Gợi ý chính sách thể chế hóa PTD trong hoạt động khuyến nông

Một phần của tài liệu Thể chế hóa phương pháp khuyến nông có sự tham gia ở tỉnh bà rịa vũng tàu luận văn thạc sĩ (Trang 44 - 47)

4 .Phƣơ ng pháp nghiên cứu

7. Cấu trúc của luận văn

4.4 Gợi ý chính sách thể chế hóa PTD trong hoạt động khuyến nông

4.4.1. Xây dựng và quản lý câu lạc bộ nông dân

Để áp dụng PTD, về cơ cấu tổ chức, khuyến nông BR-VT chỉ cần tập trung xây dựng mạng lƣới khuyến nông viên cấp xã và CLB khuyến nông. Về mạng lƣới khuyến nông viên cấp xã, hiện khuyến nông BR-VT đang triển khai, đây là thuận lợi cho thể chế hóa PTD. Về nguyên tắc PTD chỉ có hiệu quả khi thực hiện theo nhóm, do đó việc thành lập CLB khuyến nơng là điều bắt buộc. Để thể chế hóa PTD ở tỉnh BR-VT thì cần phải xây dựng CLB khuyến nơng đến cấp thơn, ấp (nhƣ nghị định 02 của chính phủ đề cập). Các CLB nên đại diện sản xuất cho tỉnh, hoặc định hƣớng phát triển của tỉnh, của nhà nƣớc. Có nhƣ vậy khi có các chƣơng trình, dự án của chính phủ về những cây trồng vật ni thì CLB có cơ sở để tham gia, cũng nhƣ các cơ quan khuyến nông đủ cơ sở pháp lý và thực tiễn để phân bổ kinh phí cho việc thực hiện các mơ hình, thử nghiệm ở CLB.

Kết quả khảo sát cho thấy, đa số nông dân cho rằng thành viên CLB nên là: (i) những ngƣời thích học hỏi, áp dụng khoa học kỹ thuật (77,9% ý kiến đồng ý); (ii) Có cùng sở thích (53,3% đồng ý); (iii) Nhà ở gần nhau ( 42,9%) (bảng 4.1).

Cần xem CLB là mắc xích cuối cùng trong hoạt động khuyến nơng để giải quyết vấn đề nông nghiệp – nông dân – nông thôn, chứ không phải là đối tƣợng cần đƣợc “giúp đỡ, hỗ trợ”.

Bảng 4.1. Ý kiến về đặc điểm nông dân khi tham gia CLB

Đặc tính của thành viên CLB Số trả lời % so với tổng

Có cùng sở thích 41 53.2

Nhà ở gần nhau 33 42.9

Không quá giàu hoặc quá nghèo 19 24.7

Thích học hỏi,áp dụng khoa học kỹ thuật 60 77.9

(Nguồn: Kết quả khảo sát, năm 2010)

Về quản lý CLB: theo ý kiến của cán bộ khuyến nơng thì CLB nên do Hội nông dân quản lý, khuyến nơng hỗ trợ chun mơn, vì theo cơ cấu tổ chức của Hội nơng dân, ở cấp thơn ấp có các chi hội nơng dân. Và hoạt động của khuyến nông huyện, thƣờng gắn chặt với hoạt động của Hội nông dân cấp huyện và xã. Tuy nhiên, theo ý kiến của nơng dân, thì phần lớn đề xuất theo hai hƣớng: (i) Hội nông dân quản lý, khuyến nông hỗ trợ (28,6% ý kiến ủng hộ); (ii)Trạm khuyến nông quản lý (62,3% ý kiến ủng hộ, bảng 4.2).

Chủ nhiệm CLB nên là (không bắt buộc) là chi hội trƣởng nơng dân thơn, ấp. Vì theo kinh nghiệm thực tiễn, chủ nhiệm CLB có thù lao thì hoạt động CLB mang tính bền vững hơn, nếu chủ nhiệm CLB là chi hội trƣởng thơn ấp kiêm nhiệm thì ngồi việc họ có thù thao từ tổ chức Hội nông dân, họ sẽ kết hợp đƣợc các hoạt động của Hội nông dân trong hoạt động CLB, làm cho hoạt động CLB phong phú hơn, tính bền vững CLB tốt hơn.

Xây dựng quỹ CLB: Để hỗ trợ cho hoạt động của CLB thì cần xây dựng quỹ CLB, quỹ này có thể có từ nhiều nguồn, nhƣng chủ yếu là sự đóng góp của thành viên CLB. Quỹ này rất quan trọng, dùng để hỗ trợ vốn kịp thời cho các thành viên trong CLB trong sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, đây là nguồn kinh phí bổ sung cho các hoạt động thử nghiệm, tham quan cho CLB khi có nhu cầu, khi mà khả năng hỗ trợ từ

khuyến nơng, từ tổ chức đồn thể khơng đáp ứng đủ. Có đến 61% số ngƣời đƣợc hỏi cho rằng việc thành lập quỹ CLB là rất cần thiết, và 39% ý kiến cho rằng là cần thiết.

Bảng 4.2. Ý kiến của nông dân về cơ quan quản lý CLB

Cơ quan quản lý CLB khuyến nông Số trả lời % so với tổng

UBND xã quản lý, Trạm Khuyến nông hỗ trợ 6 7.8

Hội nông dân xã quản lý, Trạm Khuyến nông hỗ trợ 22 28.6

Trạm Khuyến nông quản lý 48 62.3

Độc lập, không chịu sự quản lý của ai cả 0 0.0

Không ý kiến 1 1.3

Tổng cộng 77 100.0

(Nguồn: Kết quả khảo sát, năm 2010)

4.4.2 Chính sách tài chính hỗ trợ khuyến nơng

Các định mức và cơ chế tài chính hiện nay cịn nhiều vƣớng mắc, khơng phù hợp gây khơng ít khó khăn cho hoạt động khuyến nông (Bộ NN&PTNT, 2008) [2] nhƣ: (i) Hạn chế việc tham quan học tập tại hiện trƣờng của ngƣời sản xuất, làm giảm sức lan tỏa của mơ hình; (ii) Phải chấp nhận quy định cứng của nhiều hạng mục hỗ trợ của nhà nƣớc gây phức tạp cho quá trình triển khai; (iii) Phải chấp nhận nhiều quy định chứng từ cứng gây khó khăn, tiêu cực trong quyết tốn; (iv) Sự hƣởng lợi khuyến nông của nông dân quá chênh lệch giữa nông dân sản xuất trồng trọt và trồng rừng với nông dân nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi gây bức xúc trong xã hội; (v) Ngƣời tham gia hoạt động khuyến nông - khuyến ngƣ không đƣợc hƣởng lợi từ khuyến nơng - khuyến ngƣ nên khơng có động lực làm việc làm giảm hiệu quả hoạt động khuyến nông.

Đây cũng là trở ngại chính trong việc áp dụng PTD trong hoạt động khuyến nơng, vì PTD có cơ chế lập kế hoạch, cơ chế tài chính rất linh hoạt dựa trên nhu cầu của ngƣời dân. Hiện tại, kinh phí khuyến nơng tỉnh BR-VT gồm 2 nguồn chính: Phân bổ từ NAFEC và từ Sở NN &PTNT tỉnh BR-VT, phần lớn kinh phí dành cho hoạt động khuyến nơng chủ yếu tập trung xây dựng mơ hình, huấn luyện kỹ thuật, thơng tin tun truyền. Để thể hóa PTD thì cần có kinh phí hỗ trợ nơng dân trong việc thực hiện các

Kế hoạch khuyến nông cấp tỉnh Trung tâm KN-KN tỉnh

Kế hoạch khuyến nông cấp huyện Trạm khuyến nông huyện

Định hƣớng của UBND huyện

Kế hoạch khuyến nông cấp xã Khuyến nông viên xã

Kế hoạch của CLB KN CLB khuyến nơng

thử nghiệm (ngồi kinh phí thực hiện các mơ hình), nguồn này có thể đƣợc phân bổ từ ngân sách của tỉnh và tỉnh cần có chính sách tài chính cho hoạt động này. Thực tế, tỉnh Hịa Bình đã thực hiện đƣợc việc này bằng việc UBND tỉnh đã có cơng văn số 1264/UB-NLN ngày 13/8/2004 về việc áp dụng phƣơng pháp PTD trong công tác khuyến nông, khuyến lâm ở tỉnh Hịa Bình, trên cơ sở văn bản này mà Sở NN & PTNT có cơng văn (số 105 CV/NNPTNT ngày 18/2/2005) gởi cho UBND và Trạm khuyến nông các huyện về việc xây dựng kế hoạch áp dụng PTD, bao gồm cả phần kinh phí.

Một phần của tài liệu Thể chế hóa phương pháp khuyến nông có sự tham gia ở tỉnh bà rịa vũng tàu luận văn thạc sĩ (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w