BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TẠI NGÀY 01/01/07
TẠI NGÀY 31/12/07 TẠI NGÀY 31/12/08 TẠI NGÀY 31/12/09 A.TÀI SẢN NGẮN HẠN 3.424.136 4.017.754 5.458.914 5.805.323
1. Tiền và các khoản tương đương tiền 757.281 1.232.293 1.174.858 1.505.223 2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 73.368 62.655 45.000 1.172.356 3. Các khoản phải thu 976.856 1.057.799 1.038.346 1.363.237 4. Hàng tồn kho 1.463.726 1.542.050 2.822.409 1.300.619 5. Tài sản ngắn hạn khác 152.902 122.955 378.300 463.885
B. TÀI SẢN DÀI HẠN 5.525.801 5.553.424 6.137.503 5.486.075
1. Các khoản phải thu dài hạn 24.823 18.615 227.158 47.000 2. Tài sản cố định 4.634.847 4.592.307 2.690.129 2.485.032 3. Bất động sản đầu tư
4. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 802.714 887.682 3.174.148 2.925.728 5. Tài sản dài hạn khác 63.415 54.818 46.066 28.314 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 8.949.937 9.571.178 11.596.418 11.291.398 C. NỢ PHẢI TRẢ 7.149.652 7.425.982 7.615.491 7.848.685 1. Nợ ngắn hạn 2.689.527 3.251.305 5.106.179 4.725.724 2. Nợ dài hạn 4.460.125 4.174.676 2.509.312 3.122.960 D. VỐN CHỦ SỞ HỮU 1.800.284 2.145.196 3.980.926 3.442.716 1. Vốn chủ sở hữu 1.781.248 2.098.032 3.960.480 3.425.153 2. Nguồn kinh phí và quỹ khác 19.036 47.164 20.445 17.560
Năm 2007 Nợ ngắn hạn 34.14% Vốn chủ sở hữu 22.03% Nợ dài hạn 43.83% Vốn chủ sở hữu 34.33% Năm 2008 Nợ ngắn hạn 44.03% Nợ dài hạn 21.64%
Nguồn : BCTC năm 2007-2009 của TCT thép Việt Nam
40 Năm 2009 Vốn chủ sở hữu 30% Nợ ngắn hạn 42% Nợ dài hạn 28% 6000000 5000000 4000000 3000000 2000000 1000000 0 2007 2008 2009 Nợ dài hạn Vốn chủ sở hữu Nợ ngắn hạn
Nguồn : TCT thép Việt Nam
Hình 2.7. Biểu đồ Vốn chủ sở hữu, Nợ dài hạn, nợ ngắn hạn của TCT thép Việt Nam từ 2007-2009
Nguồn : BCTC TCT thép Việt Nam
Ngành thép là ngành có tài sản cố định lớn, toàn bộ vốn chủ sở hữu của TCT thép Việt Nam được đầu tư vào tài sản cố định. Ta thấy trong năm 2007 nợ dài hạn chiếm 43,62% trong tổng nguồn vốn với giá trị 4.174.676 triệu đồng thì trong năm 2008 chỉ chiếm tỷ lệ 21,64% trong tổng nguồn vốn với giá trị 2.509.312 triệu đồng và sang năm 2009 nợ dài hạn chiếm 27,66% trong tổng nguồn vốn tương ứng với 3.122.960 triệu đồng.
Nguồn vốn luân chuyển đến chủ yếu từ vay nợ ngắn hạn nên nợ ngắn hạn tăng liên tục qua các năm từ 2007 đến 2009. Nợ ngắn hạn từ chỗ chiếm 33,97% trong năm 2007 với giá trị 3.251.305 triệu đồng tăng lên 44,03% năm 2009 với số tuyệt đối là 5.106.179 triệu đồng tăng 57,05% với số tăng là 1.854.874 triệu đồng.
Riêng nguồn vốn chủ sở hữu từ chỗ chiếm 22,41% năm 2007 tương đương giá trị 2.098.032 triệu đồng thì sang năm 2008 đã chiếm 34,33% tương đương 3.960.480 triệu đồng sang năm 2009 thì chiếm 30,49% trong tổng nguồn vốn. Ở đây ta chỉ cho nhận xét ban đầu về sự thay đổi của từng phần: Nợ dài hạn, nợ ngắn hạn, vốn chủ sở hữu mà không cho thấy sự tăng, giảm từng phần do nhân tố nào tác động. Sau đây ta sẽ xem chi tiết từng nguồn tài trợ trong cấu trúc tài chính của TCT thép Việt Nam.
Việc sử dụng nợ làm ảnh hưởng mạnh đến cấu trúc tài chính của cơng ty qua các năm 2007, 2008 và năm 2009 mặc dù tỷ lệ nợ giảm từ 77,59% năm 2007 xuống còn 69,51% trong năm 2009 nhưng vẫn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn. Với cấu trúc tài chính này cho thấy tình hình tài chính của cơng ty phụ thuộc nhiều vào thâm dụng nợ, khả năng tài chính của cơng ty là kém an tồn.
Trong những năm từ 2002 đến 2007 TCT thép Việt Nam đầu tư hai dự án lớn đó là dự án thép cán nóng và dự án thép cán nguội. Dự án thép cán nóng
chuyên sản xuất thép cây dùng trong xây dựng với tổng vốn đầu tư là 1.800.000 triệu đồng trong đó 90% là vốn vay bao gồm vay Ngân hàng Công thương Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ Phát triển nay là Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Dự án nhà máy thép cán nguội Phú Mỹ chuyên sản xuất thép cán nguội làm nguyên liệu cho các nhà máy mạ màu và mạ kẽm dùng làm tấm lợp với số vốn đầu tư 1.400.000 triệu đồng và vốn vay cũng chiếm 90% bao gồm vay từ Quỹ Hỗ trợ Phát triển và Ngân hàng ngoại thương Việt Nam. Vay dài hạn giảm là do các khoản nợ dài hạn đến hạn trả. Hàng năm, nợ dài hạn đến hạng trả khoảng 300 tỷ đồng.
Vốn chủ sở hữu có được do nhà nước cấp và lợi nhuận để lại qua các năm . Đến cuối năm 2009, vốn chủ sở hữu là 3.442.716 triệu đồng. So với các TCT 91 thì vốn chủ sở hữu của TCT thép Việt Nam là thấp. Chính vì vốn chủ sở hữu thấp nên khả năng cạnh tranh suy giảm đáng kể. Từ vị trí chiếm gần như độc quyền trong ngành thép những năm 1990 đến nay thị phần giảm chỉ còn khoảng 54,6% ( số liệu báo cáo tổng kết năm 2009 ).Một số công ty thép tư nhân lớn hình thành và cạnh tranh trực tiếp với TCT thép ViệT Nam như Công ty Cp thép Pomina, Cty CP Tập đồn Hoa Sen,…Những cơng ty này đã tận dụng được những ưu đãi của kinh tế thị trường, của thời kỳ mở cửa bằng cách huy động vốn cổ phần thông qua thị trường chứng khoán nên năng lực về vốn tốt hơn hẳn so với công ty nhà nước như TCT thép Việt Nam. Trong những năm tới, việc đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, đầu tư khai thác nguồn nguyên liệu cũng như đa dạng hố sản phẩm địi hỏi một nguồn vốn rất lớn. Điều này địi hỏi một chính sách hỗ trợ của nhà nước về nguồn vốn để TCT thép Việt Nam phát triển tốt hơn.