Học thêm để chuẩn bị thi tốt nghiệp phổ thông, đại học, cao đẳng

Một phần của tài liệu Yếu tố ảnh hưởng đến việc học thêm của học sinh (Trang 31 - 33)

ƢƠ NG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2 Nguyên nhân học thêm của học sinh THPT trƣờng hợp thành phố Quy Nhơ n

4.2.1 Học thêm để chuẩn bị thi tốt nghiệp phổ thông, đại học, cao đẳng

Theo kết quả khảo sát, 61,03% ý kiến cho biết đi học thêm để chuẩn bị cho các kỳ thi tốt nghiệp phổ thông, đại học và cao đẳng. Tỷ lệ này ở nhóm học sinh khá giỏi xấp xỉ 72 , nhóm học sinh trung bình là 54,06 và nhóm học sinh yếu là 35,29% (Phụ lục 13). Điều này có thể đƣợc giải thích nhƣ lập luận ở phần trên cho rằng học sinh khá

thời 97,6 học sinh và 89,4% giáo viên đƣợc hỏi cho rằng học thêm có thể làm tăng khả năng đậu đại học, cao đẳng. Các số liệu này cho thấy mong muốn thi đậu vào đại học, cao đẳng là một lí do chính khiến cho học sinh đi học thêm. Tỷ lệ học thêm các môn học theo kết quả khảo sát khá phù hợp với tỷ lệ hồ sơ dự thi đại học vào các khối: mùa thi năm 2007, tỷ lệ học sinh đăng ký dự thi khối A là 53,2 , khối B là 20,2%, khối C là 12,1 và khối D là 14,5% (Ninhbinh.edu.vn, 2007). Tỷ lệ ý kiến cho biết đi học thêm để chuẩn bị cho các kỳ thi có sự khác biệt đáng kể giữa các khối lớp: ở lớp 10 tỷ lệ này chỉ có 27,05 , nhƣng ở lớp 12 tỷ lệ này lên đến 87,35% (Phụ lục 14). Số

liệu này cho thấy càng gần đến các kỳ thi thì áp lực học tập càng lớn.

Dƣới góc độ kinh tế, có thể cho rằng nhu cầu học thêm để chuẩn bị thi đại học/ cao đẳng là do nguồn cung về giáo dục bậc cao không đáp ứng đủ nhu cầu của xã hội. Ở Việt Nam hiện nay, tỷ lệ học sinh trong độ tuổi 18-22 học tại các trƣờng Đại học, cao đẳng chỉ vào khoảng 21 trong khi ở một số nƣớc phát triển nhƣ Thụy Điển tỷ lệ này là 82% (Vũ Quang Việt, 2008). Tuy nhiên lập luận này lại không thuyết phục trong trƣờng hợp một số nƣớc có hiện tƣợng học thêm phổ biến tƣơng tự Việt Nam nhƣ Hàn Quốc. Mặc dù tỷ lệ học sinh học đại học ở Hàn quốc lên đến 60 (Trần Văn Tùng, 2004), gấp 3 lần so với Việt Nam, nhƣng ở Hàn quốc hiện tƣợng học thêm lại không hề thua kém.

Trong khi phần lớn học sinh Việt Nam (hay Hàn Quốc…) học thêm để cạnh tranh vào đại học, cao đẳng thì ở nhiều nƣớc phƣơng tây, học sinh không cạnh tranh vào đại học bằng con đƣờng này. Có vẻ nhƣ ở Việt Nam, để cạnh tranh vào đại học thì học thêm là một phƣơng cách hiệu quả với số đông học sinh, trong khi ở các nƣớc phƣơng tây thì đây khơng phải là một phƣơng cách hiệu quả. Lý do nằm ờ tiêu chí, nội dung và phƣơng pháp tuyển sinh đại học. Khi mà tiêu chí đánh giá thơng qua nội dung thi tuyển không chú trọng đến khả năng tƣ duy mà chú trọng nhiều đến lƣợng kiến thức khổng lồ mà học sinh nắm đƣợc thì chắc chắn học thêm là cần thiết.

Một phần của tài liệu Yếu tố ảnh hưởng đến việc học thêm của học sinh (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w