Giai đoạn từ năm 2009 đến nay

Một phần của tài liệu (Trang 50 - 52)

2.1.1. Biến động trên TTCK Việt Nam trong thời gian qua

2.1.1.5. Giai đoạn từ năm 2009 đến nay

Năm 2009 đã để lại những dấu ấn quan trọng trong lịch sử 9 năm phát triển của TTCK. Những kỷ lục mới, cột mốc quan trọng đã lần lượt được thiết lập: VNIndex đã rơi xuống mức đáy 235,5 điểm (ngày 24/02/2009), HNX-Index lùi về dưới mốc 100 điểm khi xuống mức thấp nhất trong lịch sử là 78,06 điểm. Tuy nhiên, bước sang tháng 3-2009, các nhà đầu tư đã lấy lại được niềm tin khi TTCK có một tháng tăng điểm ấn tượng nhất kể từ tháng 11-2008: VNIndex không chỉ khởi sắc về điểm số mà khối lượng giao dịch cũng tăng mạnh. Tính đến hết ngày 30-6, VNIndex đã tăng 132,67 điểm (42,03%), HNX-Index tăng 44,57 điểm (42,66%) so với thời điểm kết thúc năm 2008.

Đây là một bước tiến dài của TTCK trong nước khi VNIndex đã đạt tốc độ tăng lớn thứ 8 trong tổng số 89 chỉ số chứng khoán quan trọng trên thế giới khi tăng được 46% so với thời điểm đầu năm 2009. Kỷ lục về khối lượng giao dịch tại sàn HOSE được thiết lập vào ngày 10 - 6 - 2009 với 101.774.520 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ được chuyển nhượng, con số tương tự tại HNX là 56.522.170 cổ phiếu.

Từ tháng 8 đến tháng 10, TTCK lại tiếp tục đợt tăng giá thứ hai đầy mạnh mẽ với nhiều kỷ lục về giá trị và khối lượng giao dịch kỷ lục được xác lập. Ngày 22-10, TTCK vươn tới đỉnh điểm là mức 624,10 điểm, ngày 23-10 được coi là "siêu thanh khoản" khi lập kỷ lục cao nhất từ trước đến nay cả về khối lượng và giá trị giao dịch với hơn 136 triệu đơn vị được chuyển nhượng, tương ứng giá trị giao dịch lên đến 6.414 tỷ đồng; sàn HNX đạt kỷ lục với hơn 67,23 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng cùng 3.040 tỷ đồng được giải ngân.

Tính đến tháng hết tháng 11-2009, đã có 430 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ được niêm yết. Tổng giá trị vốn hóa thị trường lên tới hơn 669 nghìn tỷ đồng (39 tỷ USD), tương đương 55% GDP của năm 2008. Mức vốn hóa này tăng gần gấp 3 lần so với thời điểm cuối năm 2008. Năm 2009 cũng đánh dấu sự lên sàn của hàng loạt doanh nghiệp (DN) lớn như Eximbank, Bảo Việt, Vietcombank và Vietinbank... Sự góp mặt của các “đại gia” này đồng nghĩa với việc nguồn cung trên thị trường ngày càng đa dạng hơn. Trong đó, Vietcombank giao dịch 112,3 triệu cổ phiếu, là DN có vốn hóa lớn nhất thị trường, với trên 56.000 tỷ đồng.

36

Bảng 2.1: Quy mô TTCK Việt Nam qua các năm từ 2000 – 2010

Năm Giá trị vốn hoá (Tỷ đồng) Tăng (%)

2000 1.046 136 (%) 2001 1.605 53 (%) 2002 2.537 58 (%) 2003 2.408 -5 (%) 2004 3.913 63 (%) 2005 7.765 98 (%) 2006 145.986 1.779 (%) 2007 364.425 150 (%) 2008 206.000 -43 (%) 2009 620.000 300 (%) Tháng 7/2010 700.000 (Nguồn: tổng hợp từ trang www.hsx.vn)

TTCK Việt Nam những tháng đầu năm 2010 bước sang giai đoạn lình xình và dần đi xuống, đến tháng 07/2010 VNIndex xoay quanh ngưỡng 500 điểm và tiếp tục đi xuống vào đầu tháng 8/2010, giá trị giao dịch trung bình phiên chỉ đạt trên dưới 1000 tỷ đồng, chỉ số HNX-Index xoay quanh ngưỡng 150 điểm và vẫn trên xu thế đi xuống trong tháng 08, giá trị giao dịch sàn Hà Nội cũng chỉ đạt từ 800 đến 1.100 tỷ đồng.

Tăng trưởng tín dụng thấp ở các tháng đầu năm 2010 có thể là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm mạnh trong giá trị giao dịch này. Ngoài ra, thị trường bất động sản ở khu vực phía Bắc nóng lên từ cuối q I và đầu quý II năm nay đã tạo ra sức hút hấp dẫn đối với đồng vốn đầu tư. Ngoài ra, những lo lắng về cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu, mà khởi đầu từ Hy Lạp; những quan ngại về bong bóng bất động sản Trung Quốc; sự căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên; dấu hiệu chưa rõ ràng về sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ… Hàng loạt yếu tố trên đã tác động mạnh đến tâm lý của NĐT, khiến họ trở nên thận trọng, khơng dám mạnh tay tham gia thị trường, chính những điều này khiến dịng vốn đầu tư vào thị trường yếu đi làm cho thị trường chưa có sự đột biến và vẫn trong tình trạng xấu trong tháng 8/2010.

37

Cho tới thời điểm hiện tại sàn HNX có 326 cổ phiếu được niêm yết với tổng giá trị niêm yết đạt 49.430 tỷ đồng, và sàn Hose có 258 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ được niêm yết với tổng giá trị niêm yết đạt 115.112 tỷ đồng. Số lượng các tổ chức trung gian trên TTCK đã tăng từ 7 cơng ty chứng khốn và 1 cơng ty quản lý quỹ trong thời gian đầu lên 105 cơng ty chứng khốn và 46 cơng ty quản lý quỹ tính đến hơm nay (tháng 8 năm 2010). Số lượng tài khoản nhà đầu tư cũng tăng mạnh, từ 3.000 tài khoản năm 2000 lên gần 100.000 tài khoản. Sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK cũng được mở rộng với danh mục đầu tư đạt gần 7 tỉ đô la Mỹ và trên 12.000 tài khoản, trong đó có trên 1.300 tài khoản là của các tổ chức nước ngoài.

(nguồn bsc.com.vn)

Một phần của tài liệu (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w