Tình hình thị trường chứng khốn và thị trường bất động sản

Một phần của tài liệu Tự do hóa tài khoản vốn trong quan điểm bộ ba bất khả thi (Trang 44 - 46)

2.3 Thực tế Việt Nam khi tự do hóa tài khoản vốn

2.3.5 Tình hình thị trường chứng khốn và thị trường bất động sản

Dịng vốn vào lớn đã làm giá chứng khốn, giá bất động sản tăng đáng kể, làm tăng nguy cơ “bong bóng” tài sản trong nền kinh tế. Khi các điều kiện tiền tệ trong nước và trên thế giới được thắt chặt, bong bóng tài sản sẽ “xì hơi” gây bất ổn cho thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản.

Từ đầu tháng 11/2006 đến đầu tháng 3/2007, tất cả các cổ phiếu lớn nhỏ đều bước vào xu thế tăng giá mạnh. VN-Index kết thúc năm 2006 với mức tăng ấn tượng 143%. Những ngày đầu năm 2007, sức nóng thị trường được nhân lên gấp bội khi nhà đầu tư tham gia ngày càng đông. Từ mức hơn 500 điểm vào cuối tháng 10/2006, VN-Index đã vượt lên mốc 1.100 điểm và đạt mốc 1.174,22 điểm vào ngày 12/3/2007, mức cao nhất trong lịch sử của chỉ số này. Nhưng hơn một năm sau, vào ngày 25/03/2008, chỉ số VN-Index đã giảm mạnh xuống còn 496,64. Sau một loạt các giải pháp hỗ trợ thị trường của Ủy ban chứng khốn Nhà Nước, Chính phủ, VN-Index đã có sự phục hồi.

Tính thanh khoản của thị trường cịn yếu dẫn đến tình trạng mất cân đối cung – cầu làm ảnh hưởng đến sự biến động bất thường của giá cả. Trong giai đoạn thị trường tăng tốc nhà đầu tư chạy theo phong trào khá phổ biến, việc đầu tư không thực hiện trên cơ sở thơng tin chính thức là một nguy cơ cho sự thiếu bền vững của

thị trường chứng khoán. Sự bền vững của thị trường rất cần các nhà đầu tư dài hạn, họ nhắm đến lợi ích lâu dài khơng nóng vội khi thực hiện giao dịch. Trên thực tế, trong thời gian qua thị trường chứng khoán Việt Nam thiếu vắng những nhà đầu tư dài hạn.

Đồng thời, mặc dù thị trường tài chính Việt Nam chưa mở cửa một cách rộng rãi nhưng khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu đã ảnh hưởng đến việc ổn định kinh tế vĩ mơ của nước ta. Thị trường chứng khốn Việt Nam bị ảnh hưởng của sự suy giảm nghiêm trọng của thị trường chứng khốn tồn cầu vào cuối năm 2008 nên đã sụt giảm và gây tâm lý bất ổn cho giới đầu tư trong nước. Lạm phát tăng cao khiến NHNN hạn chế mua USD nên kênh vốn quan trọng cho thị trường chứng khoán đến từ các nhà đầu tư nước ngồi gặp bế tắt do khó khăn trong việc chuyển đổi thành đồng Việt Nam.

Biểu đồ 2.9 : VN-Index giai đoạn tháng 12/2006 đến tháng 6/2010.

Bong bóng giá bất động sản tiềm ẩn nhiều rủi ro nghiêm trọng đối với nền kinh tế. Các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước lớn đang di chuyển nguồn lực từ các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi sang các hoạt động đầu tư bất động sản, một động thái chắc chắn sẽ làm giảm năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp này. Bong bóng bất động sản cũng gây ra những rủi ro cho hệ thống ngân hàng. Theo NHNN, dư nợ cho vay bất động sản trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh tính đến cuối năm 2007 lên đến gần 35.000 tỷ đồng, tương đương 10% tổng dư nợ của tồn hệ thống trên địa bàn. Trong khi đó, để kiềm chế lạm phát, NHNN đã thực hiện các biện pháp thắt chặt tiền tệ. Bên cạnh đó, trước sức “nóng” quá lớn

của thị trường bất động sản, mức giá tài sản đã vượt quá xa giá trị thực của nó, khiến nhiều người lo ngại thị trường sẽ bị xì hơi, dẫn đến đổ vỡ hàng loạt.

Nhìn chung với những tác động trên, cho thấy rằng tự do hóa tài khoản vốn ở Việt Nam vẫn cịn gặp nhiều khó khăn. Việt Nam có nhiều điểm giống các nước bị khủng hoảng tài chính khi tự do hóa tài khoản vốn là có lạm phát tương đối cao (15,6% năm 2008), lãi suất danh nghĩa VND cao, dự trữ ngoại hối còn hạn hẹp, thâm hụt tài khoản vãng lai kinh niên, hệ thống tài chính cịn yếu kém, với tỷ lệ nợ xấu cao, rủi ro hệ thống lớn, thông lệ cho vay bất cẩn, chế độ quản trị ngân hàng còn yếu kém, và cơ chế tỷ giá chưa hồn tồn linh hoạt...Với những đặc điểm này, có thể thấy rằng các điều kiện tiền đề cho tự do hóa tài khoản vốn ở Việt Nam một cách an tồn là chưa đầy đủ, nhất là những điều kiện tiền đề về nền kinh tế vĩ mô lành mạnh, cũng như một hệ thống tài chính và hạ tầng cơ sở giám sát vững chắc. Chính vì thế, mặc dù từng bước tiến hành tự do hóa tài khoản vốn nhưng Việt Nam vẫn phải có những biện pháp kiểm sốt vốn.

Tóm lại, tự do hóa tài khoản vốn cần được thực hiện theo lộ trình được thiết kế cụ thể cùng với sự hỗ trợ của các giải pháp chính sách vĩ mơ khác (nhất là với chính sách tỷ giá và chính sách tiền tệ) nhằm hạn chế tối đa tác động bất lợi đối với nền kinh tế: tự do hóa tài khoản vốn phải đặt trong bối cảnh của tự do hóa tài chính. Tự do hố tài khoản vốn phải đảm bảo sự ổn định kinh tế vĩ mô và giữ ổn định khu vực tài chính, loại trừ khả năng xảy ra khủng hoảng.

Một phần của tài liệu Tự do hóa tài khoản vốn trong quan điểm bộ ba bất khả thi (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w