Tính đối thoại Tranh luận, chất vấn, phản biện.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng tư duy phản biện: Phần 2 (Trang 47 - 50)

Các chuẩn mực trí tuệ là tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của tư duy phản biện. Mỗi tiêu chí trong chuẩn mực trí tuệ là sự kết hợp cụ thể một hoặc một số đặc điểm của tư duy phản biện, là thước đo cấp độ đạt được của tư duy phản biện.

Như vậy, kỹ năng tư duy phản biện là sự tổng hợp, đan xen và gắn kết nhuần nhuyễn, hài hòa của nhiều kỹ năng. Do đó, tư duy phản biện là cấp độ cao, là mức độ phát triển sâu sắc của tư duy.

151

CÂU HỎI

1. Vì sao nói rèn luyện tính khách quan là yêu cầu quyết định để có kỹ năng tư duy phản biện? Nêu những biểu hiện của thái độ khách quan khi xem xét, đánh giá hiện tượng, sự việc.

2. Thế nào là thái độ toàn diện khi xem xét một vấn đề? Làm thế nào để đảm bảo tính tồn diện khi nghiên cứu, đánh giá vấn đề? Điều này có vai trị như thế nào đối với các hoạt động tư pháp (hoạt động của các cơ quan tư pháp như điều tra, truy tố, xét xử,… nhằm thực hiện các hoạt động tố tụng do pháp luật quy định và thuộc trách nhiệm của họ)?

3. Vì sao để có kỹ năng tư duy phản biện cần phải rèn luyện tính nhạy bén và linh hoạt?

4. Khi nhận diện, đánh giá vai trò của tiền đề đối với kết luận trong một suy luận, Bạn hiểu thế nào về:

a. Tính liên quan, tính hiệu quả của tiền đề? b. Điều kiện cần, điều kiện đủ của tiền đề?

5. Theo bạn, cần đảm bảo những nguyên tắc nào để đạt được sự “tâm phục, khẩu phục” khi:

a. Phản biện.

b. Tiếp nhận ý kiến phản biện.

6. Vì sao nói: tính độc lập trong tư duy là điều kiện không thể thiếu để có tư duy phản biện? Những yếu tố nào làm cản trở việc hình thành và nâng cao tính độc lập trong tư duy? Làm thế nào để khắc phục những cản trở đó?

7. Hãy cho biết vì sao cơng kích vào tiền đề và giả định là cách thường được áp dụng trong thực tiễn để bác bỏ một suy luận?

152

8. Thế nào là vấn đề và giải quyết vấn đề? Vì sao cần phải có tư duy phản biện khi giải quyết vấn đề?

9. Nêu tóm tắt phương pháp giản đồ xương cá và phương pháp đặt câu hỏi “5 Tại sao” để giải quyết vấn đề.

153

BÀI TẬP1

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng tư duy phản biện: Phần 2 (Trang 47 - 50)