3.2. Một số giải pháp nâng cao hoàn thiện tuyển dụng nhân lực tại Công ty
3.2.2. Giải pháp đa dạng hóa nguồn tuyển mộ và phương pháp tuyển mộ
tuyển mộ
* Mục tiêu giải pháp: Góp phần mở rộng, làm phong phú nguồn và phương
pháp tuyển mộ trên cơ sở phát huy những ưu điểm của nguồn tuyển mộ đã chọn từ đó gia tăng lượng tiếp cận thông tin tuyển dụng, thúc đẩy gia tăng lượng ứng viên tiềm năng. Cơng ty cần có bản thơng báo tuyển mộ cụ thể và rõ ràng.
* Nội dung thực hiện:
Tìm hiểu, lựa chọn các phương pháp và cách truyền thông tin tuyển mộ hiệu quả như phương pháp quảng bá truyền thơng trên báo trí, Internet, webstie, mạng xã hội. Triển khai thực hiện, tìm kiếm các nguồn tuyển mộ qua trung tâm giới thiệu việc làm, hội thảo, qua các sự kiện mà DN tổ chức.
Tuyển mộ từ các mối quan hệ của người tuyển dụng, các mối quan hệ như bạn đại học, khách hàng, hàng xóm… là những kênh thơng tin tuyển mộ rất hiệu quả.
Tiếp cận và thu hút ứng viên từ nguồn nước ngoài và xây dựng mạng lưới. Với nguồn từ nước ngoài. Trong thời kỳ mở cửa như hiện nay, nguồn tuyển dụng không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia hay vùng lãnh thổ, công tác tuyển dụng nay đã vươn ra phạm vi toàn cầu. Việc tuyển dụng tại nước ngồi có thể bao gồm cả những ứng viên người Việt Nam đang học tập và sinh sống tại nước ngồi và cả những người khơng mang quốc tịch Việt Nam làm việc cho DN.
Doanh nghiệp tham gia mạng lưới nhân sự như Hiệp hội những người yêu nghề nhân sự, câu lạc bộ Nhân sự Việt Nam (VNHR) và thông qua hoạt động tích cực, liên kết giữa các thành viên trong hiệp hội giới thiệu tuyển dụng.
3.2.3. Giải pháp xây dựng tiêu chuẩn tuyển dụng cụ thể cho từng vị trí cơng việc
* Mục tiêu giải pháp: Xây dựng tiêu chuẩn tuyển dụng dựa trên nhu cầu mục tiêu tuyển dụng của DN nhằm chọn lọc nhân lực chất lượng ngay từ khâu tuyển chọn.
* Nội dung thực hiện:
Xác định cấu trúc tiêu chuẩn tuyển dụng. Tiêu chuẩn công việc được xác định trong phân tích cơng việc là cơ sở để xác lập tiêu chuẩn tuyển dụng. Các tiêu chuẩn bao gồm kiến thức, kỹ năng, thái độ và các đặc điểm khác đáp ứng u cầu cơng việc với các nhóm tiêu chí như sau:
Tiêu chuẩn về kiến thức. Tiêu chuẩn kiến thức thường được xác lập cụ thể thơng qua trình độ học vấn (bằng cấp), kinh nghiệm (thời gian và lĩnh vực), kiến thức chuyên môn, kiến thức xã hội. Song cần thận trọng khi đồng nhất giữa thành tích học tập với năng lực thực hiện công việc của ứng viên tiềm năng hay tiêu chuẩn về trình độ học vấn đưa ra vượt quá yêu cầu thực tế công việc. Kiến thức chuyên môn và kiến thức xã hội.
Tiêu chuẩn kỹ năng. Tiêu chuẩn này thường được cụ thể thông qua việc xác định mức độ thành thạo của ứng viên về việc vận dụng, thực hành các kỹ năng chuyên môn và các kỹ năng công cụ (ngoại ngữ, tin học…).
bởi đặc điểm nhân cách của nhân lực. Đặc điểm của nhân cách được biểu hiện bởi năm dạng bao gồm: Sự ổn định của cảm xúc, tính hướng ngoại, sự sẵn sàng chia sẻ, tính dễ chịu, sự tận tâm. Trong năm dạng tính cách này thì sự tận tâm, trách nhiệm và sự ổn định về cảm xúc được sử dụng để dự đoán trước hiệu quả làm việc của ứng viên tham gia tuyển dụng. Cơng ty khi dùng tiêu chí này trong tuyển chọn ứng viên phải rất cân nhắc xem có thực sự ảnh hưởng đến kết quả công việc của nhân viên nếu có hay khơng có tính cách này.
Ở giải pháp này, nhân sự phải có kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, hiểu biết chuyên sâu. Tiêu chuẩn tuyển dụng phải phản ánh tiêu chuẩn công việc. Tiêu chuẩn công việc phản ánh yêu cầu của DN về năng lực đối với người thực hiện một công việc cụ thể trong DN. Tiêu chuẩn tuyển dụng phải thực tế nghĩa là phải phù hợp với địi hỏi thực tế cơng việc.