Phía doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Tài trợ của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam để phát triển ngành thủy sản (Trang 53 - 57)

CHƯƠNG 1 :LÝ LUẬN TỔNG QUAN

2.5 Thực trạng dụ ng vốn vay của các doanh nghi ệp và cá nhân, hộ gia đình

2.5.1 phía doanh nghiệp

Nhu cầu vốn của doanh nghiệp ngành thủy sản là rất lớn, họ phải đầu tư máy móc thiết bị, nhà xưởng, kho lạnh, lương nhân viên, ứng tiền cho các hộ gia đình có liên kết ni trồng, trả trước cho đại lý, cho khách hàng trả chậm…vì vậy nguồn vốn tự có của doanh nghiệp thường khó đáp ứng hết yêu cầu, đứng trước nhu cầu địi hỏi về vốn thì vốn vay ngân hàng là một nguồn cung cấp vốn quan trọng. Cơ cấu vốn của một số doanh nghiệp được phân bổ với tỷ lệ tương đối như sau:

Bảng 2.9: Tình hình sử dụng vốn vay của một số doanh nghiệp thuỷ sản năm 2007

Đvt: đ

Stt Tên đơn vị Tổng nguồn Vốn CSH Vốn vay % vốn vay/

Tổng nguồn % vốn vay/V CSH 1 NAM VIET 2,343,972,403,000 1,692,403,660,000 217,383,803,000 9.27 12.84 2 AGIFISH 955,906,881,200 623,621,727,682 310,866,774,624 32.52 49.85 3 VINH HOAN 676,476,301,309 394,093,352,617 267,508,270,217 39.54 67.88 4 BASA 214,090,412,930 103,614,001,100 110,476,411,830 51.60 106.62 5 HAI NAM 184,164,985,511 79,043,359,139 25,681,422,000 13.94 32.49

Bảng 2.10: Tình hình sử dụng vốn vay của một số doanh nghiệp thuỷ sản năm 2008

Đvt: đ

Stt Tên đơn vị Tổng nguồn Vốn CSH Vốn vay

% vốn vay/ Tổng nguồn % vốn vay/V CSH 1 NAM VIET 2,659,846,087,000 1,601,476,557,000 832,461,284,000 31.30 51.98 2 AGIFISH 1,352,039,034,681 620,752,405,207 709,774,703,725 52.50 114.34 3 VINH HOAN 1,215,169,595,588 388,819,473,265 677,488,267,122 55.75 174.24 4 BASA 218,446,698,200 96,864,009,932 121,582,688,268 55.66 125.52 5 HAI NAM 238,661,839,676 103,291,205,007 67,893,279,818 28.45 65.73

2007 2008 2009

Bảng 2.11 Tình hình sử dụng vốn vay của một số doanh nghiệp thủy sản năm 2009

Đvt: đ

Stt Tên đơn vị Tổng nguồn Vốn CSH Vốn vay % vốn vay/

Tổng nguồn % vốn vay/V CSH 1 NAM VIET 2,200,098,168,000 1,454,764,962,000 550,174,233,000 25.01 37.82 2 AGIFISH 1,209,943,558,586 623,520,199,817 478,495,243,248 39.55 76.74 3 VINH HOAN 1,516,256,663,898 642,319,339,270 609,224,178,384 40.18 94.85 4 BASA 199,428,407,236 92,612,639,257 68,539,681,899 34.37 74.01 5 HAI NAM 291,552,756,393 106,033,469,367 91,871,221,436 31.51 86.64

Nguồn: Báo cáo tài chính của doanh nghiệp 2007, 2008, 2009

Biểu 2.1 Tình hình vay vốn của một số doanh nghiệp

900 800 700 600 500 400 300 200 100 0

NAM VIET AGIFISH VINH HOAN BASA HAI NAM

Qua bảng trên cho thấy nguồn vốn vay của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng khá trong trong nguồn vốn của doanh nghiệp, và tăng qua các năm. Cho thấy nhu cầu cần hỗ trợ vốn vay của doanh nghiệp là khá lớn, nguồn vay đôi khi lớn hơn cả nguồn vốn tự có của đơn vị, tuy nhiên nguồn vốn tín dụng ngân hàng thực chất là vốn bổ sung chứ khơng phải nguồn vốn thường xun tham gia và hình thành nên vốn lưu động của công ty.

Trong thực tế, doanh nghiệp thuỷ sản thường sử dụng công nợ như là chiến lược để giữ khách hàng, hoặc đơi khi có những bạn hàng cần vốn nhưng chưa tiếp cận được nguồn vốn vay ngân hàng, khi đó người bán hàng có thể dùng nguồn vốn vay của mình để xử lý các tình huống này, người bán sẽ bán hàng trả chậm cho người mua với mức giá cao hơn giá bình qn trên thị trường, phần chênh lệch này

chính là phần lãi suất ngân hàng mà người bán phải gánh chịu khi dùng vốn vay ngân hàng. Khi đó hiệu quả sử dụng vốn mang đến cho cả người bán lẫn người mua, lúc này người mua được gián tiếp sử dụng vốn vay của ngân hàng thông qua mua hàng thanh tốn chậm, cịn bên bán thì bán được hàng, gia tăng doanh thu.

Phần lớn sản phẩm của doanh nghiệp thủy sản đều được xuất khẩu, với các chương trình hỗ trợ xuất khẩu của Nhà nước cùng với các Ngân hàng TMCP, doanh nghiệp được tiếp cận nguồn vốn vay giá rẻ hơn thơng thường, với mức chi phí thấp như vậy doanh nghiệp có thể tăng cường thu mua thủy sản từ các hộ gia đình, vừa giúp các hộ gia đình tiêu thụ được sản phẩm, cải thiện thu nhập, doanh nghiệp vừa hạ thấp giá bán để cạnh tranh với các đối thủ khác trong giai đoạn khó khăn này.

Thủy sản là một trong những ngành mũi nhọn của quốc gia, song nó cũng tiềm ẩn một số rủi ro trong quá trình sản xuất, kinh doanh đặc biệt là khâu nuôi trồng, nông dân thường không nhận thức được tác hại của dư lượng kháng sinh trong sản phẩm khi xuất khẩu đi nước ngoài. Đối với khâu chế biến cũng địi hỏi quy trình phải chặt chẽ đảm bảo dư lượng kháng sinh, tạp chất…theo đúng quy định. Vì vậy, ngân hàng phải có thời gian để lựa chọn khách hàng và đầu tư tín dụng sao cho có hiệu quả.

Về phía doanh nghiệp cũng chưa có thói quen sử dụng các công cụ bảo hiểm để hạn chế rủi ro đối với khoản vay của mình đặc biệt là các khoản vay bằng ngoại tệ, cũng như khơng thích sử dụng các sản phẩm vay có bảo hiểm tỷ giá của ngân hàng, vì vậy khi tỷ giá biến động mạnh doanh nghiệp thường gánh chịu nhiều tổn thất.

Doanh nghiệp cũng chưa quen với việc mua bảo hiểm cho hàng hoá hoặc các tài sản thế chấp cho ngân hàng. Do đó chỉ với những lô hàng hoặc bất động sản nào được thế chấp để vay vốn thì mới được mua bảo hiểm. Nhưng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là tính trên tổng thể, trường hợp doanh nghiệp gặp rủi ro cháy, nổ đối với các tài sản khác thì doanh nghiệp vẫn bị thiệt hại, thu nhập của đơn vị bị ảnh hưởng và ngân hàng cho vay cũng sẽ bị tác động liên đới.

Thị trường xuất khẩu ngày càng thu hẹp, để cạnh tranh các doanh nghiệp xuất khẩu phải chuyển dần phương thức thanh tốn an tồn nhưng khá phức tạp như L/C sang D/P và TTR… để linh hoạt hơn dù độ rủi ro cũng tăng theo. Khi đó, nếu doanh nghiệp thế chấp bằng các nguồn thu xuất khẩu này để vay vốn ngân hàng thì doanh nghiệp sẽ nhận được sự tài trợ tín dụng của ngân hàng ít hơn đôi khi không được tài trợ nếu người mua là khách hàng mới của doanh nghiệp, hoặc ngân hàng thanh toán chưa có quan hệ đại lý…và khi đó nếu ngân hàng đồng ý tài trợ thì điều kiện ràng buộc cũng nhiều hơn, chặt chẽ hơn. Nên doanh nghiệp khó nhận được hỗ trợ tín dụng đúng như nhu cầu của mình. Tuy nhiên, không thể phủ nhận vai trò quan trọng của nguồn vốn ngân hàng khi thực hiện chiết khấu chứng từ cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp thu hồi được tiền trước hạn để tiếp tục một chu trình kinh doanh mới, mua nguyên liệu thực hiện đơn hàng mới.

Nhu cầu vốn của các doanh nghiệp thuỷ sản là liên tục vì người mua thường chỉ ứng trước 30% giá trị đơn hàng, phần cịn lại sẽ được thanh tốn sau khi giao hàng, khơng phải doanh nghiệp nào cũng có đủ tiền để bù đắp hết cho các đơn hàng. Do đó, nguồn vốn vay ngân hàng đóng vai trị quan trọng để hỗ trợ phần thiếu hụt này trước khi làm hàng.

Ngoài ra, khi doanh nghiệp được tài trợ vốn rồi, trong quá trình sử dụng vốn cũng gặp một số rủi ro do khách quan lẫn chủ quan:

Do ngành thuỷ sản phát triển nhanh nên người dân đổ xô nhau đào ao thả cá, tôm một cách tự phát, khơng có quy hoạch, cơ sở hạ tầng chưa hoàn chỉnh để đáp ứng, cịn khi giá rớt thì khơng ai ni. Nên nguồn cung nhiều khi khơng ổn định dẫn đến hiện tượng các doanh nghiệp tranh mua lẫn nhau khi thiếu nguyên liệu hoặc không mua khi đơn hàng khơng có. Trong khi trên thị trường quốc tế thì sản phẩm Việt Nam bị các đối thủ Thái Lan, Trung Quốc cạnh tranh khá gay gắt. Khi đó doanh nghiệp lẫn nơng dân đều bị thiệt hại.

Thủy sản phần lớn được xuất khẩu, nên doanh nghiệp sẽ dễ gặp rủi ro về tỷ giá, nếu tỷ giá VNĐ với ngoại tệ tăng doanh nghiệp sẽ bị lỗ. Doanh

nghiệp lại khơng có thói quen sử dụng cơng cụ bảo hiểm tỷ giá, khi đó sẽ ảnh hưởng đến vốn vay ngân hàng. Hoặc khi doanh nghiệp sử dụng các chương trình vay ưu đãi kèm theo các cam kết bán USD cho ngân hàng, nhưng khi nguồn USD về mà tỷ giá biến động theo chiều hướng ngược lại (giá USD/VND tăng) thì doanh nghiệp lại sẳn sàng huỷ cam kết với ngân hàng, hoặc cố tình trì hỗn thực hiện cam kết, điều này gây thiệt hại cho ngân hàng và cũng làm mất uy tín của doanh nghiệp

Do đặc thù của ngành thuỷ sản. Doanh nghiệp thủy sản thường lấy giá bán để tính tốn giá thu mua nguyên liệu, nên thường có một khoản lợi nhuận chênh lệch. Tuy nhiên, đơn hàng khơng phải lúc nào cũng có liên tục, trong khi doanh nghiệp phải duy trì việc làm cho cơng nhân, đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho nông dân, việc thu hoạch theo mùa vụ…nên doanh nghiệp buộc phải mua nguyên liệu, tạm sơ chế, khi nào có đầu ra sẽ tiến hành tái chế lại để bán. Trong thời gian này nếu lãi vay, phí lưu kho… tăng, nhưng giá xuất khẩu giảm thì doanh nghiệp sẽ bị lỗ nặng.

Các doanh nghiệp xuất khẩu còn đối mặt với các rào cản kỹ thuật: dư lượng vi sinh, kháng sinh, tạp chất… trong khi nơng dân thì chưa quen với các tạp qn ni trồng sạch, doanh nghiệp thì thu mua nguyên liệu chủ yếu qua thương lái nên khó kiểm sốt chất lượng, nguồn gốc nguyên liệu nên các sản phẩm sau khi xuất khẩu thường bị trả về, gây thiệt hại rất lớn cho doanh nghiệp – vừa giảm uy tín vừa tốn chi phí khắc phục thiệt hại.

Một phần của tài liệu Tài trợ của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam để phát triển ngành thủy sản (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w