Trong các đoạn lập luận dưới đây hãy chỉ ra những

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng tư duy phản biện: Phần 2 (Trang 67 - 71)

tình tiết căn bản, cốt lõi hình thành nên lập luận. Nếu có thể hãy biên tập lại đoạn lập luận sao cho ngắn gọn nhất mà vẫn giữ được nội dung chủ yếu.

1.“Đến nay, mục tiêu 2 trong 1 của kỳ thi THPT đã bộc lộ

quá nhiều bất cập và bất hợp lý. Để cơng nhận tốt nghiệp có thể giao cho địa phương tổ chức kiểm tra hoặc xét công nhận theo quy định chung mà không cần tổ chức một kỳ thi quá tốn kém. Các kỳ thi vừa qua đều có kết quả tốt nghiệp xấp xỉ 100% đặt ra câu hỏi có cần phải tổ chức một kỳ thi quá tốn kém chỉ để tìm 2 – 3% học sinh rớt tốt nghiệp? Nếu Sở tiến hành đánh giá dựa trên tiêu chí chuẩn do cơ quan dịch vụ khảo thí cung cấp thì sẽ nhẹ nhàng và thực chất hơn. Với mục tiêu tuyển sinh, khơng ai có thể đảm bảo công bằng và khách quan hơn chính các trường đại học. Trước hết, mục tiêu tuyển sinh vào các trường đại học không giống với mục tiêu công nhận tốt nghiệp, bởi bên cạnh kiến thức chung về văn hóa, mỗi trường có mục tiêu lựa chọn người học theo năng lực, phẩm chất của nghành nghề đào tạo nên cũng sẽ có nội dung và hình thức tuyển sinh phù hợp. Giao hẳn quyền tự chủ tuyển sinh cho trường đại học là giải pháp tốt nhất để ngăn ngừa tiêu cực, họ sẽ chịu hoàn toàn chất lượng đầu vào và đầu ra. Địa phương là nơi có nhiều quan hệ “chằng chịt” nên khó đảm bảo sự nghiêm túc. Về khả năng đáp ứng của đề thi, khơng một đề thi nào có thể “gánh” được cả 2 mục tiêu và thước đo khác nhau. Ghép 2 mục tiêu trong 1 bài thi trong khoảng thời gian ngắn với 2 mục đích vừa căn bản vừa phân hóa sẽ rất khó và khơng đánh giá được toàn diện kiến thức, kỹ năng của học

sinh”. (Tổng hợp từ các báo VnExpress, Thanh niên, Phụ nữ

171

2.“Thái độ sống tích cực là yếu tố quan trọng, giữ vai trị

định hướng cho thành công. Khi gặp khó khăn, người có thái độ tích cực khơng bi quan, chán nản, tuyệt vọng mà luôn hướng đến việc tìm giải pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề với niềm tin mọi việc sẽ tốt đẹp. Người có thái độ tiêu cực thường hay thất vọng, ln có cảm giác thua cuộc, mang nặng tâm lý hồi nghi, mất niềm tin. Có thái độ tích cực, vạn sự sẽ thành. Mang thái độ tiêu cực, muôn sự sẽ bại. Thái độ tích cực mang lại sự thanh thản trong tâm hồn để hướng đến những điều tốt đẹp. Nó giúp ta có tâm trạng hài lịng và hạnh phúc, giúp ta nhanh chóng phóng tầm mắt nhìn ra thế giới tươi sáng, rộng lớn bên ngồi. Thái độ tích cực giúp ta xây dựng và duy trì các mối quan hệ xã hội tốt đẹp – một điều kiện không thể thiếu cho sự thành cơng. Nó đưa ta thoát khỏi sự đố kỵ, ganh ghét của thói đời bon chen, từ đó biết hướng lòng về người khác để yêu thương, hỗ trợ và giúp đỡ; biết nhìn ra những mặt tích cực nơi người, nơi đời và biết sẵn lịng học hỏi từ người khác để làm giàu trí tuệ của mình”.

3.“Hiện tượng thường gặp là người tham gia tranh luận

thiếu kỹ năng nền tảng, thiếu thông tin, dữ kiện khi tranh luận. Hậu quả là khi bế tắc họ quay ra xúc phạm, miệt thị đối phương. Khá phổ biến là nhiều người có nhận thức khơng đúng về động cơ, mục đích của tranh luận. Nhiều trường hợp người tranh luận luôn cố gắng bảo vệ quan điểm trong sự thiếu hiểu biết. Đây là nguyên nhân của tình trạng tranh luận chỉ là cuộc ẩu đả về ngôn từ, vô bổ, không đem lại kết quả nào. Giáo lý phong kiến nặng nề về quan hệ thứ bậc khơng những khơng khuyến khích mà cịn tước bỏ, thậm chí triệt tiêu cơ hội tranh luận. Ở nhà, con không dám tranh luận với cha, mẹ; ở trường, trị khơng dám tranh luận

172

với thầy, cô; ở cơ quan, cấp dưới không dám tranh luận với cấp trên… Xét cả về yếu tố con người và yếu tố môi trường xã hội chúng ta cịn rất nhiều trở lực trong tiến trình xây dựng nền văn hóa tranh luận”.

4.“Ảnh hưởng của gia đình chiếm một tỷ lệ khơng nhỏ về

nguyên nhân trẻ vị thành niên phạm pháp. Trước hết đó là hậu quả của việc cha mẹ làm sai, con làm theo. Câu tục ngữ “gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” đến nay vẫn luôn đúng. Số liệu thống kê cho thấy: trẻ em phạm pháp có nguồn gốc gia đình làm nghề bn bán bất hợp pháp chiếm 51,94%; gia đình có người phạm tội hình sự chiếm 40%; 30% trẻ phạm tội có bố hoặc mẹ hoặc cả hai nghiệm hút. Sống trong gia đình mà bố mẹ hoặc người lớn có hành vi thiếu văn hóa, lối sống vơ đạo đức, thậm chí có hành vi phạm tội như đánh chửi nhau, đánh bạc, nghiện rượu, nghiệm ma túy, buôn lậu, tham ô,… các em sẽ dần dần nhiễm thói hư tật xấu, coi thường pháp luật, đồng lõa với hành vi phạm pháp. Một lý do khác là con hư do thiếu tình cảm của cha mẹ. Những trường hợp bố mẹ ly hơn, có con ngồi giá thú,… dẫn đến việc trẻ bị bỏ rơi, thiếu tình thương, thiếu sự dạy dỗ. Từ đó, có tâm lý lệch lạc, ngang bướng, bất cần dẫn đến phạm tội. Số liệu của VKSND tối cao cho thấy 71% trẻ vị thành niên phạm pháp là do không được quan tâm chăm sóc. Một điều rất đáng quan tâm là phương pháp giáo dục sai lệch cũng là nguyên nhân dễn trẻ đến phạm tội. Gần 50% trẻ phạm tội vì bị đối xử hà khắc từ những gia đình có bố mẹ thiếu hiểu biết, dạy con bằng việc hành hạ, đánh đập, dùng nhục hình. Sự chiều chuộng thái quá cũng làm trẻ hư bởi hậu quả là tạo ra thói quen ỷ lại, dựa dẫm, sống ích kỷ, lười nhác… Khi gia đình khơng thỏa mãn những yêu

173

sách hoặc khơng cịn điều kiện phục vụ thì trẻ trở nên bất mãn, thậm chí thù ghét bố mẹ, dễ bị bạn bè xấu lôi kéo tham gia những hành vi phạm pháp. Nhiều trường hợp trẻ trộm cắp tài sản của chính bố mẹ hoặc của người thân để thỏa mãn nhu cầu khơng chính đáng như đua địi ăn diện, đánh bạc, hút chích…”.

5.“Nghề Luật là nghề đòi hỏi có kiến thức, kỹ năng tổng

hợp, đa dạng và hội tụ những phẩm chất cao quý, nhân bản. Người hành nghề luật vừa phải am hiểu pháp luật, coi pháp luật là chuẩn mực, là nội dung, là phương tiện hoạt động nghề nghiệp của mình, vừa phải biết sử dụng kiến thức tổng hợp của nhiều ngành khoa học khác nhau như khoa học nhận dạng, giám định, tâm lý học, tốn học, tài chính, kế tốn, địa lý, xây dựng, khoa học xã hội nhân văn, ngôn ngữ học, tu từ học… Nghề Luật là nghề đòi hỏi sử dụng thành thạo nhiều kỹ năng nghề nghiệp thành thạo, chuẩn xác như: soạn thảo văn bản, hùng biện, phân tích và tổng hợp, thương lượng, tốc ký, tư vấn, tranh tụng, nghiên cứu hồ sơ… Nghề Luật là nghề có tính độc lập, quyết đốn và chịu trách nhiệm cá nhân cao. Đây cũng là nghề đòi hỏi bản lĩnh kiên định, lịng dũng cảm, tính trung thực và đạo đức trong sáng. Thường xuyên tiếp xúc với nhiều đối tượng khác nhau, bị tác động bởi những cám dỗ vật chất. Nhiều mối quan hệ tình cảm “khó xử” dễ dẫn tới hành vi lách luật, chạy án,… có khi bán mình cho quỷ. Là nghề vì con người, cho con người nên nghề luật mang tính cơng minh và tính nhân văn sâu sắc. Mỗi một quyết định, một văn bản tố tụng trước hết là nhắm vào con người một cách trực tiếp hay gián tiếp, vì thế nếu thiếu sự cơng minh và tình người thì hậu quả sẽ vơ cùng nguy hại”.

174

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng tư duy phản biện: Phần 2 (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)