Chỉ số ổn định tỷ giá ERS

Một phần của tài liệu Tự do hóa tài khoản vốn trong quan điểm bộ ba bất khả thi (Trang 32)

2.2 Kết quả tính tốn các chỉ số bộ ba bất khả thi ở Vi ệt Nam

2.2.2 Chỉ số ổn định tỷ giá ERS

1 ERS =

Stdev (exch _rate) 1 +

ld log E1/dtl + 0.01

Số liệu được thu thập theo tháng, từ tháng 1/2000 đến tháng 12/2009 từ Ngân hàng Nhà nước. Dữ liệu tỷ giá hàng tháng được thu thập là tỷ giá bình quân liên ngân hàng hàng tháng theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước.

Bảng 2.2 : Biểu số liệu chỉ số ERS từ năm 2000 -2009

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

Biểu đồ 2.5 cho thấy mức ổn định tỷ giá của Việt Nam qua các năm tương đối cao, nghĩa là Việt Nam chưa linh hoạt tỷ giá. Xu hướng từ năm 2008 về sau, chỉ số ERS của Việt Nam giảm xuống, chứng tỏ Việt Nam đang dần linh hoạt tỷ giá.

- Năm 2001, chỉ số ERS ở mức 0.53 cho thấy Việt Nam chưa thả nổi hoàn toàn tỷ giá nhưng cũng khơng neo hồn tồn tỷ giá. Do các quy định trong hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có hiệu lực kể từ ngày 19/04/2001, mở ra chính sách ưu đãi cao nhất cho các dự án đầu tư vào Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu dẫn tới lượng vốn USD trong nước tăng cao, tỷ giá VND/USD nới lỏng hơn.

- Từ năm 1990-2006, cơ chế điều hành tỷ giá của Việt Nam có nhiều thay đổi hơn trước, theo hướng linh hoạt, bám sát cung cầu thị trường, nhất là kể từ năm 1999. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, NHNN xem tỷ giá hối đoái như một cái “neo” của lạm phát, nhất là năm 2004-2006, NHNN cam kết tỷ giá chỉ biến động hay VND mất giá không quá 1% trong 1 năm. Thực tế thị trường tiền tệ Việt Nam và đặc điểm nền kinh tế đơla hố thì bình ổn tỷ giá sẽ có tác động ổn định thị trường tiền tệ. Tỷ giá tương đối ổn định, mà một nguyên nhân chủ yếu là do NHNN vẫn chủ trương dùng “neo” tỷ giá để kiểm soát lạm phát.

- Qua phụ lục 4 cho thấy mức lạm phát năm 2007 tăng lên cao hơn năm trước, kiểm soát lạm phát là một trong những mục tiêu cấp bách hàng đầu của Chính phủ Việt Nam. Kinh tế Việt Nam trẻ, được đánh giá có nhiều tiềm năng và triển vọng về cơ hội đầu tư do vậy sau khi gia nhập WTO, lượng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng đột biến trong năm 2007. Về nguyên tắc khi luồng vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam tăng, Việt Nam Đồng (VNĐ) sẽ lên giá để tạo ra điểm cân bằng. Tuy nhiên, với chiến lược phát triển dựa vào xuất khẩu, NHNN Việt Nam phát hành VNĐ mua lại lượng ngoại tệ này với mục đích kìm tỷ giá của VNĐ với USD thấp hơn điểm cân bằng nhằm nâng cao tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu về giá cả. Tỷ giá của VND trong thời gian này hầu như không biến đổi lớn.

- Và theo cách phân loại của IMF năm 2008 Việt Nam được xếp vào nhóm “Neo tỷ giá truyền thống”.

- Năm 2009 có thể coi là năm “tiền tệ” tại Việt Nam. Tỷ giá USD/VND tăng mạnh, nhập siêu cao, lạm phát đứng trước áp lực tăng trở lại vào năm 2010, khan hiếm cục bộ USD, giá vàng sốt nóng, lãi suất ngân hàng tăng cao. Tỷ giá chính thức giữa USD và VND trong năm 2009 đã trải qua hai lần điều chỉnh, một lần vào tháng 3 (+2%) do tăng biên độ giao dịch từ 3% lên 5% và lần gần nhất là vào tháng 11 (+3,4%). Và kể từ năm 2009, chế độ tỷ giá của Việt Nam dần linh hoạt hơn.

2.2.3. Chỉ số mở cửa thị trường (Open)

Các số liệu để tính chỉ số đánh giá mức độ mở cửa giao dịch vốn phải bao gồm cả dịng tài chính. Tuy nhiên do khơng thể thu thập được các số liệu của dòng tài chính đầy đủ, nên tác giả chỉ tính chỉ số mở cửa thị trường – Open chỉ bao gồm dòng thương mại.

Phụ lục 3 - số liệu được thu thập từ năm 2000-2009 từ NHNN, Tổng cục Thống kê và Thống kê tài chính quốc tế của IMF. Do các chuỗi số liệu là không dừng (non stationary), nên tác giả sử dụng các biến ở dạng sai phân bậc 1, trong đó có cả biến trễ đối với FDI. Sử dụng chương trình Eview trong phân tích mơ hình và kết quả của mơ hình thu được như sau:

Bảng 2.3 : Kết quả phân tích chỉ số mở cửa thị trường giai đoạn 2000-2009

Dependent Variable: LOG(REAL_GDP) Method: Least Squares

Sample(adjusted): 1992 2009

Included observations: 18 after adjusting endpoints

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C 1.953911 0.063047 30.99153 0.0000

DLOG(FDI) 0.325271 0.160539 2.026123 0.0677

DLOG(FDI(-1)) 0.438527 0.210297 2.085274 0.0611

D(OPEN) 0.823111 0.456326 1.803778 0.0987

D(GE) -0.000437 0.000245 -1.782916 0.1022

R-squared 0.581120 Mean dependent var 1.988622

Adjusted R-squared 0.428800 S.D. dependent var 0.201692

S.E. of regression 0.152435 Akaike info criterion -0.673854

Sum squared resid 0.255600 Schwarz criterion -0.432420

Log likelihood 10.39083 F-statistic 3.815122

Durbin-Watson stat 1.336046 Prob(F-statistic) 0.035022

Kết quả trên cho thấy biến tốc độ tăng trưởng FDI bao gồm cả biến trễ FDI ảnh hưởng đến tỷ lệ tăng trưởng GDP so với mức độ mở cửa nền kinh tế. Cụ thể, theo mơ hình thống kê, khi FDI tăng trưởng sẽ kích thích mạnh mẽ sự tăng trưởng của GDP (mức ý nghĩa thống kê hoàn toàn phù hợp (t_statistic>1.80, p_value<5%). Điều này cho thấy tầm quan trọng đặc biệt trong tự do hóa dịng vốn FDI và sự tăng trưởng kinh tế trong các năm qua.

2.2.4. Mối tương quan giữa các chỉ số bộ ba bất khả thi

Sử dụng phần mềm Eview4 trong mơ hình: aj MIi,t + bj ERSi,t + cj Openi,t + єt = 1

Bảng 2.4 : Kết quả phân tích mơ hình mối tương quan các chỉ số bộ ba bất khả thi

giai đoạn 2000-2009

Method: Least Squares Sample: 2000 2009

Included observations: 10

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C 1.000000 9.29E-15 1.08E+14 0.0000

MI 8.30E-15 3.91E-15 2.124012 0.0779

ERS 1.89E-14 8.69E-15 2.174636 0.0726

OPEN 4.17E-15 3.00E-15 1.392026 0.2133

Mean dependent var 1.000000 S.D. dependent var 0.000000

S.E. of regression 1.96E-15 Sum squared resid 2.30E-29

Durbin-Watson stat 1.992431

Từ năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO. Một biểu hiện rõ nét nhất ngay sau khi hội nhập, đó là dịng vốn nước ngoài chảy vào nhiều, áp lực lạm phát gia tăng. Cũng như hầu hết các nước khi mở cửa hội nhập, Việt Nam đang phải đối mặt với hiện tượng “Bộ ba bất khả thi”. Đó là, khi dịng vốn nước ngồi vào nhiều, để ổn định tỷ giá Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mua ngoại

tệ, qua đó gây áp lực lạm phát. Việc kiểm sốt dòng vốn, theo qui định của Pháp lệnh Ngoại hối, thì Việt Nam đã tự do hóa giao dịch vãng lai, cịn các giao dịch vốn chưa được tự do hoàn toàn nhưng đã nới lỏng một cách tương đối. Đối với các nền kinh tế mới nổi, nơi mà thị trường tài chính và tiền tệ cịn kém phát triển, thì hiện tượng bộ ba bất khả thi là vấn đề đặc biệt nghiêm trọng. Việc giải quyết hợp lý 3 mục tiêu vĩ mô này, đối với mỗi quốc gia khác nhau thì có các phản ứng khác nhau. Ví dụ như Thái Lan và Colombia đã lựa chọn áp dụng kiểm soát các nguồn vốn đi vào các nước này (tức là bỏ mục tiêu thứ 3 trong “bộ ba bất khả thi“). Cho đến gần đây, hầu hết các nước Châu Á đã nới lỏng hơn về mục tiêu về tỷ giá để đạt được mục tiêu lạm phát.

Vấn đề đặt ra đối với Việt Nam là phải lựa chọn mục tiêu theo đuổi trong quản lý kinh tế vĩ mô để đảm bảo kinh tế tăng trưởng bền vững. Trong ba mục tiêu trên, kiểm soát lạm phát là mục tiêu số một khơng thể loại bỏ, cịn vấn đề tỷ giá được thực hiện theo cơ chế từ cố định chuyển dần sang nới lỏng có quản lý, chỉ số độc lập tiền tệ của Việt Nam chuyển dần từ phụ thuộc sang độc lập cao và mở cửa thị trường tăng dần qua các năm nhưng vẫn ở mức tương đối như thể hiện trong biểu đồ 2.7. Đó là sự lựa chọn tương đối phù hợp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của “bộ ba bất khả thi“.

2.3. Thực tế Việt Nam khi tự do hóa tài khoản vốn

Việt Nam hiện vẫn đang ở trình độ phát triển thấp và đang trong quá trình chuyển đổi sang cơ chế thị trường. Bản thân thị trường vốn cũng thường chứa đựng khơng ít rủi ro, yếu kém cố hữu và địi hỏi q trình phát triển, tiếp tục tái cơ cấu lâu dài.

Thực tế q trình chu chuyển dịng vốn của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập qua các năm như sau:

2.3.1. iệu quả sử dụng vốn đầu tư

Để đo lường hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, có thể sử dụng chỉ số ICOR (Incremental Capital-Output ratio) là hệ số gia tăng giữa vốn và sản lượng, được đo lường bằng cách chia lượng vốn tăng thêm cho giá trị đầu ra tăng thêm. Nếu phân bổ và thực hiện đầu tư vốn hiệu quả thì cùng với một mức đầu tư, sản lượng sẽ tăng thêm

và do đó ICOR thấp hơn. Nói cách khác, ICOR cao thể hiện đầu tư không hiệu quả và ngược lại.

Chỉ số ICOR năm 2008 của Việt Nam được xác định ở mức xấp xỉ 7. Con số này đang được các nhà kinh tế đánh giá là q cao thể hiện tính khơng hiệu quả trong đầu tư từ phân bổ đến triển khai thực hiện.

2.3.2.nh hình đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp vào Việt Nam

Do FDI là luồng vốn dài hạn, khá ổn định trước những biến động bất thường về tài chính nên các nước có nền kinh tế đang phát triển thường lựa chọn tự do hóa luồng vốn này trước tiên trong quá trình tiến tới tự do hóa giao dịch vốn. Khơng nằm ngoài xu hướng đó, Việt Nam cũng đã và đang tiến hành từng bước thực hiện tự do hóa luồng vốn FDI bao gồm:

Thứ nhất, đa dạng hóa các hình thức FDI: Từ 3 loại hình thức đầu tư theo Luật đầu

tư nước ngoài năm 1987 (bao gồm 100% vốn nước ngoài, hợp tác kinh doanh và liên doanh), đến nay đã có tới 8 loại hình theo Luật đầu tư năm 2006.

Thứ hai, nới lỏng thời gian hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi

từ 20 năm lên tới 50 năm, và thậm chí có thể kéo dài tới 70 năm.

Thứ ba, đơn giản hóa các thủ tục cấp phép cho các dự án FDI, bao gồm: (i) Rút

ngắn thời gian cấp phép cho dự án đầu tư từ 3 tháng xuống còn 15 ngày (đối với các dự án có vốn tự có dưới 300 tỷ VND) và 45 ngày (đối với các dự án có vốn tự có trên 300 tỷ VND); (ii) đơn giản hóa các thủ tục đầu tư (năm 2005), theo đó các nhà đầu tư đăng ký và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về vốn đăng ký mà khơng bị thẩm tra năng lực tài chính.

Thứ tư, nới lỏng các quy định về chuyển vốn và lợi nhuận về nước, theo đó thuế

đánh trên lợi nhuận chuyển về nước giảm từ 5-10% (theo Luật ðầu tư nước ngoài 1987) xuống cịn 0% (theo Thơng tư số 26 năm 2004 của Bộ Tài chính).

- 33 -

Thứ năm, thực hiện ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, các loại phí đối với các dự án đầu tư nước ngồi tại các vùng có điều kiện kinh tế khó khăn hoặc các lĩnh vực trọng điểm của Nhà nước.

Với những nỗ lực tạo một môi trường kinh doanh thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài và từng bước thực hiện tự do hóa luồng vốn FDI, trong giai đoạn từ 1992- 2009, Việt Nam đã thành công trong việc thu hút được một lượng lớn vốn FDI phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế.

Đối với luồng vốn đầu tư gián tiếp

Mặc dù Việt Nam đã có những thành công đáng kể trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp, luồng vốn đầu tư gián tiếp vào nước ta vẫn còn hạn chế. Sau khủng hoảng tài chính Châu Á (1997-1998), luồng vốn gián tiếp chảy vào Việt Nam có xu hướng tăng nhưng quy mơ cịn nhỏ và chiếm tỷ lệ khá thấp so với vốn đầu tư trực tiếp. Sự bùng nổ của thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2006-2007 kéo theo sự có mặt của các quỹ đầu tư nước ngoài khiến luồng vốn gián tiếp gia tăng khá mạnh. Theo các nhà đầu tư nước ngoài, lý do để họ hướng tới Việt Nam là: (i) Chính phủ đã khẳng định vai trị của kinh tế tư nhân đối với sự phát triển của nền kinh tế; (ii) tính chun nghiệp hóa từng bước của mơi trường đầu tư và sự thành công của các nhà đầu tư hiện hữu; (iii) những bước tiến mới trong lĩnh vực tài chính của Việt Nam bao gồm phát hành trái phiếu Chính phủ ra nước ngồi và trái phiếu tư nhân, thành lập Tổng Công ty đầu tư và kinh doanh

vốn Nhà nước, q trình cổ phần hóa đang được đẩy nhanh… Và một nguyên nhân quan trọng không kém dẫn đến sự gia tăng nhanh luồng vốn đầu tư gián tiếp trong thời gian vừa qua chính là những chính sách nhằm từng bước hướng tới sự tự do hóa luồng vốn gián tiếp tại Việt Nam, bao gồm:

Thứ nhất, nới lỏng các biện pháp kiểm soát luồng vốn chảy ra: Từ ngày 6/12/2004 bãi bỏ quy định, theo đó, tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được chuyển phần vốn đầu tư (thuộc giao dịch vốn) ra nước ngoài sau 1 năm kể từ ngày phần vốn đó được chuyển vào tài khoản giao dịch chứng khốn bằng VND mở tại thành viên lưu kí nước ngoài, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.

Thứ hai, nới lỏng tỷ lệ góp vốn của các nhà đầu tư nước ngoài đối với các doanh nghiệp niêm yết và chưa niêm yết. Theo đó, đối với các doanh nghiệp niêm yết, các nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu tối đa 49% cổ phần (đối với các doanh nghiệp không thuộc ngành ngân hàng) và 30% (đối với các ngân hàng); đối với các doanh nghiệp chưa niêm yết thì tỷ lệ góp vốn cũng được tăng từ 30% lên đến 49% kể từ 01/6/2009 (đối với các doanh nghiệp không thuộc ngành Ngân hàng) và 30% (đối với các ngân hàng).

Thứ ba, tháng 02/2008, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép nhà đầu tư Morgan Stanley Internationl Holdings Inc (MSIHI) thanh toán tiền mua cổ phần Chính phủ của Cơng ty Tài chính Dầu khí (PVFC) bằng đơ la Mỹ (USD). Đây được coi như một giải pháp tăng dịng dẫn vốn cho thị trường chứng khốn.

Đối với các tài sản tài chính khác

Trong những năm qua, cùng với quá trình cải cách kinh tế, thị trường tài chính (TTTC) Việt Nam đã có những bước phát triển nhất định. Trước hết, các thị trường cấu thành cơ bản của TTTC đã được hình thành và từng bước hồn thiện, với nhiều loại hình định chế trung gian tài chính được thành lập. Tuy đạt được khơng ít thành tựu, song TTTC Việt Nam vẫn được xem là cịn kém phát triển. Hàng hóa trên thị trường, đặc biệt là trên thị trường tiền tệ, cịn ít và thiếu linh hoạt. Thêm vào đó, các qui định pháp lý về giao dịch của các cơng cụ tài chính chưa được luật hóa, dư nợ tín dụng tăng mạnh nhưng rủi ro cao, đặc biệt khi lượng ngoại tệ chiếm tỉ trọng đáng kể trong tổng tín

dụng tại các NHTM. Việc cho phép các ngân hàng được cấp tín dụng bằng ngoại tệ đã tạo điều kiện cho các ngân hàng cân đối được bảng tổng kết tài sản ngoại tệ và hạn chế rủi ro ngoại hối trong một môi trường thiếu vắng các công cụ bảo hiểm trước những dao động về tỷ giá của VND. Tuy nhiên, cơ chế khuyến khích trong các TCTD khơng gắn liền với mục đích hoạt động, phương pháp quản lý rủi ro tín dụng còn bất cập. Năng lực giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đối với hệ thống tài chính cịn nhiều hạn chế, các phương pháp giám sát vẫn dựa trên cơ chế tuân thủ các qui định hành chính một cách máy móc. Đây chính vì những lý do khiến cho Việt Nam khó có thể tiến hành tự do hóa hồn tồn các giao dịch trên cán cân vốn.

2.3.3. Tình hình vay, nợ nước ngồi

Cơ cấu nợ của VN chứa đựng nhiều yếu tố không bền vững, trước năm 2005 nợ ngắn hạn cao nhất chỉ đạt 12% dư nợ, nhưng từ năm 2005 đến nay tỷ trọng nợ

Một phần của tài liệu Tự do hóa tài khoản vốn trong quan điểm bộ ba bất khả thi (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w