Vấn đề và giải quyết vấn đề

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng tư duy phản biện: Phần 2 (Trang 32 - 35)

1 Richard Pul – Linda Elder “Cẩm nang tư duy phản biện – khái niệm và công

3.2.1. Vấn đề và giải quyết vấn đề

Trong thực tế, mỗi người chúng ta hàng ngày, hàng giờ phải thường xuyên đối mặt với vô vàn vấn đề cần phải quan tâm giải quyết: từ những việc đơn giản như những khó khăn, vướng mắc trong sinh hoạt hàng ngày đến những việc hệ trọng như công ăn việc làm, xây dựng sự nghiệp, phát triển bản thân, hơn nhân gia đình, quan hệ xã hội… Có thể nói cuộc đời là một chuỗi vấn đề phải giải quyết và chất lượng giải quyết vấn đề quyết định

136

chất lượng của cuộc sống. Giải quyết vấn đề và ra quyết định ln có mối liên hệ mật thiết với nhau và có thể coi đó là hai bước tiếp nhau của một quá trình. Việc hiểu đúng và đầy đủ vấn đề, từ đó lựa chọn giải pháp hợp lý, đưa ra quyết định đúng đắn để giải quyết vấn đề được coi là điều kiện bắt buộc đối với bất cứ ai muốn đạt được thành công trong cuộc sống và sự nghiệp. Thành cơng đó khơng chỉ gắn liền với q trình trau dồi và tích lũy tri thức, mà cịn địi hỏi q trình dầy cơng đào luyện các kỹ năng trong đó có việc vận dụng, kết hợp nhuần nhuyễn kỹ năng tư duy phản biện vào việc giải quyết vấn đề.

Trong một số tài liệu về kỹ năng giải quyết vấn đề, ít nhiều có sự khác nhau trong quan niệm của các tác giả về khái niệm “Vấn

đề”. Vì vậy, trước hết cần có sự thống nhất thế nào là vấn đề.

Xét 2 ví dụ sau:

- Ví dụ 1: Vào một buổi sáng, như thường lệ Bạn dắt xe máy ra khỏi nhà để đi học (hoặc đi làm) thì gặp trở ngại: chiếc xe khơng chịu nổ máy dù Bạn đã hết sức nỗ lực. Ở đây, có sự “khác biệt” giữa thực tế (xe khơng hoạt động) với mong muốn của Bạn (xe nổ máy và vận hành tốt như thường lệ). Bản thân Bạn cũng

chưa hiểu vì sao lại có sự “khác biệt” này. Bạn nghĩ rằng: chiếc

xe máy của Bạn đang có vấn đề. Bạn đang đứng trước một vấn

đề phải giải quyết.

- Ví dụ 2: Bạn và gia đình đang cùng chung sống trong một căn hộ quá chật chội và thiếu thốn tiện nghi. Mong muốn của mọi người trong gia đình Bạn là được sở hữu một căn nhà rộng rãi hơn, đáp ứng đầy đủ hơn các nhu cầu sinh hoạt… Tuy nhiên, hiện tại tiềm lực kinh tế của Bạn còn hạn chế, chưa cho phép

137

thực hiện mong ước đó. Ở đây, cũng có sự “khác biệt”, có khoảng cách giữa mong muốn của Bạn và gia đình (có một chỗ ở rộng rãi, tiện nghi hơn) với thực tế (chưa đủ khả năng tài chính để thực hiện) và hiện tại, Bạn cũng chưa tìm được cách để gia

tăng năng lực tài chính của mình. Lúc này, Bạn nghĩ rằng: điều kiện an cư của Bạn và gia đình Bạn đang có vấn đề. Bạn cũng

đang đứng trước một vấn đề phải giải quyết.

Trong cả hai ví dụ, chúng ta đều thấy có một khoảng cách giữa điều mong muốn và thực trạng hiện thời. Đó chính là vấn

đề. Như vậy, ta có thể định nghĩa ngắn gọn vấn đề là khoảng

cách (mâu thuẫn, sai lệch) hoặc sự khác biệt (khó khăn, thách đố, rào cản…) giữa mục đích, giá trị tiêu chuẩn mong muốn (kỳ vọng) so với tình trạng hiện tại (thực tế).

Có thể mơ tả bằng những điều vừa trình bày bằng hình ảnh sau:

Lưu ý rằng, việc xuất hiện khoảng cách giữa thực tế và tiêu chuẩn mong muốn chỉ là điều kiện cần để một sự việc được coi là một vấn đề. Để một hiện tượng, sự việc thực sự trở thành vấn đề thì phải có điều kiện đủ, đó là: sự sai lệch giữa kỳ vọng và

thực tế là sự sai lệch chưa rõ nguyên nhân hoặc (và) chưa có cách giải quyết để loại bỏ hoặc thu hẹp sai lệch đó. Khi đã xác

định được nguyên nhân và cách giải quyết để làm mất (hoặc thu hẹp) khoảng cách không mong muốn giữa thực tế và kỳ vọng thì sự việc, hiện tượng đó khơng cịn là vấn đề nữa. Ví dụ với việc

Giá trị tiêu chuẩn (Kỳ vọng).

Tình trạng hiện tại (Thực tế).

138

chiếc xe không nổ máy ở trên, nếu Bạn phát hiện nguyên nhân xe khơng nổ máy là do xe hết xăng thì ngun nhân (và do đó cách khắc phục) đã rõ và việc chiếc xe không chịu nổ máy khơng cịn được coi là vấn đề nữa.

Với cách hiểu vấn đề như vậy, giải quyết vấn đề chính là những hành động giảm thiểu hoặc loại bỏ khoảng cách giữa thực tế và kỳ vọng, nhằm đạt được mục tiêu đặt ra.

Các phương án, cách thức để giải quyết vấn đề được gọi là

các giải pháp. Có thể chia các giải pháp để giải quyết vấn đề

thành 3 loại:

- Giải pháp giảm thiểu: Là những giải pháp cho phép thu hẹp khoảng cách giữa thực tế và kỳ vọng.

- Giải pháp loại trừ: Là những giải pháp loại bỏ (làm mất) hoàn toàn khoảng cách giữa thực tế và kỳ vọng.

- Giải pháp sáng tạo: Là những giải pháp không chỉ loại bỏ hoàn toàn khoảng cách giữa thực tế và kỳ vọng mà còn làm xuất hiện thực tế mới tốt đẹp hơn so với mong muốn ban đầu. Nghĩa

là, khoảng cách không mong muốn ban đầu được “thay thế” bằng một “khoảng cách” khác có ích lợi hơn, có giá trị hơn.

Giải pháp sáng tạo là mục tiêu mong muốn của bất cứ ai khi giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, không phải vấn đề nào cũng dễ dàng cho phép thực hiện giải pháp này. Trong thực tế, thường các giải pháp được sử dụng là giải pháp giảm thiểu và loại trừ.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng tư duy phản biện: Phần 2 (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)