Iệu quả sử dụng vốn đầu tư

Một phần của tài liệu Tự do hóa tài khoản vốn trong quan điểm bộ ba bất khả thi (Trang 37)

2.3 Thực tế Việt Nam khi tự do hóa tài khoản vốn

2.3.1 iệu quả sử dụng vốn đầu tư

Để đo lường hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, có thể sử dụng chỉ số ICOR (Incremental Capital-Output ratio) là hệ số gia tăng giữa vốn và sản lượng, được đo lường bằng cách chia lượng vốn tăng thêm cho giá trị đầu ra tăng thêm. Nếu phân bổ và thực hiện đầu tư vốn hiệu quả thì cùng với một mức đầu tư, sản lượng sẽ tăng thêm

và do đó ICOR thấp hơn. Nói cách khác, ICOR cao thể hiện đầu tư không hiệu quả và ngược lại.

Chỉ số ICOR năm 2008 của Việt Nam được xác định ở mức xấp xỉ 7. Con số này đang được các nhà kinh tế đánh giá là q cao thể hiện tính khơng hiệu quả trong đầu tư từ phân bổ đến triển khai thực hiện.

2.3.2.nh hình đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp vào Việt Nam

Do FDI là luồng vốn dài hạn, khá ổn định trước những biến động bất thường về tài chính nên các nước có nền kinh tế đang phát triển thường lựa chọn tự do hóa luồng vốn này trước tiên trong quá trình tiến tới tự do hóa giao dịch vốn. Khơng nằm ngồi xu hướng đó, Việt Nam cũng đã và đang tiến hành từng bước thực hiện tự do hóa luồng vốn FDI bao gồm:

Thứ nhất, đa dạng hóa các hình thức FDI: Từ 3 loại hình thức đầu tư theo Luật đầu

tư nước ngoài năm 1987 (bao gồm 100% vốn nước ngoài, hợp tác kinh doanh và liên doanh), đến nay đã có tới 8 loại hình theo Luật đầu tư năm 2006.

Thứ hai, nới lỏng thời gian hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi

từ 20 năm lên tới 50 năm, và thậm chí có thể kéo dài tới 70 năm.

Thứ ba, đơn giản hóa các thủ tục cấp phép cho các dự án FDI, bao gồm: (i) Rút

ngắn thời gian cấp phép cho dự án đầu tư từ 3 tháng xuống còn 15 ngày (đối với các dự án có vốn tự có dưới 300 tỷ VND) và 45 ngày (đối với các dự án có vốn tự có trên 300 tỷ VND); (ii) đơn giản hóa các thủ tục đầu tư (năm 2005), theo đó các nhà đầu tư đăng ký và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về vốn đăng ký mà không bị thẩm tra năng lực tài chính.

Thứ tư, nới lỏng các quy định về chuyển vốn và lợi nhuận về nước, theo đó thuế

đánh trên lợi nhuận chuyển về nước giảm từ 5-10% (theo Luật ðầu tư nước ngoài 1987) xuống cịn 0% (theo Thơng tư số 26 năm 2004 của Bộ Tài chính).

- 33 -

Thứ năm, thực hiện ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, các loại phí đối với các dự án đầu tư nước ngoài tại các vùng có điều kiện kinh tế khó khăn hoặc các lĩnh vực trọng điểm của Nhà nước.

Với những nỗ lực tạo một môi trường kinh doanh thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngồi và từng bước thực hiện tự do hóa luồng vốn FDI, trong giai đoạn từ 1992- 2009, Việt Nam đã thành công trong việc thu hút được một lượng lớn vốn FDI phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế.

Đối với luồng vốn đầu tư gián tiếp

Mặc dù Việt Nam đã có những thành cơng đáng kể trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp, luồng vốn đầu tư gián tiếp vào nước ta vẫn còn hạn chế. Sau khủng hoảng tài chính Châu Á (1997-1998), luồng vốn gián tiếp chảy vào Việt Nam có xu hướng tăng nhưng quy mơ cịn nhỏ và chiếm tỷ lệ khá thấp so với vốn đầu tư trực tiếp. Sự bùng nổ của thị trường chứng khốn Việt Nam năm 2006-2007 kéo theo sự có mặt của các quỹ đầu tư nước ngoài khiến luồng vốn gián tiếp gia tăng khá mạnh. Theo các nhà đầu tư nước ngoài, lý do để họ hướng tới Việt Nam là: (i) Chính phủ đã khẳng định vai trò của kinh tế tư nhân đối với sự phát triển của nền kinh tế; (ii) tính chun nghiệp hóa từng bước của mơi trường đầu tư và sự thành công của các nhà đầu tư hiện hữu; (iii) những bước tiến mới trong lĩnh vực tài chính của Việt Nam bao gồm phát hành trái phiếu Chính phủ ra nước ngồi và trái phiếu tư nhân, thành lập Tổng Công ty đầu tư và kinh doanh

vốn Nhà nước, quá trình cổ phần hóa đang được đẩy nhanh… Và một nguyên nhân quan trọng không kém dẫn đến sự gia tăng nhanh luồng vốn đầu tư gián tiếp trong thời gian vừa qua chính là những chính sách nhằm từng bước hướng tới sự tự do hóa luồng vốn gián tiếp tại Việt Nam, bao gồm:

Thứ nhất, nới lỏng các biện pháp kiểm soát luồng vốn chảy ra: Từ ngày 6/12/2004 bãi bỏ quy định, theo đó, tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được chuyển phần vốn đầu tư (thuộc giao dịch vốn) ra nước ngoài sau 1 năm kể từ ngày phần vốn đó được chuyển vào tài khoản giao dịch chứng khốn bằng VND mở tại thành viên lưu kí nước ngồi, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.

Thứ hai, nới lỏng tỷ lệ góp vốn của các nhà đầu tư nước ngoài đối với các doanh nghiệp niêm yết và chưa niêm yết. Theo đó, đối với các doanh nghiệp niêm yết, các nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu tối đa 49% cổ phần (đối với các doanh nghiệp không thuộc ngành ngân hàng) và 30% (đối với các ngân hàng); đối với các doanh nghiệp chưa niêm yết thì tỷ lệ góp vốn cũng được tăng từ 30% lên đến 49% kể từ 01/6/2009 (đối với các doanh nghiệp không thuộc ngành Ngân hàng) và 30% (đối với các ngân hàng).

Thứ ba, tháng 02/2008, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép nhà đầu tư Morgan Stanley Internationl Holdings Inc (MSIHI) thanh toán tiền mua cổ phần Chính phủ của Cơng ty Tài chính Dầu khí (PVFC) bằng đơ la Mỹ (USD). Đây được coi như một giải pháp tăng dịng dẫn vốn cho thị trường chứng khốn.

Đối với các tài sản tài chính khác

Trong những năm qua, cùng với quá trình cải cách kinh tế, thị trường tài chính (TTTC) Việt Nam đã có những bước phát triển nhất định. Trước hết, các thị trường cấu thành cơ bản của TTTC đã được hình thành và từng bước hồn thiện, với nhiều loại hình định chế trung gian tài chính được thành lập. Tuy đạt được không ít thành tựu, song TTTC Việt Nam vẫn được xem là cịn kém phát triển. Hàng hóa trên thị trường, đặc biệt là trên thị trường tiền tệ, cịn ít và thiếu linh hoạt. Thêm vào đó, các qui định pháp lý về giao dịch của các cơng cụ tài chính chưa được luật hóa, dư nợ tín dụng tăng mạnh nhưng rủi ro cao, đặc biệt khi lượng ngoại tệ chiếm tỉ trọng đáng kể trong tổng tín

dụng tại các NHTM. Việc cho phép các ngân hàng được cấp tín dụng bằng ngoại tệ đã tạo điều kiện cho các ngân hàng cân đối được bảng tổng kết tài sản ngoại tệ và hạn chế rủi ro ngoại hối trong một môi trường thiếu vắng các công cụ bảo hiểm trước những dao động về tỷ giá của VND. Tuy nhiên, cơ chế khuyến khích trong các TCTD khơng gắn liền với mục đích hoạt động, phương pháp quản lý rủi ro tín dụng cịn bất cập. Năng lực giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đối với hệ thống tài chính cịn nhiều hạn chế, các phương pháp giám sát vẫn dựa trên cơ chế tuân thủ các qui định hành chính một cách máy móc. Đây chính vì những lý do khiến cho Việt Nam khó có thể tiến hành tự do hóa hồn tồn các giao dịch trên cán cân vốn.

2.3.3. Tình hình vay, nợ nước ngồi

Cơ cấu nợ của VN chứa đựng nhiều yếu tố không bền vững, trước năm 2005 nợ ngắn hạn cao nhất chỉ đạt 12% dư nợ, nhưng từ năm 2005 đến nay tỷ trọng nợ ngắn hạn đã tăng với tốc độ khá nhanh. Việc gia tăng nhanh chóng tỷ trọng nợ ngắn hạn cho thấy nền kinh tế đã linh hoạt hơn với sự ra vào của dòng vốn ngắn hạn. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý đến cơ cấu nợ ngắn hạn để có thể kiểm sốt tốt khoản nợ này tránh nguy cơ tháo chạy vốn. Ngoài ra, hiện nay Ngân hàng nhà nước vẫn chưa kiểm soát được hết khối lượng nợ tư nhân trên thực tế và chưa đánh giá đầy đủ tình hình sử dụng vốn vay nước ngồi của các doanh nghiệp.

Khó khăn này cịn nhân lên gấp bội khi VN chưa thể kiểm soát cơ cấu tiền tệ của các khoản vay vì phần lớn các khoản vay là từ nguồn chính thức, các khoản vay theo dự án được tài trợ bởi các tổ chức tài chính đa phương thường được thỏa thuận bằng USD, loại tiền tệ thật sự chỉ được biết khi giải ngân. Do đó, cơ cấu nợ của VN cần phải được giám sát thận trọng.

2.3.4. Tình hình tiết kiệm, đầu tư

Tỷ lệ tiết kiệm trong nước/Tổng sản lượng quốc nội (GDP) của Việt Nam trong những năm vừa qua đã tăng mạnh từ mức 2,9% vào năm 1990 lên 30% vào năm 2008. Đây là một dấu hiệu tích cực cho thấy, Việt Nam đã nỗ lực phát huy các nguồn lực trong nước, tạo đà tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, khi so sánh với các

nước khác trong khu vực như Trung Quốc, Singapore hay Malaysia, con số này còn ở mức khá thấp. Mặt khác, so với đầu tư trong nước, tỷ lệ tiết kiệm trong nước vẫn còn thấp hơn đáng kể. Điều này cho thấy, Việt Nam vẫn còn phải dựa vào các nguồn lực bên ngoài như đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vay nợ nước ngồi trong q trình phát triển kinh tế thời gian qua. Tuy nhiên, với mức GDP bình quân đầu người như hiện nay và khả năng tăng trưởng trong tương lai, các nguồn vốn có điều kiện ưu đãi như ODA để tài trợ cho phần chênh lệch giữa đầu tư và tiết kiệm sẽ giảm dần và Việt Nam sẽ phải dựa nhiều hơn vào các nguồn kém ưu đãi hơn như vay nợ nước ngoài (kèm theo điều kiện thương mại).

2.3.5. Tình hình thị trường chứng khốn và thị trường bất động sản

Dịng vốn vào lớn đã làm giá chứng khốn, giá bất động sản tăng đáng kể, làm tăng nguy cơ “bong bóng” tài sản trong nền kinh tế. Khi các điều kiện tiền tệ trong nước và trên thế giới được thắt chặt, bong bóng tài sản sẽ “xì hơi” gây bất ổn cho thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản.

Từ đầu tháng 11/2006 đến đầu tháng 3/2007, tất cả các cổ phiếu lớn nhỏ đều bước vào xu thế tăng giá mạnh. VN-Index kết thúc năm 2006 với mức tăng ấn tượng 143%. Những ngày đầu năm 2007, sức nóng thị trường được nhân lên gấp bội khi nhà đầu tư tham gia ngày càng đông. Từ mức hơn 500 điểm vào cuối tháng 10/2006, VN-Index đã vượt lên mốc 1.100 điểm và đạt mốc 1.174,22 điểm vào ngày 12/3/2007, mức cao nhất trong lịch sử của chỉ số này. Nhưng hơn một năm sau, vào ngày 25/03/2008, chỉ số VN-Index đã giảm mạnh xuống còn 496,64. Sau một loạt các giải pháp hỗ trợ thị trường của Ủy ban chứng khốn Nhà Nước, Chính phủ, VN-Index đã có sự phục hồi.

Tính thanh khoản của thị trường cịn yếu dẫn đến tình trạng mất cân đối cung – cầu làm ảnh hưởng đến sự biến động bất thường của giá cả. Trong giai đoạn thị trường tăng tốc nhà đầu tư chạy theo phong trào khá phổ biến, việc đầu tư không thực hiện trên cơ sở thơng tin chính thức là một nguy cơ cho sự thiếu bền vững của

thị trường chứng khoán. Sự bền vững của thị trường rất cần các nhà đầu tư dài hạn, họ nhắm đến lợi ích lâu dài khơng nóng vội khi thực hiện giao dịch. Trên thực tế, trong thời gian qua thị trường chứng khoán Việt Nam thiếu vắng những nhà đầu tư dài hạn.

Đồng thời, mặc dù thị trường tài chính Việt Nam chưa mở cửa một cách rộng rãi nhưng khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu đã ảnh hưởng đến việc ổn định kinh tế vĩ mơ của nước ta. Thị trường chứng khốn Việt Nam bị ảnh hưởng của sự suy giảm nghiêm trọng của thị trường chứng khốn tồn cầu vào cuối năm 2008 nên đã sụt giảm và gây tâm lý bất ổn cho giới đầu tư trong nước. Lạm phát tăng cao khiến NHNN hạn chế mua USD nên kênh vốn quan trọng cho thị trường chứng khoán đến từ các nhà đầu tư nước ngồi gặp bế tắt do khó khăn trong việc chuyển đổi thành đồng Việt Nam.

Biểu đồ 2.9 : VN-Index giai đoạn tháng 12/2006 đến tháng 6/2010.

Bong bóng giá bất động sản tiềm ẩn nhiều rủi ro nghiêm trọng đối với nền kinh tế. Các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước lớn đang di chuyển nguồn lực từ các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi sang các hoạt động đầu tư bất động sản, một động thái chắc chắn sẽ làm giảm năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp này. Bong bóng bất động sản cũng gây ra những rủi ro cho hệ thống ngân hàng. Theo NHNN, dư nợ cho vay bất động sản trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh tính đến cuối năm 2007 lên đến gần 35.000 tỷ đồng, tương đương 10% tổng dư nợ của tồn hệ thống trên địa bàn. Trong khi đó, để kiềm chế lạm phát, NHNN đã thực hiện các biện pháp thắt chặt tiền tệ. Bên cạnh đó, trước sức “nóng” quá lớn

của thị trường bất động sản, mức giá tài sản đã vượt quá xa giá trị thực của nó, khiến nhiều người lo ngại thị trường sẽ bị xì hơi, dẫn đến đổ vỡ hàng loạt.

Nhìn chung với những tác động trên, cho thấy rằng tự do hóa tài khoản vốn ở Việt Nam vẫn cịn gặp nhiều khó khăn. Việt Nam có nhiều điểm giống các nước bị khủng hoảng tài chính khi tự do hóa tài khoản vốn là có lạm phát tương đối cao (15,6% năm 2008), lãi suất danh nghĩa VND cao, dự trữ ngoại hối còn hạn hẹp, thâm hụt tài khoản vãng lai kinh niên, hệ thống tài chính cịn yếu kém, với tỷ lệ nợ xấu cao, rủi ro hệ thống lớn, thông lệ cho vay bất cẩn, chế độ quản trị ngân hàng còn yếu kém, và cơ chế tỷ giá chưa hồn tồn linh hoạt...Với những đặc điểm này, có thể thấy rằng các điều kiện tiền đề cho tự do hóa tài khoản vốn ở Việt Nam một cách an toàn là chưa đầy đủ, nhất là những điều kiện tiền đề về nền kinh tế vĩ mô lành mạnh, cũng như một hệ thống tài chính và hạ tầng cơ sở giám sát vững chắc. Chính vì thế, mặc dù từng bước tiến hành tự do hóa tài khoản vốn nhưng Việt Nam vẫn phải có những biện pháp kiểm sốt vốn.

Tóm lại, tự do hóa tài khoản vốn cần được thực hiện theo lộ trình được thiết kế cụ thể cùng với sự hỗ trợ của các giải pháp chính sách vĩ mơ khác (nhất là với chính sách tỷ giá và chính sách tiền tệ) nhằm hạn chế tối đa tác động bất lợi đối với nền kinh tế: tự do hóa tài khoản vốn phải đặt trong bối cảnh của tự do hóa tài chính. Tự do hố tài khoản vốn phải đảm bảo sự ổn định kinh tế vĩ mô và giữ ổn định khu vực tài chính, loại trừ khả năng xảy ra khủng hoảng.

2.3.6. Tình hình ổn định kinh tế vĩ mơ của Việt Nam trong các năm qua

Việt Nam hiện nay chưa diễn ra khủng hoảng tài chính. Việt Nam chưa bao giờ nằm ngoài khoảng an toàn của cảnh báo khủng hoảng tiền tệ trong giai đoạn từ 1995 đến 2004. Trong giai đoạn sau khủng hoảng tài chính năm 1997, giai đoạn năm 1998 - 1999, thì chỉ số EMP tương đối cao do lãi suất và tỷ giá biến động nhiều nhưng vẫn nằm trong phạm vi cho phép.

Ngồi ra, chính sách tỷ giá và chính sách tiền tệ có ảnh hưởng rất quan trọng đến chỉ số áp lực ngoại hối. Nói cách khác, khi hội nhập tài chính quốc tế, đồng

Tuy nhiên, để tránh khủng hoảng, ngoài các yếu tố khác, kiểm sốt tăng trưởng tín dụng nội địa nên là chỉ báo quan trọng cần theo dõi chặt chẽ. Trong bối cảnh suy thối, theo ADB (2009) thì tăng trưởng tín dụng Việt Nam giai đoạn 2002-2007 đạt khá cao, trung bình giai đoạn 30%/năm và đỉnh điểm vào năm 2007 là 50%. Kèm

Một phần của tài liệu Tự do hóa tài khoản vốn trong quan điểm bộ ba bất khả thi (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w