TÓM TẮT CHƢƠNG

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng tư duy phản biện: Phần 2 (Trang 46 - 47)

1 Richard Pul – Linda Elder “Cẩm nang tư duy phản biện – khái niệm và công

TÓM TẮT CHƢƠNG

1. Rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện có mục đích hình thành và phát triển năng lực tự mình độc lập đưa ra được nhận định, đánh giá, kết luận về một vấn đề, một sự việc, hiện tượng,… một cách đúng đắn, phù hợp với hiện thực khách quan và quy luật logic. Vì vậy, rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện bao gồm việc rèn luyện:

- Năng lực nhận biết, phân biệt những những nội dung chính yếu, cốt lõi, bản chất của vấn đề, những nội dung cần tập trung làm rõ, những nội dung cịn tranh cãi.

- Có khả năng tổng hợp, phân tích, diễn giải, đánh giá chất lượng thơng tin thu thập được.

- Có khả năng thu thập, đối chứng các quan điểm khác nhau; so sánh, phân tích, đánh giá các nhận định, các quan điểm.

- Hình thành quan điểm, lập luận của chính mình. Giao tiếp phản biện hiệu quả.

2. Những đặc điểm của tư duy phản biện đồng thời cũng là những địi hỏi, những u cầu cần có để hình thành và phát triển kỹ năng tư duy phản biện sắc sảo.

3. Độ vững chắc của một suy luận phụ thuộc không chỉ vào tính logic mà cịn vào tính chân xác của các tiền đề và sự vững chắc, tin cậy của giả định gắn liền với suy luận đó. Đây cũng là lý do giải thích vì sao tập trung bác bỏ tiền đề và giả định là cách rất hiệu quả để bác bỏ một suy luận.

4. Tư duy phản biện là công cụ hữu hiệu để giải quyết vấn đề và ra quyết định. Giải quyết vấn đề bao gồm 2 nhiệm vụ cơ

150

bản là xác định chính xác, đầy đủ nguyên nhân gây ra vấn đề và

đề xuất giải pháp hợp lý. Tư duy phản biện với ý nghĩa là dạng

thức tư duy giúp nhìn nhận sự việc khách quan, chính xác, cơng bằng trên cơ sở lý trí sẽ là cơng cụ sắc bén và hữu hiệu để thực hiện 2 nhiệm vụ trung tâm của bài toán giải quyết vấn đề.

Đặc điểm của tư duy phản biện Kỹ năng cần rèn luyện

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng tư duy phản biện: Phần 2 (Trang 46 - 47)