1.2 Tổng quan về quyền chọn chứng khoán
1.2.6 Các điều kiện cần có để triển khai và đảm bảo phát triển bền vững hoạt động giao
hoạt động giao dịch quyền chọn chứng khốn
1.2.6.1 Quy mơ lớn mạnh của thị trường chứng khốn
Để có thể áp dụng quyền chọn chứng khốn vào TTCK, địi hỏi TTCK phải phát triển đến một mức độ nhất định, chẳng hạn như giá trị vốn hóa tồn thị trường cao, đóng góp đáng kể vào GDP của nền kinh tế, ngày càng nhiều cá nhân và tổ chức trong và ngoài nước tham gia thị trường, hàng hóa đa dạng cả về số lượng và chất lượng, tính thanh khoản của các loại hàng hóa trên thị trường ngày càng cao…. Bởi vì, bản chất của việc cung cấp các cơng cụ chứng khốn phái sinh của các tổ chức kinh doanh là họ có thể kiếm lời do làm trung gian mua - bán các chứng khốn phái sinh trái chiều của những người có quan niệm khác nhau về xu hướng
tăng - giảm của giá chứng khốn. Do đó, nếu quy mơ của thị trường nhỏ, các tổ chức tài chính sẽ gặp khó khăn trong việc phát hành cả về quy mơ và khả năng rủi ro của chúng. Với quy mô quá nhỏ, lợi nhuận thu về từ cung cấp dịch vụ khơng đủ bù đắp chi phí nghiên cứu và vận hành.
TTCK vốn là kênh huy động vốn trung và dài hạn từ các cá nhân, tổ chức trong xã hội cho nền kinh tế. Để làm được điều này, phụ thuộc vào các quy định pháp lý về kinh doanh chứng khốn cũng như chính sách kinh tế vĩ mơ của Chính phủ : lạm phát, lãi suất, tỷ giá…Một khi Chính phủ ổn định được kinh tế vĩ mơ, các luật lệ rõ ràng, đầy đủ và kịp thời sẽ tạo được sự tin tưởng từ công chúng đầu tư, từ đó thúc đẩy TTCK phát triển.
1.2.6.2 Sự am hiểu của nhà đầu tư về công cụ quyền chọn
Bất cứ sự ra đời của một loại hàng hóa mới nào trên TTCK, địi hỏi phải được cơng bố thơng tin rộng rãi đến đại bộ phận các NĐT trên thị trường thông qua các lớp đào tạo, huấn luyện, các phương tiên thơng tin đại chúng…Bởi vì một khi NĐT có sự am hiểu tường tận thì hàng hóa đó sẽ sớm được hình thành và phát triển ổn định trên TTCK.
Quyền chọn chứng khoán cũng vậy, là một trong những cơng cụ tài chính phái sinh khá mới mẻ và phức tạp, bên cạnh những lợi ích mang lại cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó, các chuyên gia, các nhân viên tư vấn trong các CTCK cần tiếp cận NĐT, tổ chức hội thảo để giới thiệu và tư vấn nhằm mục đích vừa nâng cao nhận thức của NĐT về rủi ro khi biến động giá chứng khoán vừa giúp NĐT hiểu biết về đặc điểm, chức năng của quyền chọn chứng khốn, từ đó có hướng sử dụng phù hợp với nhu cầu cá nhân của mình.
Như vậy, một khi NĐT hiểu rõ về vai trị và lợi ích khi sử sụng chứng khốn phái sinh nói chung và quyền chọn chứng khốn nói riêng, sẽ khơng cịn tâm lý ngại rủi ro khi đầu tư chứng khốn và linh hoạt hơn trong việc sử dụng cơng cụ quyền chọn để vừa đạt được mục tiêu phịng ngừa rủi ro, vừa tìm kiếm lợi nhuận, từ đó thức đẩy TTCK nói chung và thị trường quyền chọn nói riêng phát triển.
1.2.6.3 Hàng hóa trên thị trường chứng khốn
Để thị trường quyền chọn đi vào hoạt động thì nhất thiết phải có hàng hóa cho thị trường này. Hàng hóa cho thị trường quyền chon phải đảm bảo cả hai yếu tố đó là đa dạng về số lượng và đảm bảo về chất lượng. Chất lượng hàng hóa quyền chọn phụ thuộc vào chất lượng của cổ phiếu cơ sở và uy tín của nhà phát hành quyền chọn. Số lượng cổ phiếu cơ sở phải đủ lớn để đảm bảo thị trường phát triển ổn định và đáp ứng được những tiêu chuẩn chất lượng của cơ quan quản lý thị trường, đồng thời phải có tính thanh khoản cao thì mới có khả năng thu hút sự quan tâm của giới đầu tư tham gia giao dịch.
Bên cạnh cổ phiếu, cần có thêm các hàng hóa khác như trái phiếu, chỉ số… càng nhiều loại chứng khoán trên thị trường, quyền chọn càng có cơ hội phát triển.
1.2.6.4 Cơ sở pháp lý cho thị trường quyền chọn
Cũng như sàn giao dịch chứng khoán cơ sở, sàn giao dịch chứng khoán phái sinh cũng cần phải có hệ thống hành lang pháp lý phù hợp, quy định rõ cơ chế vận hành và giao dịch cũng như các chế tài xử phạt các hành vi vi phạm; hoạt động dưới sự giám sát chặt chẽ của UBCKNN. Khi đó, NĐT sẽ yên tâm hơn khi đầu tư vào thị trường vốn rất mới mẻ ở Việt Nam.
1.2.6.5 Nguồn nhân lực phục vụ cho thị trường quyền chọn
Một yếu tố quan trọng để có thể xây dựng và phát triển thị trường quyền chọn là đội ngũ các nhân viên, các chuyên gia của các tổ chức kinh doanh, các CTCK đang hoạt động trên thị trường. Đội ngũ nhân lực tham gia vào TTCK phải lớn mạnh về số lượng và phải có chun mơn , kinh nghiệm vững vàng; muốn vậy cần phải được đào tạo, nâng cao hiểu biết về chứng khoán phái sinh – thị trường chứng khoán phái sinh là một thị trường bậc cao, có mức độ rủi ro nhiều hơn so với thị trường cổ phiếu hoặc trái phiếu. Họ sẽ là những người cung cấp kiến thức, quy trình giao dịch quyền chọn, tư vấn giao dịch và là trung gian giữa NĐT và cơ quan quản lý thị trường bởi vì sự hiểu biết của NĐT ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định, bền
vững của thị trường. Vì vậy, có thể nói nguồn nhân lực là một trong những điều kiện cần thiết để xây dựng TTCK phái sinh bền vững ở Việt Nam với số lượng NĐT cá nhân chiếm tỷ trọng lớn.
1.2.6.6 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và công nghệ
Điều kiện về mặt kỹ thuật cho hoạt động của TTCK nói chung và thị trường quyền chọn nói riêng bao gồm một số yêu cầu về kỹ thuật như : kỹ thuật định giá; kỹ thuật chọn phương án đầu tư; kỹ thuật đặt, chuyển lệnh mua và lệnh bán ; kỹ thuật hạch toán và chuyển quyền sở hữu; kỹ thuật lưu ký chứng khoán; kỹ thuật lưu trữ lệnh…
Cơng nghệ thơng tin có vai trị đặc biệt quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của TTCK. Là công cụ quan trọng trong quản lý kinh doanh hiệu quả, đảm bảo các giao dịch diễn ra nhanh chóng, chính xác, đáp ứng được yêu cầu của NĐT. Hệ thống của các CTCK phải đảm bảo kết nối đồng bộ với hệ thống của sàn giao dịch để có thể triển khai được các giao dịch không sàn (trực tuyến) nhanh chóng và chính xác, nâng cao khả năng cạnh tranh cho các CTCK đồng thời đảm bảo cạnh tranh cơng bằng và phịng ngừa rủi ro cho các thành viên tham gia thị trường cũng như hạn chế được những gian lận và vi phạm thị trường, làm lành mạnh hóa TTCK nói chung cũng như thị trường quyền chọn nói riêng.
1.2.6.7 Năng lực giám sát của cơ quan Nhà nước
Bản chất của chứng khoán phái sinh là chứa đựng nhiều rủi ro mặc dù nó chính là cơng cụ phịng chống rủi ro và tìm kiếm lợi nhuận khi thị trường đi xuống. Do đó, nếu khơng có sự giám sát tốt từ cơ quan quản lý, khả năng biến các sàn giao dịch thành nơi thao túng giá là điều khó tránh khỏi.
Giám sát là việc thực hiện các quy định về công bố thông tin của các cá nhân, tổ chức đang hoạt động trên thị trường; bảo đảm tn thủ đúng quy trình, minh bạch và cơng khai. Giám sát các tổ chức phát hành quyền chọn bảo đảm về năng lực tài
chính khi NĐT muốn thực hiện quyền chọn bán, và về lượng chứng khốn cơ sở cần có khi NĐT muốn thực hiện quyền chọn mua.
1.3 Kinh nghiệm về tổ chức sàn giao dịch quyền chọn chứng khoán tại một số nước trên thế giới nước trên thế giới
1.3.1 Sàn giao dịch quyền chọn chứng khoán Chicago (CBOE) – Mỹ
1.3.1.1 Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức và quản lý của sàn giao dịch Chicago bao gồm: ủy ban giám sát, ủy ban phân xử, ủy ban kiểm tra, ủy ban phụ trách thành viên và ủy ban phát triển sản phẩm. Các ủy ban này chịu sự điều hành trực tiếp của chủ tịch ủy ban phụ trách lĩnh vực mà mình quản lý. Các ủy ban có trách nhiệm đảm bảo việc tuân thủ các luật lệ và nguyên tắc của sàn giao dịch.
Các chủ thể tham gia trên sàn giao dịch bao gồm:
Người tạo lập thị trường: là một trong những thành viên của sàn giao dịch, họ
mua bán bất cứ loại quyền chọn cổ phiếu nào theo yêu cầu của các viên chức sở giao dịch hoặc theo yêu cầu của một môi giới nào đó đang có lệnh mua bán của khách hàng. Khi được yêu cầu, người tạo lập thị trường thường đưa ra cả giá hỏi mua và giá chào bán. Giá hỏi mua là giá mà tại đó người tạo thị trường sẵn sàng mua và giá chào bán là giá mà tại đó người tạo thị trường sẵn sàng bán. Vào lúc giá hỏi mua và giá chào bán được niêm yết, người tạo thị trường không biết rằng người kinh doanh đã yêu cầu niêm yết đang muốn mua hay muốn bán. Giá chào bán luôn cao hơn giá hỏi mua.
Môi giới trên sàn: nhà môi giới trên sàn là những người môi giới làm việc trên
sàn giao dịch, thực hiện giao dịch cho khách hàng của cơng ty mình. Khi NĐT đặt lệnh cho CTCK, các lệnh này sẽ được chuyển đến nhân viên môi giới trên sàn. Nhà môi giới tiến hành giao dịch với các nhà môi giới khác trên sàn và với những người tạo thị trường để thực hiện lệnh nhận được.
(6b)
Môi giới trên sàn của môi giới người mua
(2a)
(5a)
Môi giới trên sàn của môi giới người bán
(2b)
(5b)
Nhân viên lưu trữ lệnh: có nhiệm vụ lưu giữ các lệnh giới hạn và duy trì các
lệnh thị trường một cách trật tự. Khi nhà môi giới trên sàn nhận được lệnh giới hạn, sẽ chuyển lệnh này đến nhân viên lưu trữ lệnh. Nhân viên này đưa lệnh vào máy tính cùng với những lệnh giới hạn khác để đảm bảo rằng ngay khi đạt đến giá giới hạn, lệnh sẽ được thực hiện. Những thông tin về tất cả các lệnh giới hạn chưa được thực hiện công bố cho tất cả các nhà kinh doanh.
Nhân viên giao dịch: là các thành viên hoạt động trực thuộc các ủy ban giám
sát, có trách nhiệm giám sát, hướng dẫn các hoạt động giao dịch đảm bảo đúng nguyên tắc và pháp luật.
1.3.1.2 Giao dịch và thanh toán
Người mua
Người bán
(1a) (6a) (7a) (7b)
Môi giới của người mua Sàn giao dịch quyền chọn (3) Môi giới của người bán (1b)
(8a) (8b) (4)
Công ty thanh tốn của người mơi giới người mua Cơng ty thanh tốn của người mơi giới người bán(9b)
(9a)
Trung tâm thanh tốn
Hình 1.7 : Giao dịch trên thị trường quyền chọn CBOE
(1a) (1b) Người mua và người bán chỉ thị cho người mơi giới riêng của mình tiến hành một giao dịch quyền chọn.
(2a) (2b) Người môi giới của người mua và người bán yêu cầu nhà môi giới trên
sàn thực hiện giao dịch.
(3) Các nhà môi giới trên sàn gặp gỡ trên sàn giao dịch quyền chọn và thống nhất giá cả. (4) Thông tin về giao dịch được báo cáo cho trung tâm thanh tốn bù trừ.
(5a) (5b) Nhà mơi giới trên sàn thông báo giá cho người môi giới của người mua và người bán.
(6a) (6b) Môi giới của người mua và người bán thông báo giá về cho người mua và người bán.
(7a) (7b) Người mua (người bán) ký gửi phí quyền chọn cho người mơi giới.
(8a) (8b) Người môi giới của người mua và người bán ký gởi phí quyền chọn và
tiền ký quỹ cho cơng ty thanh tốn của mình.
(9a) (9b) Cơng ty thanh tốn của người mơi giới của bên mua và bên bán ký gửi phí quyền chọn và tiền ký quỹ cho trung tâm thanh toán bù trừ.
Thời hạn giao dịch phải được đảm bảo song song với TTCK cơ sở. Trình tự giao dịch được sắp xếp theo thứ tự nguyên tắc ưu tiên theo thời gian đáo hạn gần nhất của các hợp đồng quyền chọn. Nguyên tắc khớp lệnh được ưu tiên cho giá tốt nhất, nếu các lệnh cùng giá thì ưu tiên cho lệnh giới hạn được đăng ký trong sổ của nhân viên giữ sổ lệnh, sau đó là thời gian đặt lệnh. Thời gian khớp lệnh trễ nhất là 3 giờ chiều đối với hợp đồng quyền chọn chứng khoán và 3 giờ 15 phút chiều đối với các hợp đồng quyền chọn chỉ số chứng khoán. Việc giao dịch và khớp lệnh luôn được sự giám sát và xác nhận của các nhân viên điều hành sàn giao dịch.
Các lệnh mua bán phải xác định nhà tạo lập thị trường, nhà mơi giới, mã chứng khốn cơ sở, loại hợp đồng quyền chọn, thời gian đáo hạn, giá thực hiện, giá
chuyển nhượng, khối lượng giao dịch, tên cơng ty thanh tốn thành viên và được cung cấp đến thành viên giao dịch có liên quan trên sàn.
Mọi giao dịch thành công trên sàn đều được thơng báo đến cơng ty thanh tốn bù trừ. Các thông tin bao gồm: xác nhận thành viên cơng ty thanh tốn có liên quan, loại hình hợp đồng, loại hình chứng khốn cơ sở, giá thực hiện, thời gian đáo hạn, số lượng hợp đồng, phí giao dịch, nhà mơi giới, tài khoản giao dịch, thời gian mua bán và một số thơng tin khác.
Việc thanh tốn và thực hiện hợp đồng quyền chọn cũng phải thông qua cơng ty thanh tốn bù trừ trên các tài khoản giao dịch của khách hàng. Khi đến ngày đáo hạn hay người sở hữu hợp đồng yêu cầu thực hiện, công ty đề nghị khách hàng bên mua nộp số tiền tương ứng để tiến hành chuyển giao. Nếu một bên vi phạm nghĩa vụ thực hiện chuyển giao hoặc thanh tốn sẽ bị cơng ty xử lý theo luật chứng khoán và các quy định của Cục dự trữ liên bang.
1.3.1.3 Cơ chế giám sát
Ở Mỹ, ngành kinh doanh quyền chọn giao dịch trên sàn được quản lý theo nhiều cấp độ. Mặc dù các quy định của liên bang và từng bang giữ vai trò lớn nhất, ngành kinh doanh này cũng tự quản lý thông qua các quy tắc và chuẩn mực được thiết lập bởi các sàn giao dịch và cơng ty thanh tốn bù trừ.
SEC là cơ quan quản lý chính của thị trường quyền chọn ở Mỹ. SEC là một tổ chức quản lý liên bang được thiết lập vào năm 1934 để giám sát lĩnh vực kinh doanh chứng khoán, bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, quyền chọn và quỹ đầu tư. Mục tiêu chung của SEC là đảm bảo công khai, đầy đủ các thơng tin thích đáng về các khoản đầu tư được chào bán rộng rãi ra cơng chúng. SEC có quyền thiết lập một số quy định, quy trình và điều tra các vụ vi phạm luật chứng khốn liên bang. Nếu SEC tìm thấy các vi phạm, tổ chức này có thể tìm kiếm sự hỗ trợ bắt buộc, đề nghị Bộ tư pháp thụ lý vụ việc hoặc tự áp đặt một số hình phạt.
Quyền quản lý của mỗi bang có thể mở rộng đến từng giao dịch chứng khoán hoặc quyền chọn diễn ra trong phạm vi của bang đó. Các bang có giao dịch quyền
chọn quan trọng như Illinois và New York đã chủ động thực thi luật riêng của mình về quy tắc của các giao dịch được tiến hành trong bang.
Với mục tiêu là bảo vệ các nhà giao dịch và đảm bảo việc tuân thủ các quy định của luật pháp, sàn giao dịch CBOE cũng thiết lập các bộ phận để giám sát hoạt động trên sàn giao dịch bao gồm:
Bộ phận giám sát thị trường: có chức năng đảm bảo tính tuân thủ luật pháp và
các nguyên tắc của việc giao dịch.
Bộ phận kiểm tra: có chức năng kiểm tra, thanh tra, theo dõi các hiện tượng vi
phạm về tư cách hoạt động, các giao dịch bất thường của các thành viên theo quy định của Uỷ ban chứng khoán và Cục dự trữ liên bang. Các nhân viên giám sát có thể mở các cuộc thanh tra những thành viên hoặc cá nhân vi phạm căn cứ vào những nguồn thông tin đáng tin cậy. Kết luận của ban thanh tra sẽ được đệ trình đến