Bài học rủi ro thanh khoản từ tin đồn của ngân hàng ACB và sự sụp đỗ của ngân

Một phần của tài liệu (Trang 32)

5. Nội dung nghiên cứu

1.3. Bài học rủi ro thanh khoản từ tin đồn của ngân hàng ACB và sự sụp đỗ của ngân

ngân hàng Northern Rock

Việc khơng cảnh giác về khả năng thanh khoản có thể làm tổn hại nghiêm trọng niềm tin của công chúng vào ngân hàng. Khi những người gửi tiền nhận thấy ngân hàng gặp rắc rối về thanh khoản, thì đồng loạt hành động rút tiền ngay lập tức ra khỏi ngân hàng.

Hơn nữa, hành động rút tiền của những người gửi tiền lại có tính lay lan và phản ứng dây chuyền nhanh chóng và rộng khắp.

1.3.1. Rủi ro thanh khoản từ tin đồn của ngân hàng ACB

Rủi ro thanh khoản làm giảm uy tín, thu nhập và làm mất khả năng thanh tốn của ngân hàng. Trong ngắn hạn, có lẽ các ngân hàng sợ nhất tình trạng này, đặc biệt khi thơng tin rủi ro bị lọt ra bên ngồi. Rủi ro thanh khoản từ tin đồn của ngân hàng ACB là một ví dụ.

Thứ 3, ngày 13 tháng 10 năm 2003 có tin đồn là Tổng giám đốc của ngân hàng ACB thâm hụt ngân quỹ bỏ trốn. Tin đồn này tạo ra tâm lý hoang mang lo sợ cho một số khách hàng có giao dịch tại ngân hàng ACB. Trong hai ngày 13-14/10/2003 hàng loạt người đã tập trung tại hội sở chính và các chi nhánh của ngân hàng ACB yêu cầu rút tiền. Cho đến sáng ngày 15/10 dòng người vẫn rồng rắn xếp hàng tại hội sở ACB tiếp tục tạo ra căng thẳng về việc rút tiền. Mọi người vẫn quyết định rút được tiền mặc dù đã được giải thích đó chỉ là tin đồn thất thiệt. Tính đến 15 giờ ngày 15/10, lượng tiền ngân hàng ACB chi trả cho khách hàng là 520 tỷ đồng. Như vậy, tổng cộng ngân hàng ACB đã chi trả cho người gửi tiền trong hai ngày 14-15/10 khoảng 1.200 tỷ đồng, kể cả bằng ngoại tệ và vàng.

Để đảm bảo an toàn chi trả cho ngân hàng ACB, ngân hàng Nhà nước, sau khi hỗ trợ cho ngân hàng ACB vay 500 tỷ đồng vào tối 14/10, sáng 15/10 ngân hàng Nhà nước đã tiếp tục hỗ trợ cho ngân hàng ACB 1.400 tỷ đồng.

Các ngân hàng khác cũng tích cực hỗ trợ ACB. Ngay trong ngày 14/10 ngân hàng Vietcombank TP.HCM đã cho ngân hàng ACB vay 7 triệu USD, ngân hàng Sài Gịn Thương Tín cho vay 2 triệu USD. Các ngân hàng Đông Á, Eximbank, chi nhánh ngân hàng Đầu tư và phát triển TP. HCM đều ủng hộ ACB hết mình cả về vật chất và tinh thần.

Từ tin đồn của ngân hàng ACB khiến người ta không khỏi liên tưởng đến sự kiện Nick Lesson– giám đốc chi nhánh ngân hàng Barings ở Singapore năm 1995. Trong thời gian đương nhiệm chức vụ giám đốc chi nhánh của ngân hàng Barings, Nick Lesson đã dùng tiền của chi nhánh đầu cơ vào một số cổ phiếu ở Kobe với hy vọng kiếm thêm thu nhập. Nhưng không may, một trận động đất đã xảy ra ở Kobe gây thiệt hại nghiêm trọng vào năm đó. Thị trường chứng khốn sụt giảm, những cổ phiếu mà Nick Lesson

mua phút chốc trở thành những tờ giấy trắng. Trong tình thế đó, nếu Nick Lesson thành thật báo cáo về số tiền mà mình đã chiếm dụng của ngân hàng Barings thì tình hình lại khác, do số tiền bị chiếm dụng không quá lớn. Ngược lại, sự việc xảy ra Nick Lesson lại bỏ trốn sang Đức. Khi sự việc đổ bể, dư luận hoang mang, khách hàng đến rút tiền hàng loạt khiến ngân hàng mất khả năng thanh toán. Hiệu ứng dây chuyền, việc rút vốn ồ ạt lan ra toàn cầu buộc ngân hàng này phải tuyên bố phá sản sau hơn 100 năm tồn tại. Linh cảm trước những phản ứng xấu kiểu này, sáng ngày 14/10 Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM đã có một buổi họp về việc này. Ngày 15/10, Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước – Lê Đức Thuý đã ra văn bản nói rõ cam kết của mình. Văn bản của Thống đốc ghi:

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cam kết đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu về VNĐ, ngoại tệ và vàng để ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu thực hiện tốt các điều kiện sau đây:

1. Đảm bảo an toàn tiền gửi bằng VNĐ, ngoại tệ hay bằng vàng và mọi lợi ích khác của ngân hàng gửi tiền và giao dịch với ngân hàng như ngân hàng Á Châu đã cam kết.

2. Chi trả đầy đủ, đúng hẹn mọi nhu cầu rút tiền bằng VNĐ, ngoại tệ hay bằng vàng của người gửi tiền khi người gửi tiền yêu cầu.

Ngày 16/10 sóng gió đối với ngân hàng ACB đã qua, mọi giao dịch trở lại bình thường. Nhưng khơng ai phủ nhận về sức mạnh của thông tin, đặc biệt là những thơng tin thất thiệt, có khi tác động mạnh hơn cả thơng tin chính thức, những thơng tin sai lệch, xun tạc sự thật sẽ mang lại những hậu quả khôn lường. Nhận thức được tầm quan trọng này, hơn ai hết, để tránh rủi ro thì những nhà quản trị của các ngân hàng trước hết phải hành xử đúng mực, ý thức trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước và sự có mặt của các cơ quan truyền thơng kịp thời, đảm bảo cho hệ thống ngân hàng nói riêng và các doanh nghiệp ở Việt Nam nói chung một mơi trường hoạt động lành mạnh.

Kết luận:

Nguyên nhân: Do thông tin thất thiệt.

Kết quả: Có được sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng, ban lãnh đạo

trong ngân hàng và các cơ quan truyền thông đã đầy lùi những những kết quả xấu.

Bài học kinh nghiệm: Khi rủi ro xảy ra thì sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng và các bộ phận có liên quan kịp thời là điều hết sức cần thiết, góp phần quan trọng trong việc hạn chế và đẩy lùi những kết quả không mong muốn.

1.3.2. Sự sụp đỗ của ngân hàng Northern Rock

Một ví dụ về rủi ro thanh khoản khác là vụ ngân hàng Northern Rock ở Anh. Northern Rock được thành lập vào ngày 08/07/1965, là kết quả của việc sáp nhập hai Hiệp hội nhà ở, đó là Northern Countries Permanent Benefit và Investment Building Society. Vào thời điểm năm 1965, Northern Rock đứng thứ 16 trong bảng xếp hạng của các Hiệp hội nhà ở.

Sau đó, Northern Rock dần dần phát triển, chủ yếu nhờ việc mua lại các Hiệp hội nhà ở khác như Working Permanent Building Society vào năm 1966 và sau đó từ giữa năm 1971 và 1981, Northern Rock tiếp quản lần lược khoảng 22 Hiệp hội nhà ở nữa. Giữa năm 1979 đến năm 1983, tài sản của Hiệp hội này đã tăng gấp đôi từ 500 triệu bảng Anh lên tới 1.000 triệu bảng Anh – một phần nhờ vào việc mua lại các Hiệp hội khác, một phần nhờ sự phát triển bên trong tổ chức của ngân hàng này. Vào năm 1990 khi Northern Rock bắt đầu đa dạng hóa hình thức cho vay thương mại thì cũng là lúc bộ phận Tài chính thương mại của tổ chức này được hình thành. Năm 1995, ý tưởng chuyển đổi thành một cơng ty cổ phần đã được bàn thảo và chính thức chuyển đổi vào ngày 01/10/1997. Tháng 1/1999, Northern Rock chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán London.

Việc chuyển giao của Northern Rock thành một công ty cổ phần đã mang lại thành công vang dội. Cổ phiếu của ngân hàng tăng gấp 3 lần. Tốc độ tăng trưởng của Northern Rock rất mạnh mẽ. Cuối năm 2000, lợi nhuận trước thuế của Northern Rock là 250 triệu bảng Anh và vào năm 2005, con số này tăng gần gấp đôi là 494 triệu bảng, cho thấy tỉ lệ tăng trưởng hàng năm thực sự ấn tượng ở mức 20%.

Dù Northern Rock đã trở thành một ngân hàng song Northern Rock không cung cấp đủ mọi dịch vụ, mà chỉ cung cấp các dịch vụ liên quan đến cho vay thế chấp nhà đất, mua bán cho thuê, dịch vụ tiết kiệm, thế chấp thương mại và các khoản cho vay tín chấp cá nhân khơng được đảm bảo. Nhưng ngân hàng này đã hoạt động rất hiệu quả trong thị

trường mục tiêu của mình do có mức giá vơ cùng cạnh tranh. Kết quả kinh doanh năm 2006 được công bố. Tài sản tăng 24%, lần đầu tiên vượt 100 tỷ bảng Anh và lợi nhuận

tăng 19%. Northern Rock đã trở thành ngân hàng cho vay thế chấp lớn thứ 5 của Anh. Cổ phiếu tăng từ 7% trong năm 2005, lên 13% trong năm 2006. Tại thời điểm này, có rất nhiều nhân tố khiến Northern Rock đạt được tăng trưởng cao như:

 Northern Rock đã nỗ lực để đứng vững trong khi các Hiệp hội nhà ở khác bị các đại gia trong ngành ngân hàng mua lại. Hơn nữa, Northern Rock còn mua lại các tổ TCTD khác.

 Northern Rock đã tận dụng tối đa những ưu điểm của q trình cổ phần hóa, do đó thu hút được một lượng vốn phục vụ cho việc phát triển mạnh mẽ của mình.

 Northern Rock chỉ tập trung vào thị trường có lợi thế, vì thế Northern Rock đã thành cơng trong thị trường mục tiêu của mình.

 Các dịch vụ của Northern Rock rất sáng tạo và cạnh tranh.

 Cuối cùng, Northern Rock sở hữu một Ban điều hành đầy tham vọng với kế hoạch đưa Northern Rock trở thành một trong những ngân hàng cho vay thế chấp lớn tại Anh.

Hiển nhiên, Northern Rock là một ngân hàng cực kỳ thành công vượt cả tiếng tăm và quy mô. Ngân hàng này đã từng được các nhà phân tích tài chính tại London kính phục. Khơng những thế, Northern Rock còn được các khách hàng rất yêu thích, các đối thủ kính trọng và được hầu như tồn bộ nhân viên tự hào vì có một ban điều hành tuyệt vời. Mục tiêu của ngân hàng trong khoảng thời gian này sẽ đứng trong “top 3” các ngân hàng cho vay thế chấp ở Anh.

Northern Rock mở rộng các dịch vụ tài chính thương mại. Chiến lược của ngân hàng là lựa chọn các đối tượng cho vay ít rủi ro nhất có thể, như cho vay mua nhà để cho thuê, đầu tư bất động sản phục vụ mục đích thương mại, các cơ sở hành nghề kế toán, y tế… và các khu chăm sóc sức khỏe cộng đồng như các dịch vụ chăm sóc y tế, chăm sóc tại các khu điều dưỡng và chăm sóc sức khỏe tại nhà. Đối tượng khách hàng mà Northern Rock nhắm tới chủ yếu là các nhà đầu tư bất động sản dân sinh và bất động sản thương mại. Tuy nhiên, tài chính thương mại khơng phải là mảng hoạt động kinh doanh chính của Northern Rock, do đó mảng này chỉ chiếm khoảng 3% toàn bộ tài sản thế chấp và lợi nhuận.

Chẳng có lý do gì để nghĩ rằng câu chuyện thành công của Northern Rock lại không thể tiếp tục trong năm 2007. Ngày 25/7/2007, Northern Rock nộp các báo cáo kết quả

kinh doanh khả quan, tài sản thế chấp được gói lại và bán đạt kỷ lục 10,7 tỷ bảng Anh trong nữa đầu năm 2007, tổng giá trị tài sản thế chấp nhà ở tăng 57% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, lợi nhuận cho dù lên đến 26,6%, đã bị ảnh hưởng do lãi suất đi vay trên thị trường tiền tệ tăng cao. Việc lãi suất tăng cao do Chính phủ đang cố gắng ngăn chặn sự phát triển quá nóng của nền kinh tế để đối phó với nguy cơ lạm phát. Thêm vào đó, thị trường bất động sản dường như khó khăn hơn.

Điều thực sự khiến thị trường đi xuống chính là những lo ngại về ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng cho vay nhà đất thứ cấp tại Mỹ lên ngân hàng Northern Rock. Cuộc khủng hoảng đầu tiên chỉ là những tin tức vào những tháng đầu năm 2007, khi tin tức khắp nơi cho biết nhiều ngân hàng tại Mỹ có tỷ lệ cho vay đối với tài sản thế chấp thứ cấp cao – loại hình cho vay chất lượng thấp do đối tượng vay là những người nghèo và hoặc không thể chứng minh khả năng chi trả.

Một loạt các vụ mua bán lớn của những khoản vay trong những năm trước và nhiều người đã mua bất động sản được nhờ vay tiền ngân hàng giờ đây khơng có khả năng chi trả. Giá bất động sản tăng lên do sự bùng nổ của nhà đất giá rẻ, nhưng khi tỷ lệ lãi suất của Mỹ tăng cao thì người vay tiền cảm thấy họ khó có thể đáp ứng được các khoản chi trả nhà đất mà họ đang nắm giữ. Điều này càng làm cho thị trường nhà đất chìm lắng trong khi có rất nhiều lời chào bán. Vì vậy các ngân hàng khơng thể lấy lại được số tiền mà họ đã cho vay. Kết quả là rất nhiều ngân hàng Mỹ và nhiều ngân hàng khắp nơi trên thế giới phải chịu những khoản nợ khó địi.

Hàng ngày, tin tức về cuộc khủng hoảng nhà đất thứ cấp tại Mỹ vẫn tiếp tục nhưng điều này dường như không được Northern Rock quan tâm. Tuy nhiên, những nhà phân tích tài chính lo ngại những cú sốc mà cuộc khủng hoảng tài chính đã gây ra với hệ thống tài chính tồn cầu. Nếu có một vấn đề nào đó trên thị trường tài chính, Northern Rock sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi vì Northern Rock huy động đến 75% tiền vốn từ các thị trường tiền tệ.

Tuy nhiên, Northern Rock dường như không quan tâm đến những khoản cho vay thứ cấp và nghĩ mình cũng sẽ khơng bị ảnh hưởng bởi những thông tin này. Lý do khơng chỉ bởi vì thị trường nhà đất tại Anh khá ổn định, mà cịn vì Northern Rock khơng có các khoản vay thế chấp thứ cấp nào. Đó là lý do tại sao Northern Rock khá lạc quan với

những tin tức trên thị trường và tin tưởng rằng cuộc khủng hoảng sẽ nhanh chóng tan biến và họ sẽ hoạt động bình thường trở lại.

Northern Rock tiếp tục tung ra thị trường sản phẩm mới – đó là sản phẩm vay dựa trên tài sản thế chấp với mức lãi suất chỉ bằng 0,4% mức lãi suất cơ bản của ngân hàng Anh. Đó thực sự là một sản phẩm cực kỳ cạnh tranh và Northern Rock đã nhận được được những thơng điệp tích cực về sản phẩm mới này, điều này đã khiến cho Northern Rock loại bỏ những bài báo nói về các nguy cơ khủng hoảng mà Northern Rock sắp phải đương đầu. Một trong những bài báo đó có đoạn:

Rắc rối mà Northern Rock đang gặp phải nhiều đến đâu? Thống nhìn vào giá cổ phiếu của ngân hàng cho vay thế chấp này, hiện đã giảm 12% sau tuyên bố về lợi nhuận vào tháng 6 và gần đây giảm thêm 13% đã gợi ý câu trả lời cho câu hỏi hóc búa trên.

Northern Rock đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ khủng hoảng thanh khoản xảy ra trên thị trường tín dụng bán bn, chính thị trường tiền tệ này là nguồn vốn lớn cho hoạt động cho vay thương mại. Các thị trường rõ ràng là đã đóng lại, và nếu khơng có nguồn vốn này, Northern Rock sẽ không thể hoạt động kinh doanh. Dự đốn một viễn cảnh tồi tệ nhất, một nhà bình luận đã nói: “Northern Rock nên dừng ngay tất cả các khoản cho vay”

Việc đó chắc chắn là khơng xảy ra, nhưng những suy tính đang đè nặng lên các nhà đầu tư làm tăng sự thiếu tin tưởng vào ngân hàng. Tính thanh khoản yếu của thị

trường là một vấn đề mang tính cấu trúc cho cả thị trường thế chấp, nhưng mơ hình kinh doanh của riêng Northern Rock trở nên nhạy cảm với những biến động của thị trường. Tháng 8 và đầu tháng 9 năm 2007, đa số thơng tin bên ngồi thị trường vẫn cho rằng Northern Rock đang hoạt động như bình thường, mà rất ít người biết được tình hình thực sự bên trong của ngân hàng. Ngày 09/08/2007 thị trường tiền tệ liên ngân hàng hoàn tồn bị đóng băng. Nói cách khác, các ngân hàng ngừng việc cho các ngân hàng khác vay vốn. Lý do là ngân hàng lớn của Pháp – BNP Paribas – tạm dừng ba trong số các quỹ đầu tư của ngân hàng này do sự lung lay tại thị trường bất động sản thứ cấp tại Mỹ, đã tạo cú sốc cho hệ thống tài chính tồn cầu và hiện tượng đóng băng trên thị trường tiền tệ. Đây cũng là ngày bắt đầu hàng loạt các vấn

Một phần của tài liệu (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w