2.2 Kết quả tính tốn các chỉ số bộ ba bất khả thi ở Vi ệt Nam
2.2.1 Chỉ số độc lập tiền tệ MI
MI = 1
- Corr (i i, i j) 1-(-1) – (-1)
Số liệu được thu thập theo tháng, từ tháng 1/2000 đến tháng 12/2009 từ thống kê tài chính của IMF.
Dữ liệu ii - lãi suất của nước chủ nhà là lãi suất tiền gửi – deposit rate (58260L..ZF... theo IMF). Từ tháng 4/2009 – tháng 12/2009 là dữ liệu lãi suất bình quân của 10 ngân hàng lớn.
Dữ liệu ij - lãi suất của nước cơ bản được chọn là lãi suất thị trường tiền tệ nước Mỹ (11160B..ZF...theo IMF).
Bảng 2.1 : Các chỉ số độc lập tiền tệ của Việt Nam từ 2000-2009
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Nhìn vào biểu đồ 2.4 cho thấy chỉ số độc lập tiền tệ MI của Việt Nam từ năm 2003 – 2005 giảm mạnh, mạnh nhất là năm 2004 nguyên nhân chính là do lãi suất thị trường tiền tệ của Mỹ giảm mạnh từ 5.3% xuống cịn 1%, theo chính sách của Fed là lạm phát của Mỹ vẫn thấp và tỷ lệ thất nghiệp cao và Fed đã duy trì mức lãi suất thấp khoảng 1% để kích thích đầu tư và tăng trưởng. Và lãi suất của Việt Nam cũng giảm nhẹ, mức lãi suất trung bình khoảng 6.2%. Chứng tỏ trong giai đoạn này chính sách tiền tệ của Việt Nam gần như là phụ thuộc bởi vì nhiều lý do, cụ thể như sau:
- Cánh cửa hội nhập đã mở, Việt Nam đã vào AFTA kể từ cuối năm 1995 và kể từ tháng 11 năm 1998, Việt Nam gia nhập vào vào ngôi nhà chung APEC (Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Binh Dương). Và theo Quyết định 37/2002/QĐ-Ttg ngày 14 tháng 03 năm 2002 về hội nhập kinh tế quốc tế, các cơ quan nhà nước, các ban ngành chuẩn bị mọi điều kiện tiền đề cho q trình hội nhập chính thức vào WTO.
- Năm 2004 chứng kiến sự chấm dứt nới lỏng lãi suất (13 lần hạ liên tiếp từ mức 6% đầu năm 2001) của Cục dự trữ liên bang Mỹ. Chỉ trong vòng chưa đầy 6 tháng, FED đã 5 lần tăng lãi suất cơ bản từ mức 1%, mức thấp nhất kể từ năm 1958, lên 1,25% ngày 30/6, 1,5% ngày 10/8, 1,75% ngày 21/9, 2% ngày 10/11 và 2,25% ngày 15/12. Việc FED tăng lãi suất ảnh hưởng mạnh đến thị trường tài chính quốc tế và thị trường tiền tệ, tín dụng trong nước. Và lãi suất của Việt Nam cũng tăng nhẹ từ 5.97% năm 2003 lên 6.2% vào tháng 8/2004 và lên 6.5% vào tháng 11/2004.
- Từ các diễn biến trên cho thấy do Việt Nam mở cửa chuẩn bị cho quá trình hội nhập vào WTO, q trình hội nhập vội vã, dịng vốn chuyển vào trong giai đoạn này rất nhiều. Do đó, chính sách Việt Nam giai đoạn này phụ thuộc nhiều vào chính sách của nước Mỹ.
Tương tự theo biểu đồ 2.4 cũng cho thấy mức độc lập tiền tệ của Việt Nam là khá thấp ở năm 2007 và gần như là phụ thuộc. Do rất nhiều lý do, trong đó chủ yếu là do ngày 7/11/2006, Bộ trưởng Trương Đình Tuyển đàm phán Việt Nam gia nhập
WTO thành cơng. Năm 2007, chính thức trở thành thành viên của WTO. Lãi suất của Mỹ trong năm 2007 ở mức 5.02% giảm từ 5.25% ở đầu năm, giảm xuống 5.02% vào tháng 8/2007 và còn mức 4.24% vào tháng 12/2007, và lãi suất của Việt Nam cũng giảm tương đối theo cùng chiều với Mỹ, cụ thể từ 7.68% ở đầu năm còn 7.4% vào giữa năm và xuống 7.2% vào cuối năm.
Năm 2008, dự trữ ngoại hối của Việt Nam là 23 tỷ USD vượt mức 15%-20% GDP (13,4 – 17,9 tỷ USD). Và khi dự trữ ngoại hối cao, với độc lập tiền tệ cao dẫn đến biến động đầu tư càng lớn. Tuy nhiên, chỉ số MI của Việt Nam năm 2008 ở mức 0.56 tăng mạnh so với các năm trước và thực tế nguồn vốn đầu tư FDI của Việt Nam tăng mạnh trong năm 2008.
Và đến năm 2009, chỉ số độc lập tiền tệ của Việt Nam là khá cao, cụ thể lãi suất của Việt Nam tăng từ 6.99% ở đầu năm dần dần lên mức 8.76% trong khi lãi suất của Mỹ từ mức 0.15% xuống còn 0.12%. Đồng thời, Việt Nam áp dụng nhiều chính sách hành chính, khống chế mức trần lãi suất để phù hợp với tình hình kinh tế Việt Nam, nhằm khắc phục những tác động do khủng hoảng kinh tế toàn cầu và để kiềm chế lạm phát. Cũng trong năm 2009, dự trữ ngoại hối của Việt Nam giảm xuống còn khoảng 13,95 tỷ USD thấp hơn khoảng 15-20% GDP (14,1 – 18,9 tỷ USD), mức độc lập tiền tệ càng cao thì tính biến động của đầu tư giảm xuống.