Pháp luật về chứng khoán mới ra đời, còn nhiều sơ hở, thực hiện thiếu

Một phần của tài liệu (Trang 70)

hoạt động, cung cấp dịch vụ trên TTCK chưa cao, tính minh bạch và hiệu quả cịn hạn chế.

Do cịn khá non trẻ và chưa thực sự ổn định nên việc khống chế biên độ dao động là rất cần thiết đối với TTCK hiện nay. Nhưng cũng chính sự khống chế biên độ dao động đó cũng làm cho thị trường không phản ánh đúng cung cầu trên thị trường. Bên cạnh đó, hiện nay trên TTCK cũng chỉ có một số lệnh hạn chế. Chính những hạn chế này nên thị trường chưa thật sự thu hút mạnh mẽ dân chúng tham gia đầu tư vào thị trường.

2.3.2. Pháp luật về chứng khốn mới ra đời, cịn nhiều sơ hở, thực hiện thiếu đồng bộ. đồng bộ.

Hiện nay, Luật chứng khốn đã có hiệu lực và các văn bản hướng dẫn đã được ban hành nhưng các quy định quản lý về thị trường, giao dịch còn lỏng lẻo, thể hiện nhiều bất cập và cần phải sửa đổi cho phù hợp. Do vậy, chưa thể đáp ứng ngay yêu cầu về tính ổn định, rõ ràng và minh bạch. Kể từ khi Luật chứng khốn có hiệu lực (01/01/2007), Các thông tư và nghị định hướng dẫn thi hành luật cũng được ra đời, song tất cả vẫn còn rất mới mẻ để đưa luật vào cuộc sống. Hàng loạt vấn đề còn tồn tại, từ những quy chế đơn giản như thông tin trên thị trường Uỷ ban cũng mới trong giai đoạn xây dựng quy chế. Bên cạnh đó, hàng loạt các vấn đề khác phải tiếp tục xây dựng quy chế như giám sát hoạt động TTCK, thị trường trái phiếu

chuyên biệt, vấn đề phí và lệ phí. Đặc biệt, Uỷ ban cũng đã đệ trình lên chính phủ đề án phát triển bền vững thị trường và ngăn ngừa khủng hoảng, nhằm đưa ra mọi

56

phương án đảm bảo sự phát triển ổn định của thị trường. Tuy nhiên, để các quy chế này được thực hiện cần có thời gian và sự đóng góp ý kiến rộng rãi của cơng chúng và các chun gia mới có thể đảm bảo tính khoa học cần thiết.

2.3.3. Hiểu biết của công chúng về TTCK và thị trƣờng quyền chọn còn hạn chế.

Điểm yếu nhất hiện tại là hiện tượng đầu tư kể cả đầu cơ của các nhà đầu tư cá nhân theo phong trào trong khi chưa trang bị cho mình những kiến thức cần thiết. Thị trường vẫn thiếu lực lượng nhà đầu tư chuyên nghiệp, những nhà tạo lập thị trường với những kiến thức chuyên sâu, có kinh nghiệm và am hiểu về luật pháp trong lĩnh vực chứng khoán. Từ thực tế kiến thức hạn chế, nguồn vốn đầu tư mang tính ngắn hạn, thiếu tầm nhìn dài hạn và chuyên nghiệp thì có thể dễ dàng hiểu được sự biến động phi lý của giá cổ phiếu trong thời gian qua. Hội nhập quốc tế kiểu “lướt sóng và phong trào bầy đàn” như vậy thì kết quả thất bại là tất yếu và sẽ khó phát triển TTCK bền vững được.

2.3.4. Hàng hoá cho TTCK và thị trƣờng quyền chọn còn nghèo nàn và đơn điệu.

Phát triển TTCK là một trong hai nhiệm vụ cơ bản của cơ quan quản lý ngành chứng khốn nhưng khơng thể tách rời q trình đổi mới và chuyển đổi nền kinh tế nước ta. Những thành tựu kinh tế đạt được trong những năm qua là kết quả của việc thi hành chính sách đổi mới tồn diện của Đảng và Nhà nước, tạo điều kiện để xây dựng TTCK ở Việt Nam – kênh quan trọng huy động vốn dài hạn cho phát triển kinh tế, góp phần hồn thiện hệ thống tài chính Việt Nam, tăng thêm các khả năng lựa chọn về tiết kiệm và đầu tư cho dân chúng. Để phát triển TTCK, điều thiết yếu là cần phát triển cung và cầu hàng hoá cho thị trường. Trong đó cung hàng hố thực chất liên quan tới hoạt động phát hành và niêm yết chứng khoán của các tổ chức kinh tế trên thị trường.

Tháng 6/2006, Quốc hội đã ban hành Luật chứng khốn với những quy định rất mới về cơng ty đại chúng và chào bán chứng khốn ra cơng chúng hướng theo chuẩn mực quốc tế. Những chính sách và luật pháp nêu trên đã cơ bản chấm dứt việc cổ phần hố khép kín, hạn chế việc bao cấp vốn cho các DNNN. Từ đó thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá qua TTCK một cách minh bạch hơn và

ngày càng nhiều doanh nghiệp mong muốn thông qua thị trường để huy động vốn đầu tư, phát triển vốn và tăng cường uy tín cũng như hình ảnh của doanh nghiệp mình. Hiện tại (đến tháng 08/2010) đã có 312 chứng khốn niêm yết tại HoSE, 326 tại HNX, 88 công ty đăng ký giao dịch UPCoM, và một số lượng đáng kể các công ty đang trong quá trình hồn thiện các thủ tục đăng ký niêm yết tạo danh mục hàng hóa cơ sở đa dạng.

2.3.5.Đội ngũ nhân lực phục vụ thị trƣờng thừa về số lƣợng, yếu về chất lƣợng.

Do nền kinh tế phát triển nhanh và sự ra đời của hàng loạt cơng ty chứng khốn khiến thị trường lao động thiếu hụt nghiêm trọng. Trong khi đó, nhiều trường đại học chưa có chương trình đào tạo chun biệt về chứng khoán. Kết quả là hằng năm, trong số khoảng 1000 – 2000 sinh viên tốt nghiệp có chun mơn về chứng khốn, chỉ có chừng 15% có thể đáp ứng được yêu cầu cơ bản.

TTCK phát triển nóng đã làm bùng nổ nhu cầu về nhân lực cho lĩnh vực còn khá mới mẻ này. Cho đến năm 2010, cả nước đã có hơn 105 cơng ty chứng khốn, 47 cơng ty quản lý quỹ và gần 10.000 người được cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán. Tuy nhiên, về chất, trong số 105 công ty chứng khốn, có một bộ phận không nhỏ các công ty ngày càng bộ lộ sự yếu kém về quản trị và năng lực kinh doanh, trong đó khơng loại trừ khả năng một số công ty đã mất vốn đầu tư ban đầu. 47 công ty quản lý quỹ được cấp phép cũng hoạt động không đồng đều, mà theo Ủy Ban Chứng Khốn, hiện nay, mới chỉ có 33/47 cơng ty đã triển khai hoạt động quản lý tài sản, trong đó mới có 14 cơng ty huy động được quỹ.

Với số lượng hơn 105 cơng ty chứng khốn đối với TTCK Việt Nam là quá nhiều và dẫn đến tình trạng cạnh tranh khơng lành mạnh, ảnh hưởng đến sự minh bạch và giao dịch công bằng trên TTCK.

2.3.6. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn sơ khai và hệ thống thông tin trên TTCK chậm chạp thiếu chuẩn xác.

Cơ sở hạ tầng cơng nghệ của TTCK Việt Nam cịn q sơ khai. Điều này gây hạn chế đối với nhà đầu tư mặc dù ai cũng hiểu thị trường còn non trẻ. Nhà đầu tư

muốn các lệnh giao dịch lớn phải được xử lý nhanh và thông báo ngay kết quả. Hiện

tại thì các cơng ty chứng khốn đã triển khai giao dịch trực tuyến và không qua sàn nhưng khi thị trường bắt đầu đảo chiều thì hệ thống nhận lệnh trên internet bị nghẽn lại làm mất đi cơ hội kinh doanh của các nhà đầu tư. Khi các giao dịch được thực hiện qua mạng mà hệ thống bảo mật chưa được chú trọng sẽ làm cho các cơng ty chứng khốn và nhà đầu tư thiệt hại khi các Hacker đột nhập hệ thống giao dịch và thay đổi dữ liệu.

Mặt khác, một trong những mối lo ngại của các nhà đầu tư nước ngoài ở TTCK Việt Nam là thông tin chậm (các thơng tin về tài chính, về cổ phiếu thưởng,…). Khi đầu tư vào thị trường chứng khoán, nhà đầu tư đã chấp nhận một số rủi ro chẳng hạn như rủi ro về biến động giá lại phải chịu thêm những rủi ro về thông tin.

Trên báo chí, trên các mạng lại có q nhiều thơng tin chưa thẩm định hoặc thơng tin khơng chính thức. Khơng có ai bị quy trách nhiệm khi phát biểu hoặc đăng tải những thông tin sai lệch gây ảnh hưởng xấu đến nhà đầu tư. Ở các TTCK lớn, quy định về cơng bố thơng tin rất chặt chẽ. Báo chí phải chịu trách nhiệm về những thông tin đăng tải. Những người đã phát biểu trên các phương tiện thông tin đại chúng phải chịu trách nhiệm về những điều mình nói. Đó là những cách bảo vệ cho nhà đầu tư.

Để đáp ứng cho một thị trường đang phát triển nhanh, phải xây dựng được một hệ thống thơng tin nhanh chóng, minh bạch và đồng thời phải nâng cấp cơ sở hạ tầng cơng nghệ. Thay vì phải mất nhiều năm, việc nâng cấp cơ sở hạ tầng cơng nghệ sẽ giúp thị trường Việt Nam đi tắt đón đầu, tiết kiệm được nhiều thời gian và tiền bạc.

2.3.7.Cơ chế quản lý TTCK cịn bất cập, chƣa hiệu quả.

Khơng thể phủ nhận những thành quả đạt được của TTCK sau hơn 10 năm hoạt động tạo ra một kênh huy động vốn nhanh và hiệu quả thúc đẩy cổ phần hoá doanh nghiệp.

700.000 tỉ đồng, chiếm trên 40% GDP.. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của TTCK đang đặt ra khơng ít thách thức đối với cơ quan quản lý. (nguồn bsc.com.vn)

Hiện nay, sự liên kết các bộ, ngành trong lĩnh vực quản lý chính sách tiền tệ cịn chồng chéo. UBCKNN đang xây dựng thông tư liên tịch hợp tác trao đổi thông tin giữa NHNN và Bộ tài chính. Ví dụ như việc quản lý nguồn vốn đầu tư gián tiếp trước đây bên nọ đổ cho bên kia, chưa có sự thống nhất chung dẫn đến việc quản lý nhóm đối tượng này chưa có đầu mối tập hợp. Hay như việc ban hành chính sách tiền tệ, tài chính về lãi suất ngân hàng, thuế nếu như khơng có sự phối hợp thơng tin của các bên dẫn đến mỗi bên đơn phương ban hành chính sách theo quan điểm của ngành mình sẽ gây ra những tác động tiêu cực chung đến thị trường.

Ngoài ra, chức năng quan trọng của cơ quan quản lý đó là giám sát cũng còn chưa hiệu quả. Nếu dựa vào số liệu thống kê, có thể nói thanh tra của UBCKNN thuộc vào loại nhàn nhất trong các hoạt động chung của Uỷ ban. Cho đến thời điểm hiện tại, Quyết định số 85/2010/NĐ-CP ngày 02/08/2010 về “Xử phạt hành chính

trong lĩnh vực chứng khốn và thị trường chứng khốn” đã đưa ra mức phạt hành

chính để răn đe các hành vi vi phạm, mức phạt thấp nhất là 5 triệu đồng và mức phạt cao nhất lên đến 500 triệu đồng, chính điều này có thể hạn chế và xử phạt các hành vi vi phạm trên thị trường chứng khốn. Vấn đề là cơng cụ, năng lực giám sát của Uỷ ban còn hạn chế. Các hoạt động làm giá của các nhóm đầu tư lớn chưa được phát hiện và xử lý kịp thời, các nhà đầu tư này đẩy giá chứng khoán để trục lợi mà các nhà giám sát thị trường vẫn chưa tìm ra được biện pháp ngăn chặn và xử lý.

Riêng về mặt công nghệ thông tin để tra cứu các giao dịch có hành vi thao túng thị trường hầu như khơng làm được. Bên cạnh đó, lực lượng thanh tra của cơ quan quản lý cịn q mỏng trong khi quy mơ thị trường lại phát triển quá nhanh. Mặt khác, chế tài xử phạt hiện nay còn đang điều chỉnh bởi các văn bản pháp lý cũ, khơng cịn phù hợp với thực tiễn, các chế tài chưa đủ mạnh để có sức răn đe đối với những đối tượng có hành vi vi phạm giao dịch trên thị trường.

Những thách thức nêu trên là vấn đề tất yếu có tính quy luật đối với các thị trường mới nổi. Đây cũng là q trình vừa làm vừa hồn thiện dần. Tuy nhiên, để giảm thiểu những bất cập có thể xảy ra và xây dựng một thị trường bền vững, các nhà làm chính sách và quản lý cần tập hợp sức mạnh của các chuyên gia, nghiên cứu kinh nghiệm của các thị trường đã phát triển, vận dụng linh hoạt những vấn đề có lợi cho thị trường và xây dựng cơ chế cho những quyết định mang tính đột phá, đem lại hiệu quả cho sự phát triển của thị trường, từ đó phát huy được tính sáng tạo, trách nhiệm của những người quản lý thị trường.

2.3.8.Nghiệp vụ bán khống chƣa đƣợc triển khai trên TTCK.

TTCK Việt Nam hiện nay vẫn còn chứa đựng những bất cập. Điều cốt lõi vẫn từ nhận thức của nhà đầu tư về thị trường cũng như sản phẩm chứng khoán giao dịch trên thị trường cịn q nơng cạn. Hiện tượng tranh mua rồi lại tranh bán theo kiểu phong trào và bầy đàn hiện nay đã đẩy thị trường chao đảo, ở thế bế tắc càng bế tắc hơn. Mặc dù nghiệp vụ bán khống sẽ tạo thêm sự thơng thống, sơi động hơn cho TTCK vì nó thu hút thêm nhiều nhà đầu tư cũng như tạo thêm hàng hoá cho thị trường nhưng với đặc điểm của thị trường Việt Nam như hiện nay, nghiệp vụ bán khống đã được Luật chứng khoán cho phép nhưng chưa thực sự triển khai được cũng là hợp lý với tình hình. Muốn nghiệp vụ này triển khai được thì phải cần có thời gian, trước tiên là chờ đợi sự phát triển trong nhận thức của nhà đầu tư Việt Nam về TTCK cũng như các sản phẩm đi cùng, trong đó có bán khống là một sản phẩm cao cấp và trí tuệ của thị trường mà khơng phải ai có tiềm lực về tài chính cũng có thể tham gia được. Sự tham gia của nhà đầu tư thiếu am hiểu về nghiệp vụ bán khống là khơng có lợi cho thị trường cũng như khơng mang lại những hiệu ứng tích cực như mong đợi cho thị trường.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Qua những phân tích về thực trạng TTCK Việt Nam sau hơn 10 năm hoạt động, chúng ta đã thấy được những thăng trầm của TTCK và những khó khăn ảnh hưởng đến xu hướng của thị trường, chính điều đó đã nói lên sự cần thiết phải phát triển thị trường quyền chọn để tạo ra một công cụ hỗ trợ hữu hiệu cho các nhà đầu tư khi tham gia vào TTCK.

Để tạo điều kiện đưa quyền chọn cổ phiếu vào thực tiễn Việt Nam thì có hai vấn đề cần phải giải quyết là hoàn thiện và thúc đẩy cho việc phát triển TTCK Việt Nam đồng thời hình thành những nền tảng cơ bản cần thiết cho sự ra đời của quyền chọn cổ phiếu trong tương lai. Muốn làm được điều này thì cần phải giải quyết những khó khăn thách thức đang cịn tồn tại trên TTCK Việt Nam. Hiện nay Việt Nam vẫn chưa đủ điều kiện để ứng dụng quyền chọn cổ phiếu vào thị trường, nhưng việc hình thành thị trường quyền chọn là một yêu cầu tất yếu. Do đó, chúng ta cần phải thực hiện công tác chuẩn bị thật chu đáo cho sự ra đời này song song với việc phát triển TTCK. Đến khi đã chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng rồi và nhu cầu về quyền chọn đã phát sinh thì mới đưa quyền chọn vào áp dụng. Việc đưa quyền chọn vào thực tiễn Việt Nam nên thực hiện theo từng giai đoạn và có những bước đi phù hợp với tình hình thực tế và xu thế hội nhập với nền tài chính thế giới.

Chƣơng 3:

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG QUYỀN CHỌN CỔ PHIẾU ĐỂ PHỊNG NGỪA RỦI RO TRÊN

THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHỐN VIỆT NAM

3.1. Quy trình xây dựng đƣa quyền chọn cổ phiếu vận hành thực tiễn vào TTCK Việt Nam.

Thị trường quyền chọn cổ phiếu là một bộ phận của TTCK, vì thế thị trường này chỉ có thể phát triển khi TTCK phát triển và ổn định. Do đó để có thể đưa quyền chọn cổ phiếu vào vận hành trong nền kinh tế cần giải quyết hai vấn đề: (i) phải hoàn thiện và thúc đẩy TTCK Việt Nam phát triển trong bối cảnh hội nhập với thị trường tài chính thế giới và (ii) hình thành những điều kiện cần thiết tạo cơ sở cho sự ra đời quyền chọn cổ phiếu trong tương lai.

3.1.1.Xây dựng tiền đề cho thị trƣờng quyền chọn cổ phiếu.

 Trên thế giới, quyền chọn đã xuất hiện từ rất lâu nhưng mãi đến năm 1973 thì thị trường quyền chọn mới chính thức được giao dịch tập trung tại Mỹ.

 Về mặt nguyên lý TTCK thực sự sơi động, đầu tư chứng khốn trở thành một nhu cầu tất yếu của mọi người thì thị trường quyền chọn mới có thể phát triển

Một phần của tài liệu (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w