3.2. Đề xuất giải pháp tiền đề cho việc xây dựng và phát triển
3.2.9. Nâng cao mức độ hiệu quả của TTCK
Trong thị trường tài chính có hai thị trường bộ phận là thị trường tiền tệ và thị trường vốn ln có quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong đó, mối quan hệ mấu chốt nhất là quan hệ giữa TTCK – lõi của thị trường vốn với thị trường tín dụng ngắn hạn – lõi của thị trường tiền tệ.
Cần quyết tâm phát triển mọi nguồn lực của đất nước thông qua việc đa dạng sở hữu, chú trọng phát triển kinh tế tư nhân và tiến hành cổ phần hóa một cách mạnh mẽ. Bộ Tài chính cần kiên quyết hoàn thành việc tiếp tục cổ phần hóa các ngân hàng thương mại lớn của Nhà nước và các tập đồn và Tổng cơng ty lớn. Bên cạnh đó, cơng tác phân cấp quản lý tài chính cũng sẽ được thực hiện mạnh mẽ và triệt để hơn.
Các cơ quan chức năng cũng sẽ sớm hoàn thiện thể chế hoạt động của TTCK, từng bước mở rộng sự tham gia của các NĐT nước ngoài vào TTCK Việt Nam theo cam kết hội nhập, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam, trước mắt là các doanh nghiệp lớn, tham gia vào thị trường vốn quốc tế.
Việc đầu tư theo danh mục thông qua TTCK, thị trường vốn, đặc biệt sự tham dự của các NĐT nước ngồi ln là những xung lực mạnh cho phát triển và tăng trưởng tại các nước đang phát triển. Dưới góc độ cơ quan quản lý thị trường, Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khốn Nhà nước sẽ tiếp tục các biện pháp phát triển bền vững thị trường vốn, TTCK để tạo một mơi trường an tồn, minh bạch và hiệu quả cho đầu tư và bảo vệ các NĐT.
3.2.10.Tăng cƣờng phát triển các loại quyền chọn hiện có trên thị trƣờng.
Hiện nay trên thị trường Việt Nam đã có thị trường quyền chọn tiền tệ và vàng. Hàng hóa trên thị trường này cịn khá ít, số lượng ngân hàng được phép thực hiện không nhiều, trong khi nhu cầu bảo hiểm rủi ro của doanh nghiệp và người dân trong tình hình giá vàng và ngoại tệ, đặc biệt là đồng USD biến động không thể lường trước được hết là rất lớn. Do đó, để có thể phát triển được thị trường quyền chọn nói chung và đúc kết kinh nghiệm cho việc hình thành thị trường quyền chọn cổ phiếu nói riêng thì cần thiết nên:
Cho phép thêm nhiều ngân hàng lớn và các tổ chức có tiềm lực, uy tín được tham gia thị trường quyền chọn tiền tệ và quyền chọn vàng.
Thực hiện tốt công tác marketing cho các sản phẩm mới này, tổ chức các buổi hội thảo nhằm cung cấp kiến thức về sản phẩm, tiếp thu ý kiến của khách hàng trong quá trình sử dụng sản phẩm, dần dần đưa sản phẩm quyền chọn đến với cơng chúng và từng bước hồn thiện sản phẩm.
Giảm quy mô hợp đồng quyền chọn vàng xuống ở mức có thể khuyến khích các nhà đầu tư nhỏ lẻ có thể tham gia. Hiện nay quy mô mỗi hợp đồng quyền chọn vàng tối thiểu là 50 lượng, một con số khá lớn so với thu nhập của công chúng Việt Nam, làm giới hạn khả năng tham gia thị trường quyền chọn vàng của khá nhiều nhà đầu tư.
Để việc điều hành và thực hiện các hợp đồng được diễn ra thông suốt, đồng thời tạo lòng tin về khả năng hợp đồng sẽ được thực hiện khi có yêu cầu, đưa thị trường quyền chọn Việt Nam ngày càng gần với thị trường quyền chọn thế giới thì cần thiết nên thực hiện mơ hình quyền chọn vàng và ngoại tệ trong đó cơ quan đảm bảo thanh toán cho các hợp đồng sẽ là một cơ quan trực thuộc NHNN; có nhiệm vụ vừa thanh tốn các giao dịch quyền chọn vừa giám sát việc thực hiện các nguyên tắc đảm bảo an toàn cho hoạt động giao dịch quyền chọn còn mới mẻ này.
Hiện nay pháp luật cho thị trường quyền chọn tiền tệ và quyền chọn vàng vẫn chưa có. Do đó, NHNN nên ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh cho các hoạt động giao dịch quyền chọn này nhằm bảo vệ lợi ích của các bên tham gia, ban đầu tạo sự ổn định cho thị trường non trẻ này và từ đó đúc kết những kinh nghiệm, bài học quý báu cho thị trường quyền chọn cổ phiếu sau này.
Mơ hình quyền chọn vàng và quyền chọn tiền tệ ở nước ta khi loại hình đầu tư này trở nên phổ biến và có nhiều tổ chức được phép tham gia phát hành quyền chọn có thể biểu diễn như sau:
Trong đó các NHTM được phép giao dịch quyền chọn vừa là nơi khách hàng mở tài khoản giao dịch, tiếp nhận các y êu cầu mua bán quyền chọn và là trung gian giữa các cơng ty thanh tốn quyền chọn và các bên mua bán quyền chọn.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Căn cứ vào những kinh nghiệm có được sau q trình tìm hiểu, phân tích về TTCK, cũng như những kinh nghiệm trong việc triển khai thực hiện một số quyền chọn ở nước ta hiện nay như quyền chọn ngoại tệ, quyền chọn vàng ở chương 2. Trong chương này, tác giả đưa ra các giải pháp nhằm phát triển, lành mạnh hóa TTCK và các giải pháp nhằm xây dựng, tạo tiền đề để phát triển công cụ quyền chọn vào TTCK hiện nay. Trong chương 3, tác giả xây dựng mơ hình quyền chọn để có thể áp dụng và triển khai trong thời gian sớm nhất.
Các giải pháp được đưa ra nhằm khắc phục những hạn chế, những rủi ro cho thị trường dựa vào sự phân tích rủi ro của TTCK ở chương 2. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra một số giải pháp cho việc xây dựng cơ sở pháp lý, xây dựng việc tổ chức, quản lý, quy trình giao dịch quyền chọn, giải pháp về tuyên truyền thông tin, giải pháp để tiếp cận các kiến thức về công cụ quyền chọn đến các NĐT, giải pháp phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, cung cấp nguồn nhân lực cho sàn giao dịch quyền chọn sau này….là những giải pháp cụ thể, chi tiết với hy vọng sẽ góp phần làm nền tảng để phát triển thị trường giao dịch quyền chọn vào TTCK Việt Nam một ngày không xa.
KẾT LUẬN
Thị trường chứng khốn chính là “phong vũ biểu của nền kinh tế”, khi TTCK phát triển bền vững và ổn định thì sẽ thu hút một lượng vốn lớn từ trong dân cư và nhà đầu tư trong nước, đồng thời cũng thu hút vốn đầu tư nước ngoài mạnh mẽ, tạo điều kiện kích thích nền kinh tế phát triển. Nhưng những thăng trầm của TTCK sau 10 năm hoạt động đã gây ra rất nhiều rủi ro và tổn thất cho các nhà đầu tư, cho nên cần phải phát triển công cụ quyền chọn để phục vụ cho TTCK và giảm bớt rủi ro cho các nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường.
Trong chương 1, tác giả đã giúp người đọc có được cái nhìn tổng quan về TTCK và những kiến thức cơ bản về quyền chọn. Đặc biệt tác giả đã đi sâu, phân tích các chiến lược phịng ngừa rủi ro bằng quyền chọn với đặc trưng và ưu điểm của nó, phân tích sự cần thiết phải xây dựng thị trường quyền chọn. Đây chính là phần cơ sở lý luận làm nền tảng cho việc nghiên cứu thực trạng và đưa ra giải pháp để phát triển quyền chọn chứng khốn sau này.
Ở Chương 2, tác giả trình bày khái quát về tình hình hoạt động của TTCK Việt Nam từ những ngày đầu thành lập đến nay và nhận diện những rủi ro mà NĐT phải đối mặt khi tham gia thị trường. Bên cạnh đó, người viết cũng phân tích thực trạng các loại quyền chọn đang phát triển ở Việt Nam hiện nay như quyền chọn ngoại tệ, quyền chọn vàng, quyền chọn tiền đồng nhằm rút ra kinh nghiệm quý báu để làm nền tảng cho sự xây dựng và phát triển quyền chọn chứng khoán trong thời gian sắp tới.
Trong Chương 3, tác giả đưa ra các giải pháp nhằm phát triển, lành mạnh hóa TTCK và các giải pháp nhằm xây dựng, tạo tiền đề để phát triển công cụ quyền chọn vào TTCK hiện nay. Trong chương 3, tác giả xây dựng mơ hình quyền chọn để có thể áp dụng và triển khai trong thời gian sớm nhất.
Các giải pháp được đưa ra nhằm khắc phục những hạn chế, những rủi ro cho thị trường dựa vào sự phân tích rủi ro của TTCK ở chương 2. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra một số giải pháp cho việc xây dựng cơ sở pháp lý, xây dựng việc tổ chức, quản lý, quy trình giao dịch quyền chọn, giải pháp về tuyên truyền thông tin, giải pháp để tiếp cận các kiến thức về công cụ quyền chọn đến các NĐT, giải pháp phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, cung cấp nguồn nhân lực cho sàn giao dịch quyền chọn sau này….là những giải pháp cụ thể, chi tiết với hy vọng sẽ góp phần làm nền tảng để phát triển thị trường giao dịch quyền chọn vào TTCK Việt Nam một ngày không xa.
Dù đã rất cố gắng, nhưng do thời gian nghiên cứu có hạn, cũng như người viết cịn hạn chế về kinh nghiệm thực tiễn và kiến thức bao quát thị trường quyền chọn cịn chưa cao. Vì vậy, luận văn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết và sai sót, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến để luận văn được hoàn thiện hơn. Song, tác giả hy vọng rằng tất cả những nội dung và vấn đề đã được trình bày trong luận văn này sẽ là một đóng góp nhỏ, hữu ích cho việc phát triển thị trường quyền chọn cổ phiếu trong tương lai; phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế cũng như góp phần giảm thiểu rủi ro cho TTCK Việt Nam trong giai đoạn tới. Từ đó, giúp nước ta có những bước tiến mạnh hơn, phát triển bền vững hơn trong công cuộc xây dựng đất nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. TS. Bạch Đức Hiển (2008), Giáo trình Thị trường chứng khốn, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
2. TS. Bùi Lê Hà, TS. Nguyễn Văn Sơn, TS. Ngô Thị Ngọc Huyền, Ths. Nguyễn Thị Hồng Thu (2000), Giới thiệu về thị trường Future & Option, Nhà xuất bản Thống kê, Tp. Hồ Chí Minh.
3. PGS.TS Bùi Kim Yến (2007), Giáo trình thị trường chứng khốn, Nhà xuất bản lao động.
4. TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang (Chủ biên), PGS.TS Trần Ngọc Thơ, ThS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Hồ Quốc Tuấn (2006), Quản trị rủi ro tài chính.
5. Quyết định số 128/2007/Q.-TTg ngày 02/08/2007 của Thủ tướng Chính Phủ về việc Phê duyệt đề án phát triển thị trường vốn Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
6. Huỳnh Thiên Phú: “Triển khai quyền chọn cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam”
7. Nguyễn Thị Ngọc Duyên: “Áp dụng giao dịch quyền chọn cổ phiếu vào Thị trường Chứng khoán Việt Nam” .
8. Nguyễn Thị Phương Chi: ”Phát triển công cụ Option trên thị trường chứng khoán Việt Nam”.
9. Đỗ Thị Thủy: “Một số giải pháp áp dụng quyền chọn chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam”.
Các trang WEB
1. Ủy ban chứng khốn Nhà nước http://www.ssc.gov.vn
2. Bộ Tài chính http://.www.mof.gov.vn
3. Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM http://.www.hsx.vn
4. Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội http:/ /.www.hnx.vn
5. Đầu tư chứng khoán http://.vir.com.vn
7. Tin nhanh Việt Nam http://.www.vnexpress.net
8. Thời báo kinh tế Việt Nam http://www.vneconomy.vn
9. Saga Việt Nam http://.www.saga.vn
10. Báo Tuổi trẻ http://www.tuoitre.com.vn
11. Báo Vietnamnet http://.vietnamnet.vn
12. Báo thanh niên http://.thanhnien.com.vn
13. Ngân hàng Vietcombank http://vietcombank.com.vn
14. Ngân hàng TMCP Á Châu http://acb.com.vn