5. Nội dung nghiên cứu
3.2. Xây dựng kế hoạch quản trị rủi ro thanh khoản trong các ngân hàng thương mại Việt
Việt Nam
Để hạn chế được rủi ro thanh khoản, mỗi NHTM nên xây dựng cho riêng mình một kế hoạch quản trị rủi ro thanh khoản cụ thể để có thể ứng phó kịp thời các tình huống bất ngờ xảy ra, như Ơng Nguyễn Đức Hưởng có nhận xét “có thể nâng cấp quản trị rủi ro
thành quản lý khủng hoảng với những tình huống và giải pháp ma trận được thiết lập sẵn, tránh hiện tượng bị động trong nhận định đánh giá và giật mình đưa ra những giải pháp thiếu phù hợp”. Trong những tình huống khẩn cấp, đặc biệt ảnh hưởng đến
sự sống cịn của doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng, nếu khơng có một kế hoạch đã được ước lượng sẵn và các giải pháp phải thực hiện nếu rủi ro xảy ra thì ngân hàng sẽ bị lúng túng, bị động trong việc đưa ra các giải pháp.
3.2.1. Các nguyên tắc cần đảm bảo trong việc xây dựng kế hoạch quản trị rủi rothanh khoản thanh khoản
Rủi ro thanh khoản là một trong các rủi ro quan trọng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, do vậy, các NHTM nên đặc biệt quan tâm và thực hiện các kế hoạch tổng thể về quản trị rủi ro thanh khoản và ứng phó với các sự cố thanh khoản xảy ra. Tùy theo phân cấp và trách nhiệm mà Hội đồng ALCO, Ban điều hành ngân quỹ, phòng Quản lý rủi ro đưa ra những đánh giá định tính, định lượng thanh khoản, xây dựng khung quản lý và giám sát rủi ro thanh khoản. Quản trị rủi ro thanh khoản phải đảm bảo nguyên tắc:
Tuân thủ nghiêm các quy định của NHNN về tỷ lệ an toàn vốn và thanh khoản trong hoạt động ngân hàng.
Duy trì tỷ lệ tối thiểu giữa giá trị các tài sản có có thể thanh tốn ngay và các tài sản Nợ sẽ đến hạn thanh toán trong thời gian một tháng tiếp theo ở mức 25%.
Duy trì tỷ lệ tối thiểu giữa tổng tài sản có có thể thanh tốn ngay trong khoảng thời gian 7 (bảy) ngày làm việc tiếp theo và tổng tài sản Nợ phải thanh toán trong khoảng thời gian 7 (bảy) ngày làm việc tiếp theo bằng 1 (một).
Tuân thủ các hạn mức thanh khoản quy định trong chính sách quản lý rủi ro thanh khoản do Hội đồng ALCO quy định.
Tổng hợp và phân tích động thái của khách hàng tiền gửi, xây dựng kế hoạch sử dụng vốn cho hoạt động tín dụng và các hoạt động có rủi ro vốn.
3.2.2. Những nhân tố quyết định thành công trong kế hoạch quản trị rủi ro thanh khoản
Sự đồng bộ và thống nhất trong chính sách quản trị rủi ro thanh khoản. Sự cam kết và hỗ trợ của Ban giám đốc và quản lý cấp cao.
Giám sát của ủy ban rủi ro thanh khoản.
Chức năng quản trị rủi ro được phân bổ nguồn lực thỏa đáng để phát triển khung, các chiến lược rủi ro thanh khoản, các chính sách và thúc đẩy việc thực thi.
Thực hiện nhiệm vụ quản lý rủi ro chéo nhau. Vai trò và trách nhiệm giữa các bộ phận rõ ràng.
Liên tục thông tin và đào tạo các nhà quản lý hoạt động kinh doanh.
Nâng cao và nhấn mạnh nhận thức rủi ro thanh khoản thông qua các bài học được từ các sự kiện tổn thất cả bên trong và bên ngoài.
Xác định các khu vực có rủi ro thanh khoản cao nhất.
Thường xuyên xem xét, bổ sung các kế hoạch quản trị rủi ro thanh khoản để hạn chế các rủi ro ảnh hưởng đến thành công của kết quả và mục tiêu kinh doanh. Nâng cao quy trình, chất lượng dịch vụ.
Giảm thiểu tổn thất do rủi ro thanh khoản gây ra (nếu có).
3.2.3. Xây dựng một kế hoạch quản trị rủi ro thanh khoản theo chuẩn mực ngân hàng thế giới
Thứ nhất- xác định hạn mức rủi ro thanh khoản
Các bộ phận nghiệp vụ quản trị rủi ro phải xác định hạn mức rủi ro cho bộ phận mình, là mức rủi ro nhất định mà ngân hàng có thể chấp nhận được trên cơ sở sự sẵn sàng chịu đựng rủi ro và sức mạnh tài chính của ngân hàng. Hội đồng quản trị theo định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm có trách nhiệm xem xét lại và thơng qua các hạn mức đó. Các mức này sau đó được thơng báo tới tồn bộ nhân viên các bộ phận nghiệp vụ và ban điều hành, ban điều hành chịu trách nhiệm đảm bảo các bộ phận nghiệp vụ tuân thủ các hạn mức này.
Thứ hai- đánh giá rủi ro thanh khoản
Việc đánh giá rủi ro thanh khoản đòi hỏi phải xác định được những rủi ro lớn liên quan đến các sản phẩm, dịch vụ hay hoạt động của ngân hàng, phải có một
hệ thống kiểm sốt nội bộ để kiềm chế rủi ro thanh khoản trong các hạn mức đã được đề ra cùng với các biện pháp để theo dõi các trường hợp ngoại lệ vượt hạn mức rủi ro. Quy trình đánh giá rủi ro thanh khoản có 4 yếu tố: nhận biết rủi ro, định lượng rủi ro, theo dõi rủi ro và kiểm soát rủi ro
o Nhận biết rủi ro: Bước đầu tiên để có một chương trình quản trị rủi ro
thanh khoản hiệu quả là phải nhận biết và xác định được các loại rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải thơng qua phân tích đặc thù của các sản phẩm, dịch vụ và các quy trình hoạt động.
o Định lượng rủi ro: là việc đề ra và xem xét lại hạn mức rủi ro, giúp ban
điều hành xác định được rủi ro cần được ưu tiên theo dõi và kiểm sốt. Hiện nay trên thực tế có 3 phương pháp định lượng cơ bản sau:
+ Phương pháp thống kê: Bản chất của phương pháp này là dựa trên việc tính tốn xác suất xảy ra thiệt hại đối với những nghiệp vụ được nghiên cứu.
+ Phương pháp kinh nghiệm: Phương pháp này được hình thành trên kinh nghiệm của các chuyên gia. Và để chính xác hơn các nhà quản trị ngân hàng có thể kết hợp phương pháp thống kê và phương pháp kinh nghiệm với nhau.
+ Phương pháp tính tốn - phân tích: Phương pháp này dựa trên việc xây dựng đường cong xác suất thiệt hại và đánh giá rủi ro ngân hàng dựa trên động thái biến thiên của đồ thị toán ứng dụng bằng phương pháp ngoại suy.
o Theo dõi rủi ro: là việc thực hiện đầy đủ các hệ thống, các thủ tục kiểm
sốt, nhờ đó ban điều hành có thể theo dõi được mức rủi ro thanh khoản của từng lĩnh vực kinh doanh.
o Kiểm soát rủi ro: Rủi ro thanh khoản được kiểm soát bằng việc thực hiện
các thủ tục nằm trong hệ thống kiểm sốt nội bộ trong các quy trình kinh doanh và hoạt động nhằm giảm thiểu rủi ro. Chi phí cho các thủ tục kiểm sốt cao có thể giảm thiểu rủi ro tối đa nhưng hiệu quả lại thấp, ngược lại chi phí cho các thủ tục kiểm sốt thấp có thể đem lại lợi nhuận cao nhưng rủi ro cũng có thể cao. Ban điều hành phải tìm ra sự cân bằng tối ưu giữa
chi phí cho các thủ tục kiểm sốt và lợi ích đem lại từ các thủ tục đó, từ đó lựa chọn các thủ tục kiểm soát rủi ro phù hợp.
Thứ ba- áp dụng các chính sách, cơng cụ phịng chống thích hợp
Tùy thuộc vào mức độ chấp nhận rủi ro, ngân hàng sẽ áp dụng những biện pháp phịng chóng khác nhau nhằm làm giảm thiểu mức độ thiệt hại khi rủi ro xảy ra. Thứ tư- theo dõi, đánh giá và điều chỉnh phương pháp phòng chống cần
thiết
Sau khi xác định, đánh giá và áp dụng các chính sách thích hợp nhằm hạn chế các rủi ro thanh khoản, tiếp theo là theo dõi, đánh giá chính xác những tổn thất về tài sản, về nguồn lực, về giá trị pháp lý... Sau đó cần có những biện pháp điều chỉnh quản trị rủi ro thanh khoản thích hợp.
3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản trong các ngân hàng thương mại Việt Nam
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về lý luận của rủi ro thanh khoản, thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản trong các NHTM ở Chương 1 và Chương 2, tác giả xin đưa ra một vài giải pháp để nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản trong các NHTM Việt Nam hiện nay như sau: