Rèn luyện kỹ năng đặt vấn đề cần xem xét trước các chuẩn mực trí tuệ

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng tư duy phản biện: Phần 2 (Trang 30)

1 Roy Van Den Brink – Budgen “Tư duy phản biện dành cho sinh viên” Tr.56, Đinh Hồng Phúc dịch, NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

3.1.8. Rèn luyện kỹ năng đặt vấn đề cần xem xét trước các chuẩn mực trí tuệ

chuẩn mực trí tuệ

Các chuẩn mực trí tuệ chính là những tiêu chuẩn để đảm bảo chất lượng tư duy. Một vấn đề, một sự việc, một tư tưởng,… khi được xem xét dưới góc độ các chuẩn mực trí tuệ sẽ là cơ sở đảm bảo độ xác tín cao và do đó q trình tư duy cũng có chất lượng cao. Richard Paul – Linda Elderl đã tổng hợp các chuẩn mực có tính phổ qt của tư duy phản biện bao gồm1:

- Sự rõ ràng: Đây là chuẩn mực mang tính bản lề. Chuẩn

mực này đòi hỏi những ví dụ, minh họa cụ thể, các cách trình bày khác của vấn đề đang xem xét. Để đạt được sự rõ ràng, có thể dựa vào các câu hỏi: Bạn có thể nói rõ hơn về điểm (điều) đó

khơng?; Bạn có thể trình bày điểm (điều) đó bằng cách khác khơng?; Bạn có thể đưa ra một minh họa, một ví dụ về điều Bạn đã nêu không?...

- Sự đúng đắn: Một vấn đề (phát biểu) có thể rõ ràng nhưng lại khơng đúng đắn. Có thể nhận thức sự đúng đắn qua các câu hỏi: Vấn đề có thực sự đúng như vậy khơng?; làm sao có thể kiểm

tra điều đó?; làm thế nào để biết điều đó là đúng đắn?...

- Sự chính xác: Một vấn đề (phát biểu) có thể vừa rõ ràng, vừa đúng đắn nhưng lại khơng chính xác. Nhận thức mức độ chính xác qua các câu hỏi: Bạn có thể đưa ra nhiều chi tiết hơn khơng? Có thể nêu cụ thể hơn khơng?...

- Tính liên quan: Sự liên quan (và quan trọng) được xem là tiêu chí đầu tiêu khi phán xét vấn đề. Một phát biểu có thể rõ

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng tư duy phản biện: Phần 2 (Trang 30)