ƢƠ NG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3 Tác động của học thêm đối với đời sống kinh tế xã hội
4.3.2 Học thêm góp phần gây ra sự quá tải ảnh hƣởng đến sự phát triển toàn diện của
của học sinh
Bên cạnh chi phí về tài chính, cần quan tâm nhiều hơn đến chi phí cơ hội mà học thêm gây ra cho cá nhân và xã hội.
61,1% học sinh và 63,8% giáo viên đƣợc hỏi cho biết học thêm gây quá tải ảnh hƣởng tới sức khỏe học sinh. Giáo dục của chúng ta hiện nay thực sự vắt kiệt sức của học sinh bằng việc nhồi nhét thật nhiều kiến thức để đối phó với thi cử. Một Khảo sát sức khỏe tâm thần của Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy trên mẫu nghiên cứu gồm 1.202 học sinh tiểu học và trung học cơ sở Việt Nam trong độ tuổi 10-16 tuổi, tỷ lệ học sinh có vấn đề về sức khỏe tâm thần là 19,46 . Gần 85 số học sinh luôn căng thẳng tâm thần do áp lực của việc học tập, 61 trẻ luôn căng thẳng do áp lực của các kỳ thi, kiểm tra và 63 học sinh gặp khó khăn trong học tập do khối lƣợng kiến thức quá lớn (Thái Hà, 2007). Điều này không chỉ ảnh hƣởng tới bản thân học sinh và gia đình mà cịn tạo ra những chi phí lớn cho xã hội trong việc giải quyết hậu quả của nó.
Khơng chỉ ảnh hƣởng đến sức khỏe, học thêm q mức cịn góp phần hạn chế sự phát triển tồn diện của học sinh. 85,1 giáo viên và 66,0 học sinh trong mẫu khảo sát cho rằng học thêm làm hạn chế thời gian vui chơi giải trí . Thật ra, vui chơi không chỉ là hoạt động giải trí đơn thuần, đó cịn là hoạt động mà qua đó học sinh có thể phát hiện và phát huy những năng lực tiềm ẩn của bản thân. Ngồi ra, mặc dù chỉ có 36,7 học sinh cho rằng học thêm làm hạn chế thời gian cho rèn luyện kỹ năng sống nhƣng có đến 75,3 giáo viên đƣợc hỏi ủng hộ ý kiến này. Sự chênh lệch này có thể hiểu đƣợc vì với kinh nghiệm sống non nớt của mình cùng với việc hầu nhƣ khơng có nội dung rèn luyện kỹ năng sống trong trƣờng học, học sinh có thể khơng biết đến những kỹ năng sống cần thiết mà mình cần phải rèn luyện. Nhƣ vậy, học sinh của chúng ta ngày nay khơng những khơng có thời gian rèn luyện để trở thành một con ngƣời tồn diện, mà thậm chí nguy hiểm hơn, cịn khơng hiểu đƣợc mình cần phải trở thành một con ngƣời nhƣ thế nào.
Xét về dài hạn, học thêm không giúp ngƣời học nâng cao năng lực tƣ duy và khả năng làm việc độc lập. Các nghiên cứu về học thêm ở Hàn Quốc hay Singapore, những quốc gia có hiện tƣợng học thêm rất phổ biến, cũng đã chỉ ra rằng học thêm có những
tác động tiêu cực đối với học sinh (Dang Hai Anh, F. Halsey Rogers, 2008). Học sinh Hàn Quốc đi học thêm rất nhiều và mặc dù đƣợc xếp hạng học tập cao nhƣng lại xếp hạng thấp nhất về thái độ quan tâm đến học tập và khả năng tự học trong 20 nƣớc OECD (Lee C.J, 2005). “Học, học nữa, học mãi”, lời khuyên ấy của Lê Nin chỉ rõ học tập thƣờng xuyên, học tập suốt đời là một yêu cầu vô cùng quan trọng đối với mỗi con ngƣời. Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, điều này lại càng đúng. Và việc học tập suốt đời chỉ có thể thực hiện thơng qua tự học. Điều mà ngƣời lao động ngày nay cần là khả năng tự học để có thể thích ứng với một thế giới ln biến động. Học thêm góp phần tạo ra sự q tải, vì vậy góp phần làm lụi tàn khả năng tƣ duy, khả năng tự học và khả năng giải quyết vấn đề của học sinh.
Dù không phổ biến, hiện tƣợng giáo viên ép buộc học sinh đi học thêm và có sự đối xử thiếu cơng bằng giữa những học sinh có và khơng đi học thêm ảnh hƣởng xấu đến sự phát triển đạo đức, nhân cách của học sinh, khiến cho học sinh mất niềm tin vào lòng trung thực. Đáng ngại hơn, hiện tƣợng này không chỉ ảnh hƣởng tới những học sinh liên quan trực tiếp mà còn gây dƣ luận xấu lan rộng trong cộng đồng, nghĩa là tạo ra một ngoại tác tiêu cực không nhỏ.
Việc học thêm ảnh hƣởng đến sự phát triển toàn diện của học sinh khơng chỉ có hại cho bản thân học sinh mà cịn có hại cho tồn xã hội, bởi vì chất lƣợng của ngƣời lao động chính là yếu tố quan trọng có thể thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế.
4.3.3 Ảnh hƣởng của việc dạy thêm đối với giáo viên
Phạm vi của nghiên cứu này không bao gồm việc xem xét hoạt động dạy thêm của giáo viên. Tuy nhiên, gắn liền với hoạt động học thêm của học sinh là hoạt động dạy thêm của giáo viên và những tác động tiêu cực của việc dạy thêm đối với giáo viên
cũng chính là tác động tiêu cực của hiện tƣợng học thêm đối với chất lƣợng chung của giáo dục.
Khi giáo viên tham gia dạy thêm, họ có thể nâng cao một phần khả năng chun mơn qua việc tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm giải bài tập, nhƣng bên cạnh đó họ có thể bị hạn chế thời gian cho việc đào sâu tìm tịi ý nghĩa thực tiễn của tri thức, cập nhật tri thức và học hỏi các phƣơng pháp giảng dạy mới. Họ cũng có thể bị áp lực quá tải của việc dạy thêm làm ảnh hƣởng tới sức khỏe và ảnh hƣởng tới chất lƣợng giảng dạy chính khóa.
Bên cạnh việc thừa nhận những ảnh hƣởng tiêu cực của hiện tƣợng học thêm, hầu hết học sinh và giáo viên đƣợc khảo sát vẫn đánh giá cao tác dụng của học thêm đối với kết quả học tập và thành tích thi cử của học sinh (Phụ lục 16, Phụ lục 17). Trong xã
hội trọng bằng cấp, thành tích thi cử gắn liền với những lợi ích lâu dài về kinh tế của ngƣời học.
Chính vì cho rằng học thêm có những tác hại nhất định nhƣng cũng có những lợi ích thiết thực khơng thể phủ nhận nên nhiều ý kiến cho rằng việc cân nhắc lợi ích chi phí của việc học thêm là do cá nhân học sinh và gia đình quyết định, khơng cần thiết đến sự can thiệp của nhà nƣớc. Tuy nhiên, dựa vào những phân tích trên có thể thấy rằng lợi ích của học thêm đối với ngƣời học khơng gắn liền với lợi ích xã hội, trong khi hoạt động này tạo ra nhiều chi phí và làm tăng sự bất bình đẳng cho xã hội. Các lý thuyết kinh tế đều đã chỉ rõ vai trò của nhà nƣớc trong việc đảm bảo công bằng xã hội
cũng nhƣ trong việc can thiệp vào các hoạt động của thị trƣờng khi lợi ích xã hội khơng đồng nhất với lợi ích cá nhân.
CHƢƠNG 5. GỢI Ý CHÍNH SÁCH
5.1 Tính cần thiết cho những can thiệp của nhà nƣớc đối với hoạt động
dạy thêm, học thêm
Ảnh hƣởng tiêu cực của hiện tƣợng học thêm trong việc tạo gánh nặng chi phí cho gia đình và xã hội, làm gia tăng bất bình đẳng xã hội và hạn chế sự phát triển toàn diện của học sinh trong bối cảnh nƣớc ta hiện nay là rất lớn. Không thể để thị trƣờng học thêm tự do phát triển mà cần phải có sự can thiệp của nhà nƣớc. Kinh nghiêm thực tế ở nhiều nƣớc cho thấy thị trƣờng chỉ có thể hoạt động hiệu quả trong điều kiện có một nhà nƣớc mạnh, một nhà nƣớc là tác nhân của thị trƣờng (Market actor State) (Đặng Kim Sơn, 2004, tr. 13). Trong trƣờng hợp của học thêm, sự can thiệp của nhà nƣớc cần hƣớng đến mục tiêu làm giảm nhu cầu học thêm của xã hội nhằm giảm những ảnh hƣởng tiêu cực nêu trên.
5.2 Thảo luận về những giải pháp đã đƣợc cân nhắc và thực hiện
Thực tế nhiều năm qua, Bộ GDĐT cũng nhƣ UBND các tỉnh đã ban hành nhiều quy định về việc tổ chức dạy thêm- học thêm. Các quy định này đứng trên quan điểm cho
rằng nguyện vọng của học sinh muốn đƣợc học thêm để nâng cao kết quả học tập là nguyện vọng chính đáng, Bộ GDĐT cho phép việc dạy thêm, học thêm chính đáng và có những chế tài phù hợp để cấm những hành vi tiêu cực trong dạy thêm, học thêm (Bộ giáo dục, 2007). Bộ GDĐT cho rằng tình trạng học thêm tràn lan một phần do chƣơng trình học cịn nặng, một phần do hệ thống dạy nghề kém phát triển dẫn đến việc học sinh đổ xô vào đại học, một phần do bệnh thành tích (Hạnh Ngân, 2006), và các biện pháp đƣa ra tập trung ngăn chặn các hành vi tiêu cực. Những giải pháp mà Bộ GDĐT đƣa ra đã khơng đạt hiệu quả nhƣ mong đợi vì ba lý do: Thứ nhất, những giải pháp này chƣa dựa trên nhận thức đầy đủ về những ảnh hƣởng tiêu cực và nguyên nhân cơ bản
của hiện tƣợng học thêm. Thứ hai, sử dụng các biện pháp hành chính để điều tiết hoạt động của thị trƣờng không bao giờ là một giải pháp hiệu quả. Thứ ba, với nguồn lực hạn chế của các cơ quan quản lý giáo dục, các biện pháp chế tài đƣa ra ít có tính khả thi.
Trong những thảo luận của các chuyên gia, những giải pháp hạn chế học thêm thƣờng đƣợc đề cập tới bao gồm:
Thứ nhất là tăng lƣơng giáo viên. Điều này hàm ý rằng chính vì thu nhập thấp, giáo viên đã buộc học sinh đi học thêm. Tuy nhiên, nhƣ trên đã trình bày, việc học sinh bị ép buộc đi học thêm là không phổ biến, nhất là ở cấp THPT. Vì vậy, quan điểm cho rằng nâng lƣơng giáo viên là biện pháp hàng đầu trong việc kiểm sốt tình hình học thêm là khơng có cơ sở.
Thứ hai là giảm tải chƣơng trình. Trong xã hội hiện đại, khi mà tri thức luôn luôn thay đổi và phải thƣờng xuyên đƣợc cập nhật thì việc giảm tải chỉ có thể thực hiện đƣợc nếu phƣơng pháp giảng dạy, chƣơng trình và sách giáo khoa chú trọng nhiều hơn đến việc rèn luyện kỹ năng, khả năng tƣ duy và khả năng tự học cho học sinh thay vì chú trọng đến chuẩn kiến thức nhƣ hiện nay.
Thứ ba là đổi mới phƣơng pháp và nâng cao chất lƣợng giảng dạy trong nhà trƣờng. Điều này đòi hỏi chất lƣợng của giáo viên phải ngày càng đƣợc nâng cao và đặc biệt cần có sự thay đổi trong tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng giảng dạy cũng nhƣ tiêu chuẩn đánh giá học sinh. Nếu chất lƣợng giáo viên không cao, việc đánh giá giáo viên vẫn nặng về việc thực hiện các qui định nhƣ bám sát nội dung sách giáo khoa, qui định về việc soạn giáo án, ghi bảng, trình bày…, việc đánh giá học sinh chỉ căn cứ trên điểm số thì việc đổi mới phƣơng pháp giảng dạy phần nhiều chỉ đi theo hƣớng đổi mới phƣơng tiện giảng dạy. Việc nâng cao chất lƣợng giảng dạy sẽ không đi vào thực chất mà chỉ là nâng cao điểm số của học sinh.
Theo những lập luận đã trình bày, hiện tƣợng học thêm nảy sinh và phát triển chủ yếu là do chuẩn đánh giá học sinh tập trung vào lƣợng kiến thức mà học sinh có đƣợc, chuẩn đánh giá giáo viên tập trung vào điểm số học tập của học sinh. Nhƣ vậy, có thể thấy rằng những giải pháp trên là cần nhƣng chƣa đủ để hạn chế hiện tƣợng học thêm bởi vì chƣa thật sự giải quyết đƣợc nguyên nhân cơ bản của hiện tƣợng học thêm. Biện pháp mang tính nền tảng để hạn chế hiện tƣợng học thêm là cần phải làm thay đổi các chuẩn đánh giá này.
5.3 Gợi ý ch nh sách
Một nguyên lý cơ bản của kinh tế học đó là “con ngƣời phản ứng với các kích thích” và hành vi của con ngƣời có thể thay đổi khi lợi ích hoặc chi phí thay đổi (N. G Mankiw, 2003, tr. 19). Can thiệp của nhà nƣớc nhằm giảm thiểu nhu cầu học thêm sẽ có hiệu quả khi làm thay đổi tƣơng quan lợi ích- chi phí của học thêm đối với những ngƣời tham gia mà trọng tâm là ngƣời học. Nghĩa là cần chú trọng đến việc thay đổi hệ thống khuyến khích.
5.3.1 Giải pháp tồn diện
Cần phải có sự đổi mới về tƣ duy giáo dục, tập trung vào việc đổi mới mục tiêu giáo dục. Bên cạnh những kiến thức khoa học mang tính chất nền tảng, giáo dục phổ thơng cần chú trọng hơn nữa đến sự phát triển toàn diện của trẻ, chú trọng giáo dục đạo đức, nhân cách, giáo dục kỹ năng sống, rèn luyện phƣơng pháp tƣ duy, phƣơng pháp làm việc nhằm giúp cho học sinh biết tự phát huy đƣợc các năng lực của bản thân. Nhiều chuyên gia trên thế giới cho rằng trong một thế giới ln biến động thì mục tiêu quan trọng của giáo dục là giúp học sinh trở thành những chun gia thích ứng. Đứng trên góc độ tìm giải pháp hạn chế hiện tƣợng học thêm, ngƣời viết nhấn mạnh rằng mục tiêu của giáo dục cần chú trọng hình thành năng lực học tập, năng lực tƣ duy sáng tạo chứ không phải chú trọng đến khối lƣợng kiến thức mà học sinh tiếp thu đƣợc. Để đạt đƣợc mục tiêu này, cần có những biện pháp cụ thể nhƣ sau:
5.3.2 Trong ngắn và trung hạn
Thứ nhất: Cải cách hoạt động thi cử và kiểm tra đánh giá học sinh
Biện pháp thích hợp nhất để điều chỉnh nhu cầu học thêm là Bộ GDĐT cần thay đổi hệ thống khuyến khích, cụ thể là tập trung thay đổi hệ thống kiểm tra, đánh giá học sinh. Mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp kiểm tra đánh giá và thi cử cần hƣớng tới việc xây dựng năng lực học tập, năng lực tƣ duy sáng tạo của học sinh. Việc cải cách thi cử có thể dễ dàng bắt đầu từ các kỳ thi quốc gia. Cái khó là ở chỗ khi toàn bộ hệ thống vẫn cịn sức ỳ lớn và khơng chịu chuyển mình thì kết quả của kỳ thi sẽ vơ cùng thấp. Khi mà tỷ lệ học sinh vƣợt qua các kỳ thi quá thấp thì ngƣời dân sẽ bức xúc và phản đối, đồng thời các nhà quản lý của các cấp trung ƣơng đến địa phƣơng và các trƣờng đại học đều khơng thể chấp nhận vì những liên quan quyền lợi. Vì vậy, việc cải cách tiêu chí, nội dung và phƣơng pháp đánh giá học sinh phải bắt đầu từ tồn bộ q trình học tập ở phổ thơng của học sinh. Điều quan trọng là những ngƣời làm công tác giáo dục, đặc biệt giáo viên trực tiếp giảng dạy cần nhận thức rõ mục tiêu, định hƣớng của việc cải cách và có năng lực thực hiện các mục tiêu đó. Nếu những ngƣời thực thi các phƣơng án cải cách không nắm đƣợc mục tiêu, định hƣớng của cải cách thì họ có thể khơng hiểu mục đích của mỗi giải pháp cải cách cụ thể hay sẽ nhìn nhận các giải pháp theo góc nhìn riêng khơng hồn tồn đúng của mình và việc thực thi của họ sẽ khơng hiệu quả. Việc tuyên truyền để những ngƣời thực thi cải cách, nhất là đối tƣợng giáo viên, nhận thức đúng mục tiêu và định hƣớng của cải cách là việc có thể và cần làm trƣớc tiên. Để nâng cao năng lực thực hiện, trƣớc mắt cần làm tốt việc hƣớng dẫn, tập huấn cho giáo viên về việc cải cách hoạt động kiểm tra đánh giá học sinh. Việc làm thay đổi nhận thức của giáo viên về tiêu chí đáng giá học sinh và nâng cao năng lực của giáo viên trong hoạt động kiểm tra đánh giá học sinh cũng cần phải thực hiện ngay từ các trƣờng sƣ phạm, thông qua nội dung của môn “Phƣơng pháp giảng dạy”. Lâu nay, đây là vấn đề dƣờng nhƣ cịn bị bỏ ngỏ.
Ngồi ra, phƣơng pháp đánh giá học sinh cần chú trọng nhiều hơn đến quá trình học tập, thay vì chỉ đánh giá thơng qua điểm số của các bài kiểm tra định kỳ. Để ngăn chặn tiêu cực của giáo viên, có thể hạn chế quyền hạn của giáo viên trong việc đánh giá xếp loại học sinh, chuyển một phần quyền hạn này cho tập thể học sinh.
Khi mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp thi cử và đánh giá học sinh đƣợc đổi mới thì vai trị của khả năng ghi nhớ máy móc sẽ giảm, cách học nhồi nhét sẽ ít có chỗ để tồn tại. Khi đó, nhu cầu học thêm “vì sợ thua kém bạn bè”, “vì khơng có thời gian giải bài