2.3 Thực tế Việt Nam khi tự do hóa tài khoản vốn
2.3.6 Tình hình ổn định kinh tế vĩ mơ của Việt Nam trong các năm qua
Việt Nam hiện nay chưa diễn ra khủng hoảng tài chính. Việt Nam chưa bao giờ nằm ngoài khoảng an toàn của cảnh báo khủng hoảng tiền tệ trong giai đoạn từ 1995 đến 2004. Trong giai đoạn sau khủng hoảng tài chính năm 1997, giai đoạn năm 1998 - 1999, thì chỉ số EMP tương đối cao do lãi suất và tỷ giá biến động nhiều nhưng vẫn nằm trong phạm vi cho phép.
Ngồi ra, chính sách tỷ giá và chính sách tiền tệ có ảnh hưởng rất quan trọng đến chỉ số áp lực ngoại hối. Nói cách khác, khi hội nhập tài chính quốc tế, đồng
Tuy nhiên, để tránh khủng hoảng, ngoài các yếu tố khác, kiểm sốt tăng trưởng tín dụng nội địa nên là chỉ báo quan trọng cần theo dõi chặt chẽ. Trong bối cảnh suy thối, theo ADB (2009) thì tăng trưởng tín dụng Việt Nam giai đoạn 2002-2007 đạt khá cao, trung bình giai đoạn 30%/năm và đỉnh điểm vào năm 2007 là 50%. Kèm theo bối cảnh này là nền kinh tế lạm phát và NHNN đã thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt và lạm phát được khống chế. Tuy vậy vào cuối năm 2009, nhờ những biện pháp khá hợp lý của NHNN trong việc thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt và thận trọng trong giai đoạn 10/2008-7/2009, lãi suất bắt đầu giảm có nghĩa là tốc độ tăng trưởng tín dụng có dấu hiệu tăng trở lại do chính sách chống suy giảm kinh tế và nhiều cảnh báo là nền kinh tế có nguy cơ tái lạm phát.
Khi khủng hoảng tài chính và kéo theo suy giảm kinh tế trong giai đoạn 2008- 2009 làm cho Việt Nam phải đối diện với dòng vốn vào hạn chế hơn, xuất khẩu suy giảm và bằng chứng là thị trường ngoại hối tại Việt Nam liên tục bị tạo sức ép lên tỷ giá. Kèm theo đó là tiết kiệm ln ít hơn đầu tư trong nước tại Việt Nam so với GDP.
Ngồi ra, Việt Nam cịn gặp phải các rối loạn của thị trường bất động sản vào cuối năm 2007, sự đảo chiều của thị trường chứng khoán vào đầu năm 2008, và sự khơng ổn định của tỷ giá hối đối vào cuối năm 2009.
Hệ thống pháp luật còn thiếu, chưa đồng bộ và có nhiều điểm chưa phù hợp với thơng lệ quốc tế;
Cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái hiện thời chưa linh hoạt khiến cho tỷ giá hối đối biến động khó kiểm sốt. Tỷ giá hối đối cố định sẽ dễ khiến cho các doanh nghiệp có tâm lý ỷ lại, khơng chủ động làm quen và sử dụng các công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá. Ngồi ra, nếu phải duy trì tỷ giá tương đối ổn định, NHNN buộc phải sử dụng nghiệp vụ trung hòa khi luồng vốn vào nhiều hoặc ra nhiều. Việc này có thễ dẫn đến lạm phát, xói mịn dự trữ hoặc mất cân đối cung cầu ngoại tệ.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương này, tác giả đã khái quát các đặc điểm tình hình kinh tế của Việt Nam, diễn biến tỷ giá, lãi suất, cán cân tài khoản vãng lai, cán cân tài khoản vốn. giai đoạn 2000-2009. Phần phân tích thực nghiệm tập trung nghiên cứu tính tốn các chỉ số của bộ ba bất khả thi bao gồm chỉ số MI, ERS, Open.
Kết quả phân tích thực nghiệm, tác giả tìm thấy tỷ giá được thực hiện theo cơ chế từ cố định chuyển dần sang nới lỏng có quản lý, chỉ số độc lập tiền tệ của Việt Nam chuyển dần từ phụ thuộc sang độc lập cao và mở cửa thị trường tăng dần qua các năm nhưng vẫn ở mức tương đối. Đó là sự lựa chọn tương đối phù hợp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của “bộ ba bất khả thi“.
CHƯƠNG 3
GỢI Ý CHÍNH SÁCH CHO TIẾN TRÌNH TỰ DO HĨA TÀI KHOẢN VỐN CỦA VIỆT NAM