Đầu tư kinh phí cho hoạt động chỉnh lý tài liệu lưu trữ

Một phần của tài liệu BỘ nội vụ (Trang 34 - 35)

7. Kết cấu của đề tài

2.3. Hoạt động chỉnh lý tài liệu lưu trữ tại các cơ quan Bộ

2.3.1.2. Đầu tư kinh phí cho hoạt động chỉnh lý tài liệu lưu trữ

Luật Lưu trữ năm 2011 quy định kinh phí chỉnh lý tài liệu được bố trí trong dự tốn ngân sách hàng năm. Căn cứ quy định của Nhà nước về định mức, đơn giá, các Bộ đã lập dự tốn và bố trí kinh phí phù hợp trong nguồn kinh phí được giao hàng năm để thực hiện chỉnh lý TLLT như: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chi 200 - 300 triệu đồng/năm; Bộ Y tế chi 70 - 80 triệu đồng/năm; Bộ Thông tin và Truyền thông chi khoảng 200 triệu/năm... Bên cạnh đó, một số Bộ đã đầu tư kinh phí rất lớn để chi cho hoạt động chỉnh lý tài liệu tồn đọng trong nhiều năm qua như: Văn phịng Chính phủ chi hơn 1 tỷ đồng/năm; Bộ Nội vụ chi khoảng 500 - 600 triệu/năm, đặc biệt năm 2017 chi hơn 1 tỷ đồng và 2018 chi gần 2 tỷ đồng/năm; điển hình là Bộ Tài chính nói riêng và ngành Tài chính nói chung, trong 5 năm (từ năm 2012 đến 2017), để giải quyết khối lượng tài liệu tồn đọng đã đầu tư tổng kinh phí khoảng 324,33 tỷ đồng, trong đó cơ quan Bộ Tài chính và các đơn vị thuộc tịa

nhà Bộ Tài chính là 7,959 tỷ đồng, hệ thống Thuế khoảng 185,54 tỷ đồng; hệ thống Kho bạc Nhà nước khoảng 80,118 tỷ đồng, hệ thống Hải quan là 47,585 tỷ đồng, hệ thống Dự trữ nhà nước là 2,48 tỷ đồng, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khoảng 0,651 tỷ đồng...(Theo số liệu tại Báo cáo đánh giá tình hình hoạt động chỉnh lý tài

liệu lưu trữ tại các Bộ, ngành của Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước năm 2017 và số liệu khảo sát thực tế năm 2019).

Như vậy, tính đến nay, nhiều cơ quan Bộ đã đầu tư với số lượng kinh phí tương đối lớn để thực hiện chỉnh lý tài liệu. Tuy nhiên, tại các cơ quan Bộ vẫn còn nhiều tài liệu tồn đọng do chưa đầu tư đủ kinh phí để xử lý dứt điểm tài liệu.

Một phần của tài liệu BỘ nội vụ (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)