5. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Đối với ngân hàng Nhà nước Việt Nam
3.3.1.1.Ban hành và hoàn thiện các văn bản pháp luật
Điều quan trọng trong việc quản trị rủi ro thanh khoản tốt chính là vai trị và trách nhiệm của NHNN trong việc đưa ra các nền tảng pháp luật hoàn thiện. Hiện tại hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam chưa có quy định cụ thể về quản trị rủi ro thanh khoản trong hệ thống ngân hàng; quy định về quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của ban điều hành trong ngân hàng. Thiết nghĩ, NHNN trong ngắn hạn nên ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định an toàn rủi ro thanh khoản cho hệ thống ngân hàng Việt Nam, trong đó quy định bắt buộc về sự tham gia và mức độ tham gia của các thành viên độc lập, khơng có quan hệ kinh tế với ngân hàng trong các ủy ban thuộc Hội đồng quản trị; nâng cao vai trò và trách nhiệm của Hội đồng quản trị, Ban điều hành của ngân hàng đối với NHNN trong trường hợp ngân hàng không thực hiện
hoặc thực hiện không đầy đủ các quy định của NHNN. Đồng thời, định kỳ các NHTM phải gởi báo cáo tình hình quản lý thanh khoản của ngân hàng đến NHNN. Điều này
giúp NHNN phát hiện kịp thời những sai lầm ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng. Nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác kiểm tra nhằm đạt mục tiêu giữ vững an toàn hệ thống ngân hàng. Ngoài ra, các quy định về bảo hiểm tiền gửi cũng nên được quan tâm vì mục tiêu tạo niềm tin cho người gửi tiền.
3.3.1.2. Quản lý những thông tin mang tính chất nhạy cảm, yêu cầu các NHTM minh bạch hóa thơng tin
Trong điều kiện thơng tin bất cân xứng, thơng tin khơng minh bạch sẽ khó có được một hệ thống quản lý tốt và lành mạnh. Thực tế trong thời gian gần đây xuất hiện những tin đồn như: NHNN đã liên tục bơm hàng chục ngàn tỷ đồng cho các ngân hàng trong những ngày qua để giải quyết tình hình thanh khoản ngân hàng; nhưng thực tế lại không như vậy. Việc bơm rút tiền thông qua các nghiệp vụ ngân hàng là chuyện bình thường, những tin đồn như thế là khơng chính xác và có thể gây hậu quả xấu. Điều này đã gây ra những lo lắng nhất định cho NHNN trong việc quản lý. Mặc dù đây chỉ là những biểu hiện lo lắng nhưng thực sự là một nguy cơ không thể xem thường, cần xử lý nghiêm các trường hợp cố ý vi phạm.
Một sự kiện khác là theo phản ánh của các ngân hàng, cũng trong thời gian gần đây, sau khi NHNN cơng bố lãi suất cơ bản lên 8%, có một số ngân hàng đã đẩy lãi suất huy động lên đến 11-11,5%. Lãi suất qua đêm giữa các ngân hàng có khi đẩy lên đến 30%. Nếu đúng như phản ánh thì đã hình thành những bất ổn gây xáo trộn ngay trong hệ thống ngân hàng.Vì thế, các NHTM cần minh bạch hóa thơng tin tạo sự liên kết bền vững, chủ động phối hợp để đối phó với bất kỳ tình huống bất ngờ nào xảy ra. Hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản khơng chỉ dừng ở thanh khoản mà cịn có quan hệ mật thiết với tất cả hoạt động của từng NHTM.
Từ những thực trạng trên, việc quản lý những thơng tin mang tính chất nhạy cảm, cũng như minh bạch hóa thơng tin của các NHTM đóng vai trị quan trọng, giúp tạo một môi trường hoạt động minh bạch, cạnh tranh lành mạnh.
Chính vì vậy, việc cần thiết phải làm là u cầu các NHTM định kỳ hàng tháng, hàng quý và hàng năm công bố các thông tin về kết quả thực hiện việc quản trị rủi ro ngân hàng, bao gồm các chỉ số về khả năng thanh khoản (tăng trưởng tiền gửi, dư nợ/tiền gửi khách hàng, tiền gửi khách hàng/tổng nợ phải trả…), tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ an toàn vốn
tối thiểu, tình hình huy động vốn… và giải thích những trường hợp biến động xảy ra (nếu có).
3.3.1.3.Nâng cao hiệu quả giám sát các hoạt động của ngân hàng thương mại Thực tế chothấy, sự thiếu minh bạch và thiếu giám sát chặt chẽ là những nguyên nhân chính dẫn thấy, sự thiếu minh bạch và thiếu giám sát chặt chẽ là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng “bong bóng” bất động sản hay những thơng tin thất thiệt trên thị trường tài chính nói chung.
Kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng là loại hình kinh doanh đặc biệt, tiềm ẩn nhiều rủi ro, do đó, cần có sự giám sát chặt chẽ từ phía NHNN. Đồng thời, cần có một cơ chế giám sát theo kịp với sự biến đổi của thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển ổn định của ngành ngân hàng. Vì vậy, điều cần thiết là phải hồn thiện hệ thống giám sát tài chính – ngân hàng tại NHNN nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển hệ thống tài chính tại Việt Nam, phù hợp với các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế, tiến tới thực hiện Basle 2 sau năm 2010.
Hoàn thiện thể chế giám sát ngân hàng cụ thể song hành với việc thực thi cơ chế giám sát dựa trên cơ sở rủi ro và xây dựng luật giám sát an toàn hoạt động ngân hàng trên nguyên tắc độc lập gắn liền với trách nhiệm và minh bạch của cơ quan giám sát ngân hàng.
Hoàn thiện các quy chế an toàn và các biện pháp thận trọng trong lĩnh vực ngân hàng.
Xây dựng thanh tra NHNN thành một hệ thống thống nhất có đủ nguồn lực và cán bộ trên nền tảng công nghệ hiện đại, tiến tới thành lập Cục Giám sát an toàn hoạt động ngân hàng thuộc NHNN trên cơ sở thanh tra NHNN hiện nay.
NHNN yêu cầu các NHTM định kỳ gửi báo cáo kịp thời, theo dõi chặt chẽ việc chỉnh sửa khắc phục những tồn tại sau từng đợt kiểm tra.
Nâng cao trình độ cán bộ và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ thanh tra ngân hàng. Để tiếp tục nâng cao chất lượng của hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng, thì cần phải chú trọng nội dung nâng cao trình độ nghiệp vụ của thanh tra viên, tập trung vào kỹ năng quản trị rủi ro, công nghệ ngân hàng và dịch vụ tài chính mới, quản trị ngân hàng hiện đại, các kỹ năng bổ trợ như phân tích tài chính, hoạt động NHTM.