 a3.2 a3.3 …… . …… . B1 B2 B3 …… . …… .
148
định khi nhận diện và thấu hiểu vấn đề. Đây là đòi hỏi đặt ra với mọi người, dù họ là ai và làm việc ở lĩnh vực nào. Đặc biệt, trong lĩnh vực Luật, một lĩnh vực phức tạp có quan hệ trực tiếp tới lợi ích, danh dự và cả tính mạng con người, vấn đề cần giải quyết không phải lúc nào cũng dễ dàng hiểu rõ được bản chất – nếu như khơng muốn nói là rất dễ mắc sai lầm, ngộ nhận – thì thói quen suy nghĩ phản biện phải là thói quen có tính “bản năng”, thường trực khi xem xét, giải quyết vấn đề.
149