Nguồn : Báo cáo tổng kết năm 2006,2007,2008,2009 của TCT thép Việt Nam
Xét về cơ cấu ngành cơng nghiệp thép, có thể chí ra làm 3 nhóm chính : (i) DNNN (ii) Các liên doanh (iii) Các DNTN và 100% vốn nước ngoài.
DNNN: Bao gồm TCT thép Việt Nam và các Doanh nghiệp thép nhà nước khác như các doanh nghiệp nhà nước không nằm trong TCT thép Việt Nam bao gồm các nhà máy nhỏ của các doanh nhgiệp cơ khí và quốc phịng có cơng suất từ 10.000-30.000 tấn/năm.
Cơ cấu ngành công nghiệp thép Việt Nam 4% TCT DNLD DNTN KHAC 37% 34% 25%
Các doanh nghiệp thép tư nhân và 100% vốn nước ngoài : Loại này chia
làm 3 nhóm, thứ nhất là các doanh nghiệp thép 100% vốn nước ngoài bao gồm một số doanh nghiệp như Posco Việt nam với công suất khoảng 1 triệu tấn/năm và một số doanh ngiệp khác như Vinatafong 100% vốn Đài Loan .., thứ 2 là DNTN bao gồm một số doanh nghiệp thép như Hoà Phát, Hoa sen , Vạn Lợi, Nam Vang…, thứ ba là những hộ gia đình cán thép thủ công sử dụng các lị luyện thép và cán thép rất nhỏ cơng suất dưới 1.000 tấn/năm.
Các doanh nghiệp liên doanh :Từ khi thực hiện chính sách mở cửa kinh tế,
đi cùng với chủ trương liên doanh liên kết với nước ngoài để tận dụng kinh nghiệp quản lý và công nghệ, TCT thép Việt Nam cũng đã thực hiện liên doanh thành công với một số đối tác và trong một số lĩnh vực như thép dài, tôn mạ kẽm, mạ màu như liên doanh VinaKyoei, Tôn Phương Nam, Vinausteel…các doanh nghiệp này có thiết bị hiện đại kinh doanh khá hiệu quả.
Hình 2.2. Cơ cấu ngành cơng nghiệp thép Việt Nam năm 2009
Nguồn : TCT thép Việt Nam
TCT thép Việt Nam được thành lập năm 1990 trên cơ sở sáp nhập hai công ty thép lớn của Việt Nam lúc bấy giờ là Công ty Gang thép Thái Ngun ở phía Bắc và Cơng ty thép Miền Nam ở phía Nam. Năm 1995 TCT thép Việt Nam được cơ cấu lại trên cơ sở sáp nhập TCT thép Việt Nam và TCT Kim Khí theo Quyết định 255/TTg ngày 29/04/1995 của Thủ tướng Chính phủ. Ngày 25/01/1996 Chính phủ ban hành Nghị định 03/CP phê duyệt điểu lệ tổ chức và hoạt động của TCT thép Việt Nam.
Ngày 23/11/2006 Thủ tường Chính phủ có quyết định 267/2006/QĐ-TTg thành lập Công ty mẹ- TCT thép Việt Nam. Từ ngày 01/07/2007 TCT thép Việt Nam hoạt động theo mơ hình Cơng ty mẹ-Cơng ty con
Tên cơng ty : TỔNG CƠNG TY THÉP VIỆT NAM
Tên tiếng Anh : VIETNAM STEEL CORPORATION. Tên viết tắt : VNSTEEL
Địa chỉ : 91 Láng Hạ- Hà Nội
Điện thoại : 043.8561767 Fax : 043-8561815 Biểu tượng công ty :
Website : www.vnsteel.vn
Hiện nay, TCT thép Việt Nam có 9 đơn vị hạch toán phụ thuộc, đơn vị sự nghiệp và chi nhánh, 11 Công ty con, 23 công ty liên doanh liên kết. (Xem phụ lục 2).
Bên cạnh đó để chủ động nguồn nguyên liệu trong sản xuất, TCT thép Việt Nam còn xúc tiến thành lập một số công ty luyện thép, công ty vận tải như : Công ty cổ phần sắt Thạch Khê : sử dụng mỏ sắt Thạch Khê làm nguyên liệu để luyện phôi thép.
Công ty CP thép tấm nóng Miền Nam : Sản xuất thép cán nóng dùng cho cán nguội, hiện tại 100% phôi thép cán nóng dùng cho cán nguội đều phải nhập khẩu. Hàng năm nhập khoảng 200.000-300.000 tấn thép cán nóng với giá trị lên đến 120-180 triệu USD, nếu nhà máy thép cán nóng đi vào hoạt động có thể tiết kiệm ngoại tệ đáng kể cho đất nước..
Theo Hiệp hội thép Việt Nam, năm 2009 sản lượng thép cán của Hiệp hội là 4,0 triệu tấn, tăng 24,9% so với năm 2008 trong đó TCT thép Việt Nam chiếm 2,382 triệu tấn chiếm 59,5% sản lượng thép cán. Tiêu thụ của Hiệp hội là 4,1 triệu tấn trong đó TCT thép Việt Nam chiếm 2,238 triệu tấn, chiếm 54,6 % của Hiệp hội.
Hình 2.3. Sản lượng sản xuất của TCT thép VN và các công ty khác thuộc Hiệp hội thép VN năm 2009
Các công y khác của HH, 1.618 TCT Thép VN, 2.382 Đvt : triệu tấn
Các Cty khác thuộc HH, 1.228 TCT thép Việt nam, 1.872 Đvt : triệu tấn 16,053,123 10186303 7,486,701 Doanh thu Lợi nhuận Đvt : triệu đồng 105,548 76,762 -575113 2007 2008 2009
Hình 2.4. Biểu đồ sản lượng tiêu thụ của TCT Thép Việt Nam và các công ty khác thuộc hiệp hội năm 2009.
Nguồn : Hiệp hội thép Việt Nam
Hình 2.5. Biểu đồ doanh thu và lợi nhuận TCT thép Việt Nam từ 2007-2009
Bảng 2.1. Báo cáo kết quả kinh doanh từ 2007-2009
Chỉ tiêu 31/12/07 31/12/08 31/12/09
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 7.490.476 16.184.563 10.186.303 Các khoản giảm trừ 3.774 131.440 147.566 Doanh thu thuần về bán hàng và CCDV 7.486.701 16.053.123 10.038.737 Giá vốn hàng bán 7.150.553 15.400.053 10.142.239 LN gộp về bán hàng và CCDV 336.147 653.069 -103.501 Doanh thu hoạt động tài chính 131.530 553.092 589.348 Chi phí tài chính 247.091 912.470 855.331
Trong đó : Lãi vay 237.918 684.262 531.154
Chi phí bán hàng 23.029 49.408 69.211 Chi phí quản lí doanh nghiệp 84.794 163.167 169.590 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 112.762 81.114 -608.286 Thu nhập khác 31.243 23.101 46.546 Chi phí khác 3.273 1.866 13.373 Lợi nhuận khác 27.969 21.234 33.173 Tổng lợi nhuận trước thuế 140.731 102.349 -575.113 Thuế TNDN 35.182 25.587
Lợi nhuận sau thuế 105.548 76.762 -575.113
Nguồn : BCTC TCT thép Việt Nam từ 2007-2009
2.1.3Những thuận lợi và khó khăn của TCT thép Việt Nam hiện nay
Hiện tại, TCT thép Việt Nam đang đứng trước những thách thức rất lớn về khả năng cạnh tranh trong tình hình hội nhập khu vực và quốc tế, tuy nhiên hiện nay TCT thép Việt Nam có những thuận lợi như :
Sản phẩm : Cơ cấu, chủng loại sản phẩm từng bước được mở rộng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của thị trường hơn 10 năm trước ngành thép chỉ sản xuất thép trịn và một số ít sản phẩm dây thép gai thì hiện nay đã sản xuất được thép cán nguội, thép không gỉ, thép mạ màu, mạ nhôm, mạ kẽm, thép chất lượng cao…
Nguồn nguyên liệu : Nhìn chung cả nước có sự mất cân đối giữa khâu luyện
nguyên liệu dùng để luyện chủ yếu là phế liệu sắt. Những năm gần đây, TCT thép Việt Nam đã đầu tư nâng cao công suất luyện, Liên doanh với Tata Steel (Ấn Độ) xây dựng nhà máy cán phôi ở Hà Tĩnh nên khả năng cung cấp nguyên liệu tăng cao giảm dần sự phụ thuộc vào thị trường thế giới.
Trình độ cơng nghệ : Trình độ cơng nghệ của TCT thép ngày càng được nâng cao, TCT đã đầu tư những dây chuyền cán thép hiện đại nhập từ Italia, Ấn độ…Sản phẩn thép cán đạt tiêu chuẩn JIS của Nhật Bản. Hầu hết các nhà máy có cơng suất vài trăm nghìn tấn/năm được đầu tư công nghệ cán thép hiện đại so với các nhà máy trong khu vực.
Về lực lượng lao động : Lực lượng lao động của TCT thép Việt Nam ngày càng được trẻ hố, được đào tạo bài bản về cơng nghệ cũng như về trình độ quản lý ở trong nước và ngoài nước. Để tiến lên thành lập Tập đồn cơng nghiệp thép trong tương lai, TCT thép Việt Nam có chiến lược dài hạn kết hợp với các Tập đoàn thép ở nước ngoài đào tạo kỹ sư, chuyên viên đạt trình độ quốc tế, thu hút nguồn nhân lực để đủ sức cạnh tranh với các đối thủ trong và ngoài nước.
Bên cạnh những thuận lợi trên, cịn có những khó khăn nhất định :
Phát triển nhanh nhưng thiếu bền vững. Việt Nam có nguồn nguyên liệu dồi dào nhưng chưa đầu tư khai thác đúng mức. Trong quy hoạch ngành năm 2001 được phê duyệt đã nhấn mạnh những hạn chế này và hiện nay đã dần khắc phục. Ngay trong khâu luyện thép cũng xảy ra mất cân đối : 80% thép thô hiện nay được sản xuất từ công nghệ lị điện. Chính sự mất cân đối này làm cho ngành thép phụ thuộc nhiều hơn vào nguyên liệu nhập khẩu, phụ thuộc nhiều vào thị trường thế giới. Làm giảm khả năng cạnh tranh của TCT. Bên cạnh đó, theo quy hoạch phát triển ngành thép giai đoạn 2007-2015 có xét đến 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Việt nam chỉ cần sản xuất 15-18 triệu tấn thép nghĩa là trong 10 năm nữa Việt nam chỉ cần xây
dựng 1-2 khu liên hợp luyện thép là đủ thế nhưng vừa qua có rất nhiều dự án luyện cán thép trị giá hàng tỷ USD được cấp giấy chứng nhận đầu tư như Nhà máy liên hợp Thép Formosa-Sunsco tại Vũng Áng (Hà Tĩnh) công suất 15 triệu tấn/năm và Tycoon-E United tại Dung quất giai đoạn 1 là 3 triệu tấn/năm.. Những dự án trên đưa khả năng cung cấp thép lên rất cao so với nhu cầu và có thể gây ra khủng hoảng thừa.
Phần lớn các doanh nghiệp thuộc TCT thép đều yếu về tiền lực tài chính. Vốn đầu tư ban đầu rất ít, vốn để đầu tư ban đầu và vốn lưu động hầu hết là vốn vay từ ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng trong và ngồi nước nên gặp rất nhiều rủi ro về thanh toán nợ vay, rủi ro chênh lệch tỷ giá và làm chi phí sản xuất tăng cao do phải trả lãi vay lớn.
Vấn đề bảo vệ mội trường trong ngành cơng nghiệp thép nói riêng và cơng nghiệp nặng nói chung địi hỏi phải có sự quy hoạch và đầu tư của nhà nước Tình trạng cạnh tranh khơng lành mạnh của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thép. Một số doanh nghiệp lợi dụng chính sách ưu đãi của nhà nước đối với mặt hàng hợp kim nên cố tình cho vào một lượng nhỏ kim loại khác để cạnh tranh không lành mạnh hay nhập khẩu thép kém chất lượng từ nước ngoài vào làm cho sản xuất trong nước ngưng trệ gây khó khăn cho ngành thép nói chung và TCT thép Việt Nam nói riêng.
2.2 Phân tích cấu trúc tài chính của TCT thép Việt Nam.
2.2.1Đặc điểm ngành thép ảnh hưởng đến xây dựng cấu trúc tài chính
- Ngành thép là ngành cơng nghiệp nặng có đầu tư tài sản cố định lớn vì vậy nguồn tài trợ chủ yếu là các nguồn dài hạn từ vốn chủ sở hữu và vay dài hạn. - Ở Việt Nam ngành thép chủ yếu nguyên liệu là nhập khẩu. Phôi thép hay phế liệu nhập khẩu chiếm đến hơn 95% giá vốn của sản phẩm nên một sự tăng lên hay giảm xuống của giá cả nguyên liệu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra tỷ giá thị trường liên tục thay đổi,
doanh nghiệp rất khó mua ngoại tệ để nhập khẩu nguyên liệu cũng là nguyên nhân làm cho rủi ro của ngành tăng cao làm ảnh hưởng đáng kể đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp.
- Ngành thép phụ thuộc rất nhiều vào tình hình kinh tế đặc biệt là thị trường bất động sản mà chu kỳ tăng lên hoặc giảm xuống của thị trường bất động sản khơng theo chu kỳ cho nên khó dự đốn được sản lượng tiêu thụ.
Trên đây là một số đặc điểm cơ bản của ngành thép ảnh hưởng cấu trúc tài chính khi phân tích cần chú ý để có thể có những đánh giá về cấu trúc tài chính của TCT thép Việt Nam trong thực tế.
2.2.2Phân tích cấu trúc tài chính TCT thép Việt Nam
Bảng 2.2 . Bảng cân đối kế toán năm 2007-2008-2009
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TẠI NGÀY 01/01/07
TẠI NGÀY 31/12/07 TẠI NGÀY 31/12/08 TẠI NGÀY 31/12/09 A.TÀI SẢN NGẮN HẠN 3.424.136 4.017.754 5.458.914 5.805.323
1. Tiền và các khoản tương đương tiền 757.281 1.232.293 1.174.858 1.505.223 2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 73.368 62.655 45.000 1.172.356 3. Các khoản phải thu 976.856 1.057.799 1.038.346 1.363.237 4. Hàng tồn kho 1.463.726 1.542.050 2.822.409 1.300.619 5. Tài sản ngắn hạn khác 152.902 122.955 378.300 463.885
B. TÀI SẢN DÀI HẠN 5.525.801 5.553.424 6.137.503 5.486.075
1. Các khoản phải thu dài hạn 24.823 18.615 227.158 47.000 2. Tài sản cố định 4.634.847 4.592.307 2.690.129 2.485.032 3. Bất động sản đầu tư
4. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 802.714 887.682 3.174.148 2.925.728 5. Tài sản dài hạn khác 63.415 54.818 46.066 28.314 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 8.949.937 9.571.178 11.596.418 11.291.398 C. NỢ PHẢI TRẢ 7.149.652 7.425.982 7.615.491 7.848.685 1. Nợ ngắn hạn 2.689.527 3.251.305 5.106.179 4.725.724 2. Nợ dài hạn 4.460.125 4.174.676 2.509.312 3.122.960 D. VỐN CHỦ SỞ HỮU 1.800.284 2.145.196 3.980.926 3.442.716 1. Vốn chủ sở hữu 1.781.248 2.098.032 3.960.480 3.425.153 2. Nguồn kinh phí và quỹ khác 19.036 47.164 20.445 17.560
Năm 2007 Nợ ngắn hạn 34.14% Vốn chủ sở hữu 22.03% Nợ dài hạn 43.83% Vốn chủ sở hữu 34.33% Năm 2008 Nợ ngắn hạn 44.03% Nợ dài hạn 21.64%
Nguồn : BCTC năm 2007-2009 của TCT thép Việt Nam
40 Năm 2009 Vốn chủ sở hữu 30% Nợ ngắn hạn 42% Nợ dài hạn 28% 6000000 5000000 4000000 3000000 2000000 1000000 0 2007 2008 2009 Nợ dài hạn Vốn chủ sở hữu Nợ ngắn hạn
Nguồn : TCT thép Việt Nam
Hình 2.7. Biểu đồ Vốn chủ sở hữu, Nợ dài hạn, nợ ngắn hạn của TCT thép Việt Nam từ 2007-2009
Nguồn : BCTC TCT thép Việt Nam
Ngành thép là ngành có tài sản cố định lớn, toàn bộ vốn chủ sở hữu của TCT thép Việt Nam được đầu tư vào tài sản cố định. Ta thấy trong năm 2007 nợ dài hạn chiếm 43,62% trong tổng nguồn vốn với giá trị 4.174.676 triệu đồng thì trong năm 2008 chỉ chiếm tỷ lệ 21,64% trong tổng nguồn vốn với giá trị 2.509.312 triệu đồng và sang năm 2009 nợ dài hạn chiếm 27,66% trong tổng nguồn vốn tương ứng với 3.122.960 triệu đồng.
Nguồn vốn luân chuyển đến chủ yếu từ vay nợ ngắn hạn nên nợ ngắn hạn tăng liên tục qua các năm từ 2007 đến 2009. Nợ ngắn hạn từ chỗ chiếm 33,97% trong năm 2007 với giá trị 3.251.305 triệu đồng tăng lên 44,03% năm 2009 với số tuyệt đối là 5.106.179 triệu đồng tăng 57,05% với số tăng là 1.854.874 triệu đồng.
Riêng nguồn vốn chủ sở hữu từ chỗ chiếm 22,41% năm 2007 tương đương giá trị 2.098.032 triệu đồng thì sang năm 2008 đã chiếm 34,33% tương đương 3.960.480 triệu đồng sang năm 2009 thì chiếm 30,49% trong tổng nguồn vốn. Ở đây ta chỉ cho nhận xét ban đầu về sự thay đổi của từng phần: Nợ dài hạn, nợ ngắn hạn, vốn chủ sở hữu mà không cho thấy sự tăng, giảm từng phần do nhân tố nào tác động. Sau đây ta sẽ xem chi tiết từng nguồn tài trợ trong cấu trúc tài chính của TCT thép Việt Nam.
Việc sử dụng nợ làm ảnh hưởng mạnh đến cấu trúc tài chính của cơng ty qua các năm 2007, 2008 và năm 2009 mặc dù tỷ lệ nợ giảm từ 77,59% năm 2007 xuống còn 69,51% trong năm 2009 nhưng vẫn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn. Với cấu trúc tài chính này cho thấy tình hình tài chính của cơng ty phụ thuộc nhiều vào thâm dụng nợ, khả năng tài chính của cơng ty là kém an tồn.
Trong những năm từ 2002 đến 2007 TCT thép Việt Nam đầu tư hai dự án lớn đó là dự án thép cán nóng và dự án thép cán nguội. Dự án thép cán nóng
chuyên sản xuất thép cây dùng trong xây dựng với tổng vốn đầu tư là 1.800.000 triệu đồng trong đó 90% là vốn vay bao gồm vay Ngân hàng Công thương Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ Phát triển nay là Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Dự án nhà máy thép cán nguội Phú Mỹ chuyên sản xuất thép cán nguội làm nguyên liệu cho các nhà máy mạ màu và mạ kẽm dùng làm tấm lợp với số vốn đầu tư 1.400.000 triệu đồng và vốn vay cũng chiếm 90% bao gồm vay từ Quỹ Hỗ trợ Phát triển và Ngân hàng ngoại thương Việt Nam. Vay dài hạn giảm là do các khoản nợ dài hạn đến hạn trả. Hàng năm, nợ dài hạn đến hạng trả khoảng 300 tỷ đồng.